Chẩn đoán tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường là tình trạng đặc trưng bởi đường huyết tăng hoặc cao hơn mức bình thường, nhưng chưa cao tới mức chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Đây thường là một chỉ báo cho thấy một người có nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường týp 2.
chan doan tien dai thao duong Béo bụng đến ngưỡng nào sẽ cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Nếu bị tiền tiểu đường và không thay đổi lối sống, bạn có thể mắc bệnh tiểu đường týp 2 trong vòng 10 năm. Vì vậy, nếu đã nhận được chẩn đoán tiền tiểu đường, điều đầu tiên nên làm là tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và kết hợp chế độ ăn kiêng với những thay đổi lối sống được gợi ý.

chan doan tien dai thao duong

Chẩn đoán tiền tiểu đường

Một trong những xét nghiệm được đề xuất là xét nghiệm HbA1c đo mức đường huyết trung bình trong thời gian trung bình là ba tháng. Xét nghiệm này có thể được thực hiện ngẫu nhiên không cần nhịn ăn.

Giá trị của HbA1c có thể nằm trong khoảng 5,7 - 6,4% nếu bạn bị tiền đái tháo đường. Kết quả A1c càng cao, nguy cơ mắc tiểu đường týp 2 càng cao.

Bạn cũng có thể được khuyên nên thực hiện một xét nghiệm đường huyết lúc đói, và để làm điều này, bạn phải nhịn ăn trong 8 giờ hoặc qua đêm. Lượng đường trong máu từ 100 đến 125mg/dLchỉ ra tình trạng này.

Các loại bệnh tiểu đường

Loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất là tiểu đường týp 1 và tiểu đường týp 2. Trong trường hợp của tiểu đường týp 1, người bệnh có rất ít hoặc không có insulin trong cơ thể, vì hệ thống miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào beta trong tuyến tụy. Do đó, đường không được sử dụng làm năng lượng và có sự tích tụ đường huyết. Loại bệnh tiểu đường này chủ yếu phát triển ở trẻ nhỏ hoặc ở người trẻ.

Tiểu đường týp 2 xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng insulin được giải phóng, hoặc không tạo đủ insulin. Do đó, đường sẽ tích tụ trong máu, thay vì được sử dụng làm năng lượng. Ít nhất 90% người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thuộc loại này. Bệnh tiểu đường týp 2 thường xảy ra ở người lớn.

Sự khác biệt giữa tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường týp 2

• Tiền tiểu đường thường là dấu hiệu cảnh báo cho bệnh tiểu đường týp 2, và là dấu hiệu cho thấy bạn nên chăm sóc sức khỏe của mình nghiêm túc hơn.

• Bệnh tiểu đường týp 2 là một tình trạng xảy ra dần dần theo thời gian.

• Trong khi tiền tiểu đường có thể được đẩy lùi thông qua lối sống và chế độ ăn uống, thì bệnh tiểu đường týp 2 không thể chữa khỏi hoàn toàn và cần dùng thuốc, cùng với thay đổi lối sống để tránh biến chứng.

Các yếu tố kích hoạt tiền đái tháo đường

Trong khi tiền tiểu đường có thể xảy ra với bất kỳ ai, một số yếu tố nguy cơ chính gây ra tiền tiểu đường là:

• Nếu bạn trên 45 tuổi, và có Chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 25, bạn cần đi sàng lọc tiền tiểu đường.

• Mỡ thừa vùng bụng (vòng hai 89cm trở lên đối với nữ, 102cm trở lên đối với nam).

• Lối sống ít vận động

• Thừa cân

• Di truyền

• PCOS (Hội chứng buồng trứng đa nang)

• Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn.

Dấu hiệu và triệu chứng của tiền tiểu đường

Không có triệu chứng rõ ràng của tiền tiểu đường. Tiền tiểu đường thường được chẩn đoán tình cờ trong khi khám sức khỏe hoặc xét nghiệm máu định kỳ. Đôi khi, xạm da thấy trên các khớp ngón tay, khuỷu tay, đầu gối và cổ có thể là dấu hiệu đầu tiên của tiền tiểu đường. Nhưng một số triệu chứng đáng chú ý sẽ là:

• Thừa cân

• Buồn ngủ

• Thờ ơ

• Tăng cân quanh vùng bụng

Trong trường hợp bạn gặp các triệu chứng như khát nước nhiều, mờ mắt, đi tiểu thường xuyên và mệt mỏi, thì đó là dấu hiệu cho thấy tiền tiểu đường có thể đã tiến triển thành bệnh tiểu đường týp 2.

Phòng ngừa

Tiền tiểu đường có thể đẩy lùi được, nếu bạn nghiêm túc đối phó với nó. Điều trị tiền đái tháo đường cũng được coi là phòng ngừa. Thay đổi lối sống như tập thể dục, yoga và thiền có thể giúp ích rất nhiều trong việc phòng ngừa tình trạng này.

Chế độ ăn

Chế độ ăn mà người tiền tiểu đường cần tuân thủ là:

• Duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ.

• Bao gồm nhiều trái cây và rau trong chế độ ăn.

• Ăn cá hai lần một tuần.

• Protein và thịt nạc cũng rất tốt nếu ăn vừa phải; Tuy nhiên, protein thực vật có thể là một lựa chọn thay thế tốt hơn cho thịt và thịt gà.

• Thực phẩm không nên rán kỹ, thay vào đó hãy bỏ lò, hấp hoặc nướng.

• Uống nhiều nước, nước dừa non và các lựa chọn tự nhiên khác. Giảm nước trái cây và nước ngọt.

• Hạn chế rượu bia.

• Tránh carbohydrat tinh chế.

• Ăn phần ăn nhỏ hơn và bỏ qua suất thứ hai.

• Ăn vặt bằng những lựa chọn lành mạnh như salad hoặc các loại hạt cơ vỏ cứng.

Các biện pháp phòng ngừa khác

• Tập thể dục giúp đẩy lùi tiền tiểu đường nhờ sử dụng hết đường trong máu và cải thiện sự nhạy cảm insulin. Vì vậy, tập trung duy trì hoạt động thể chất trong suốt cả ngày. Điều này có thể bao gồm đi bộ sau bữa trưa hoặc bữa tối, làm vườn, bơi lội, đi xe đạp, chơi trò chơi, khiêu vũ, v.v.

• Tích cực giảm cân.

• Trong trường hợp bác sĩ khuyên dùng thuốc ở giai đoạn này thì cũng cần phải thực hiện.

• Bỏ thuốc lá.

• Quản lý tốt stress.

• Hạn chế bia rượu.

• Đôi khi, các phương pháp điều trị thay thế như châm cứu và thiền cũng có thể giúp ích.

• Kiểm soát cholesterol và huyết áp cũng có thể giúp điều trị tiền tiểu đường, vì ba chỉ số này được cho là có liên kết với nhau. Duy trì hoạt động, ăn thực phẩm chỉ số đường huyết và quản lý stress một cách lành mạnh sẽ là một bước tiến lớn trong việc ngăn ngừa tình trạng này.

Theo Cẩm Tú/dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.

Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.
Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

(LĐTĐ) Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp như tay chân miệng, sởi, ho gà, sốt xuất huyết... Để phòng, chống dịch bệnh lúc giao mùa, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao trong kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, ngoài nỗ lực của ngành Y tế, việc mỗi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe cũng rất quan trọng.
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2197/BYT-DP về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2045/BYT-KCB gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Xem thêm
Phiên bản di động