Người trẻ cũng dễ mắc bệnh đái tháo đường
Trẻ hóa người bệnh
Trao đổi về vấn đề này, Ths. BS Phan Hướng Dương, PGĐ Bệnh viện Nội tiết trung ương lo ngại cho biết: Trong vòng 10 năm, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng lên 200%. Nếu như năm 2002, tỷ lệ mắc ĐTĐ lứa tuổi 30- 64 là 2,7% thì năm 2012 đã tăng lên 5,7%. Đây là điều đáng báo động khi bệnh ĐTĐ gia tăng nhanh hơn dự báo của Tổ chức Y tế thế giới. BS Dương nhấn mạnh, kết quả điều tra mới nhất mà bệnh viện tiến hành cho thấy còn rất nhiều người bệnh ĐTĐ chưa được chẩn đoán bệnh tại cộng đồng. Năm 2012, tỷ lệ này vẫn là 63,6%. Ngay cả những bệnh nhân đã được chẩn đoán, việc điều trị vẫn chưa phải là tối ưu, đa số bệnh nhân không đạt được mục tiêu điều trị. Dữ liệu tại bệnh viện cũng cho thấy cứ 10 bệnh nhân được chẩn đoán thì 6 trường hợp đã có biến chứng do bệnh đái tháo đường.
Điều đáng ngại hơn nữa là người mắc bệnh ĐTĐ đang ngày càng trẻ hóa. Nếu trước đây độ tuổi mắc ở ngưỡng 40- 45, thì nay tại bệnh viện đã phải điều trị cho những em mới 12- 15 tuổi cũng đã mắc ĐTĐ. “Có em mới 11 tuổi mà đã nặng 70kg, suốt ngày thèm ăn, ngại vận động và chỉ cắm mặt vào thiết bị điện tử. Không chỉ trẻ em ở các thành phố mới bị, chúng tôi cũng đang điều trị cho một em ở Phú Thọ và một em ở Hà Tĩnh” – BS Dương nói.
Nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ dùng quá nhiều chất đạm, chất béo, nước ngọt có ga, trong khi hạn chế những hoạt động thể lực khiến trẻ béo phì. Khi mắc bệnh ĐTĐ, căn bệnh này sẽ theo những bệnh nhân trẻ tuổi suốt cuộc đời và các biến chứng có thể phát sinh như bệnh tim, bệnh thận, các vấn đề ảnh hưởng đến mắt và tổn thương thần kinh.
Nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 7
ĐTĐ là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn thế giới. Trong đó, chủ yếu là ĐTĐ type 2 (chiếm trên 90%) phần lớn là kết quả của việc thừa cân, béo phì và ít hoạt động thể lực. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng nếu như năm 2005, ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 trong số các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, đứng hàng thứ 4 trong số nguyên nhân gây tử vong do các bệnh không lây nhiễm thì đến năm 2030, dự báo ĐTĐ sẽ trở thành nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Điều đáng ngại là, trên 80% tử vong do ĐTĐ xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
BS Dương nhấn mạnh: Bệnh ĐTĐ typ 2 được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” do bệnh âm thầm tiến triển trong cơ thể con người. Vì vậy, một số lượng không nhỏ người bệnh chỉ có thể phát hiện ra mình bị bệnh ĐTĐ khi đã có biến chứng như giảm thị lực do đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc, biến chứng thận, biến chứng tim mạch… Việc phát hiện muộn sẽ gây tốn kém cho công tác điều trị cũng như ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Biến chứng căn bệnh này làm cho người bệnh tăng nguy cơ loét chân, nhiễm trùng thậm chí nhiều trường hợp phải cắt cụt chi. Được biết, cứ mỗi 30 giây, trên thế giới có một người bệnh bị cắt cụt chi do ĐTĐ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho rằng, nếu không có hành động để dự phòng bệnh ĐTĐ, sẽ có khoảng 592 triệu người hiện mắc ĐTĐ trong vòng chưa đến 25 năm tới. Nó sẽ gây ra gánh nặng cho gia đình và xã hội, nhiều gia đình sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn của bệnh tật và đói nghèo.
Để phòng bệnh, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên khuyến cáo, ĐTĐ có thể dự phòng nếu chúng ta biết cách. Vì thế, mỗi cá nhân cần đạt và duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Đặc biệt đối với trẻ, không nên bắt trẻ học quá nhiều, hạn chế trẻ xem tivi, chơi game và ăn nhiều đồ ăn sẵn hãy cho trẻ được hoạt động thể lực. Mỗi ngày, cả nhà nên dành 30 phút cho hoạt động thể lực. Cơ cấu bữa ăn nên nhiều rau, giảm đường, giảm chất béo và tuyệt đối không sử dụng thuốc lá ở nam giới.
Trong hai ngày 14 – 15/11,BV Nội Tiết TW phối hợp với Hội Nội tiết đái tháo đường và Cty Novonordisk tổ chức “Ngày đái tháo đường năm 2014” tại BV Nội tiết TW cơ sở Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội). Người tham dự ngày hội sẽ được khám sàng lọc phát hiện miễn phí ĐTĐ, tiền ĐTĐ, tư vấn về thay đổi lối sống, dinh dưỡng và luyện tập phòng chống bệnh ĐTĐ. Trước đó, trong 2 ngày 12- 13/11, Bệnh viện Nội tiết TW cũng phối hợp với 4 đơn vị y tế khác tổ chức khám phát hiện sớm bệnh ĐTĐ tại 4 khu vực của TP Hà Nội theo kế hoạch đã được Bộ Y tế phê duyệt. Mục tiêu chương trình là khám phát hiện sàng lọc miễn phí cho 20.000 người. |
N. Huyền
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44