Người thắp sáng ngọn lửa đam mê học tập của học sinh
Cô giáo trẻ lan tỏa tình yêu môi trường đến với học sinh | |
Người thắp lửa trong tâm hồn học sinh | |
Cô giáo mầm non yêu trẻ bằng cả tấm lòng |
Cô Lê tâm sự: Mái trường Trung học phổ thông Tùng Thiện là nơi tôi đã từng học tập, rèn luyện và gắn bó. Dưới mái trường này, thầy cô đã cho tôi hành trang tri thức, dạy tôi biết nuôi dưỡng những ước mơ, sống có ý chí, niềm tin và giàu lòng nhân ái. Tất cả đã trở thành những bài học thiết thực, quý giá để tôi từng bước trưởng thành.
Ngưỡng mộ, biết ơn, thấu hiểu những nhọc nhằn, lo âu của thầy cô khi đảm nhiệm sứ mệnh trồng người cao cả, tôi chọn nghề dạy học, nguyện bước tiếp con đường thầy cô mình đã đi.
Cô giáo Tạ Thị Thanh Lê. |
Trở lại mái trường xưa trên cương vị mới - là một giáo viên tiếng Anh, cô Lê luôn trăn trở bởi học sinh ở đây mặc dù được làm quen với môn học này từ rất sớm nhưng chỉ chăm chăm học ngữ pháp hay từ mới, còn việc giao tiếp rất hạn chế.
Thực tế đó đã thôi thúc cô Lê đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh theo hướng không chỉ tập trung vào kỹ năng đọc và viết, mà coi trọng cả 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết để học sinh có thể chủ động làm tốt các dạng bài thi, đồng thời tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh, khắc phục tình trạng học sinh vùng nông thôn học tốt ngữ pháp nhưng giao tiếp tiếng Anh không hiệu quả.
Liên tục nhiều năm từ khi về công tác tại Trường Trung học phổ thông Tùng Thiện, cô Lê đã đúc rút làm các sáng kiến để cải thiện kỹ năng nói ở học sinh như: Hướng dẫn trò chơi ngôn ngữ trong các hoạt động dạy học tiếng Anh, Hướng dẫn học sinh làm powerpoint để làm kỹ năng thuyết trình, Hướng dẫn học sinh khai thác fanpage để tạo sổ từ...
Bên cạnh đó, năm học 2018 - 2019, sau khi được tham gia khóa học Bồi dưỡng về kiến thúc chuyên môn, phương pháp giảng dạy cho giáo viên Trung học phổ thông, cô Lê thấy rất tâm đắc với cách tiếp cận vấn đề từ nhiều khía cạnh của 6 chiếc mũ tư duy.
Trở về sau khóa học, cô Lê đã chia sẻ và truyền thụ kiến thức đã tiếp cận với đồng nghiệp, cũng như hướng dẫn học sinh cách khai thác vấn đề để các em có thể lĩnh hội vấn đề trên 6 tiêu chí: Nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo. Từ đó, đã tạo nên một không khí học tập, nghiên cứu sáng tạo và tự tin trình bày ý tưởng sáng tạo trên toàn trường.
Cô giáo Tạ Thị Thanh Lê trình bày trước Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo. |
Ngoài ra, luôn tâm niệm phải đổi mới và học hỏi hơn nữa, cô giáo Tạ Thị Thanh Lê đã đề xuất với Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức giao lưu với các trường bạn để có thể xây dựng các tiết học trực tuyến giúp học sinh được giao tiếp nghe nói, khám phá thế giới xung quanh và hiểu thêm về đất nước con người, địa lý, văn hóa của các nước trên thế giới. Nhờ phương pháp này, trong mỗi giờ cô dạy, học sinh luôn vui vẻ, sôi nổi, hào hứng tham gia hoạt động và làm chủ kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhất.
Đáng nói, không chỉ giỏi về chuyên môn, cô Lê còn thành công với vai trò cô giáo chủ nhiệm. Theo đó, cô Lê luôn sâu sát với học sinh, tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh từng em để từ đó phối hợp với giáo viên bộ môn, ban đại diện cha mẹ có sự quan tâm, động viên kịp thời; xin miễn giảm cũng như trao các suất học bổng động viên khi các em có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập, tu dưỡng trong đạo đức.
Đặc biệt, với những học sinh có học lực yếu kém, cô Lê còn dạy phụ đạo miễn phí để giúp các em vươn lên. Lớp chủ nhiệm của cô luôn dẫn đầu các phong trào thi đua của trường, các tháng thi đua đều đạt xuất sắc.
Hơn 10 năm “lái đò”, phần thưởng lớn nhất cô Lê nhận được chính là sự lan tỏa sâu rộng tấm lòng nhân ái, tinh thần học hỏi sáng tạo không ngừng cũng như sự tín nhiệm của đồng nghiệp, sự kính trọng, lòng tin yêu của phụ huynh và các em học sinh để từ đó có thêm nhiều động lực cho sự nghiệp "trồng người".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01