Người “giữ lửa” nghề hát Ca trù

Nhiều năm nay, bà Nguyễn Thị Tam (xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) vẫn đang âm thầm “giữ lửa” cho một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc đang dần bị mai một. Nhờ sự tâm huyết của bà Tam, không ít  ca nương tài năng đã ra đời trên vùng đất này. Đáng trân trọng hơn, những lời ca, điệu hát của ca trù ngày càng được truyền bá rộng rãi trên mảnh đất từng một thuở được mệnh danh phượng hoàng.
nguoi giu lua nghe hat ca tru "Nhạc của đình": Khán phòng không còn chỗ trống
nguoi giu lua nghe hat ca tru Hà Nội: Tìm kiếm và bồi dưỡng những tài năng ca trù trẻ

Âm thầm “giữ lửa”

Theo lời giới thiệu của một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian trong vùng, tôi tìm đến bà Nguyễn Thị Tam (sinh năm 1950), một nghệ nhân đang âm thầm “truyền lửa” ca trù trên vùng đất này. Trong ngôi nhà 3 tầng mới xây còn thơm mùi vữa, hơn 10 người đang nghe bà Tam hướng dẫn kỹ thuật ca, cách cầm trống chầu, giữ nhịp phách. Bà Tam rành rọt hướng dẫn mọi người hát mưỡu đơn, mưỡu kép, mưỡu dựng, mưỡu hậu, hát nói...

“Tâm sự này văng vẳng bóng trăng soi. Chữ nhân duyên đưa lại bởi hừ trời. Duyên kì ngộ ứ hự thề bồi non với nước ứ hự…”. Bà Tam cất tiếng hát mẫu nỉ non, đan xen với giảng giải những bài Cái tình là cái chi chi; Nợ tang bồng; Tự tình; Hương sơn phong cảnh… của các nhà thơ tài danh Dương Khuê, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến… rất có hồn, sinh động. Thấy có khách lạ ghé, bà Tam vui vẻ dừng lại tiếp chuyện, học viên của bà ai vẫn vào việc nấy. Bà bảo, chuyện “giữ lửa” ca trù ở Thượng Mỗ giờ đã khá thành công, một phần vì cái tâm của người dạy, phần khác vì tấm lòng mê hát, ham học ẩn tàng trong cốt cách, con người nơi đây.

nguoi giu lua nghe hat ca tru
Bà Nguyễn Thị Tam bên chiếc đàn đáy cổ. Ảnh: P.T

Được biết, bà Tam là con cháu đời thứ 7 của dòng họ Nguyễn Duy, dòng họ mà mấy trăm năm nay đã dồn rất nhiều tình yêu và tâm huyết cho bộ môn nghệ thuật ca trù. “Mẹ đẻ của bà Tam là bà Nguyễn Thị Chản, từng là ca nương nức tiếng vào những năm 40 của thế kỷ trước. Các anh trai của bà cũng là những tay đàn ca tài tử lừng danh không chỉ trong tỉnh. Trước đây, gia đình bà là một gánh hát có tiếng" – ông Nguyễn Toạ (nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội) cho biết.

Theo những tài liệu cổ truyền lại thì vào thế kỉ thứ 17, dòng họ Nguyễn Duy ở đất Thượng Mỗ sinh được một người con gái kỳ tài tên là Nguyễn Thị Hồng; từ sớm đã bộc lộ được năng khiếu về thơ ca, đàn hát, đặc biệt là hát nhà trò (hát ca trù – hát ả đào) rất hay. Lúc bấy giờ, trong một lần ngự giá đi kinh lý thăm triền đê sông Hát, vừa tới đất Thượng Mỗ vua Lê Chính Hòa đã nghe thấy tiếng hát nỉ non trầm bổng khiến nhà vua mê đắm. Vua rất mừng cho rước nàng về cung phong làm Nội Điện, Thị Nội Cung Tần, sau lại phong làm Đệ Nhị Cung Phi Hoàng Hậu phụ trách dạy lễ nhạc trong Nội Điện, đặc biệt là dạy hát ca trù để phục vụ cho những ngày đại lễ.

Một thời gian sau khi Đệ Nhị Cung Phi Hoàng Hậu mất, thể theo nguyện vọng của bà, nhà vua đã tổ chức tang lễ đưa bà về yên nghỉ tại Thượng Mỗ. Cũng theo người dân Thượng Mỗ còn truyền tụng thì tại vùng đất này, bà đã được người dân tung hô là “Bà Chúa ca trù”. Từ khi “Bà Chúa ca trù” qua đời, những người con cháu còn lại của dòng họ Nguyễn Duy vẫn tiếp tục tiếp nối mạch chảy của loại hình hát quý tộc này.

Càng lớn, bà Tam càng bộc lộ tố chất của một ca nương. Ngay từ khi mới chập chững biết đi, bà đã được theo bố mẹ đi hát ở mọi cao môn, đình điếm ở khắp các tỉnh của Bắc, Trung Kỳ. Cùng với năng khiếu trời cho; lại được mọi người trong gia đình dồn tâm sức uốn nắn từ cách cầm phách sao cho giòn đến cách lấy hơi, nhả chữ, truyền dạy những điệu hát ca trù; năm 12 tuổi, bà đã thuộc làu làu 36 làn điệu cổ của mẹ từ Tỳ Bà, Bắc Phản đến Cung Bắc... "Ngày xưa nhiều người mê ca trù lắm. Mỗi khi nghe tiếng trống chầu là mọi người lại kéo nhau ra sân đình đông như trẩy hội. Hồi đó, xung quanh làng vẫn còn rất nhiều đầm sen. Vào những đêm trăng sáng, ngồi nghe ca trù ở cửa đình mà hương sen cứ bay ngào ngạt..." - bà Tam nhớ lại.

Ấm áp lớp học ca trù

Theo lời bà Tam, đã từng có một khoảng thời gian dài hát ca trù tưởng như thất truyền trên quê hương Thượng Mỗ. Quyết không để vốn cổ bị mai một, bà Tam đã đề nghị UBND xã Thượng Mỗ thành lập câu lạc bộ (CLB) ca trù. Tháng 2/2004, CLB ca trù xã Thượng Mỗ chính thức được thành lập nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng nghị lực, kết hợp với những người có chung tâm huyết trên địa bàn, việc khôi phục hát ca trù đã dần thu được những hiệu quả nhất định. Đích thân bà Tam đã đứng ra tổ chức lớp học, dạy hát ca. Lúc đó, người dân Thượng Mỗ ngày nào cũng thấy một phụ nữ gầy gò nhỏ bé, đến từng nhà vận động già trẻ tham gia CLB.

nguoi giu lua nghe hat ca tru
Câu lạc bộ ca trù xã Thượng Mỗ

Những ngày đầu mới thành lập, CLB ca trù xã Thượng Mỗ chỉ có 18 thành viên, sinh hoạt hàng tháng hai kỳ vào tối ngày 14 và 29. Chương trình luyện tập mỗi tuần 4 tiếng vào chiều chủ nhật. Đến nay, CLB đã dần đông lên với khoảng 50 - 70 học viên. Câu lạc bộ hoạt động đều đặn mỗi tuần 2 buổi vào tối thứ Bảy và Chủ nhật tại nhà bà Tam. Dễ tính ngoài đời bao nhiêu thì với ca trù bà lại khó tính bấy nhiêu. Bà luôn gò mình theo từng lời hát, theo từng khuôn mẫu chứ không dễ dãi ở bất cứ chi tiết nhỏ nào.

Có một điều lạ là bà Tam bị lãng tai. Trong cuộc nói chuyện, bà phải chú ý lắng nghe lắm mới có thể lĩnh hội hết ý của người đối diện. Vậy mà chỉ cần học trò hát sai một câu, đánh sai một phách, chơi sai một nốt đàn là bà có thể phát hiện và chỉnh lại ngay. Ban đầu là những làn điệu quen thuộc như "Hồng hồng, tuyết tuyết", "Khen ai khéo vẽ" rồi khó hơn với "Đêm chia lửa", "Ông già điên"...“Để thành nghề; các ca nương, kép đàn phải mất ít nhất 5 năm khổ luyện.

Còn để thành tài thì ngoài sự khổ luyện, đòi hỏi người đánh trống chầu vừa phải có trình độ thẩm âm, vừa phải am hiểu văn học vì tiếng trống chầu trong ca trù là lời "bình phẩm" cả tiếng phách, tiếng hát, tiếng đàn và lời thơ. Còn đào nương, ngoài việc học đàn, học múa, học phách, học ca phải có con mắt thơ, tâm hồn thơ để luyến láy cho tròn, cho thể hiện được đầy đủ cung bậc cảm xúc của lời hát. Do đó, ca trù là một trong những môn nghệ thuật kén người học" - Bà Tam cho biết thêm

Không chỉ có học miễn phí, bà Tam còn sắm quần áo cho các cháu đi biểu diễn. Đặc biệt nhất, có nhiều học viên đã ngoài 60 tuổi vẫn mê nhịp trầu, hàng tuần chăm chỉ, tối tối rủ nhau đến nhà bà Tam học hát. Học viên ít tuổi nhất là những cháu bé mới 10 tuổi, đang học tiểu học. Lớp học diễn ra đông đủ, khắp làng Đại Phú lại văng vẳng tiếng hát, tiếng phách, tiếng trống, tiếng đàn ngân nga, trầm bổng.

Song song với việc dạy và học, CLB cũng đã tổ chức nhiều buổi biểu diễn ở địa phương, đồng thời tham gia các hội thi và dành được nhiều giải thưởng, bằng khen.Tại Hội thi hát ca trù toàn quốc, cháu Nguyễn Thị Lụa cũng được bằng khen với bài Đêm chia lửa (lời cổ).Mới đây trong Hội diễn văn nghệ Dân gian toàn quốc, cháu Nguyễn Thị Huyền đã giành được huy chương vàng, cháu Nguyễn Duy Trung cũng đạt giải A đánh trống trầu…

“Học ca trù khó lắm. Em học mấy năm rồi mà mớichỉ hát được hai bài là Hồng hồng, tuyết tuyết và Sơn thủy hữu tình. Em sẽ cố gắng học thật giỏi, sau này trở thành ca nương để không phụ công dạy dỗ của bà Tam” - 1 thành viên CLB ca trù cho hay.

Những làn điệu ca trù trong trẻo đầy tính triết lí, giáo dục được người dân Thượng Mỗ nâng niu, quý trọng. Vào những dịp kỉ niệm của huyện, xã, các đào nương CLB ca trù Thượng Mỗ đều biểu diễn với tất cả niềm tự hào về vùng quê mình. Nay tuổi đã xế chiềunhưng lúc nào bà Tam cũng đau đáu với nghề, mong muốn truyền lại môn hát ca trù cho các thế hệ sau để môn nghệ thuật ca trù trường tồn mãi mãi với quê hương Thượng Mỗ. Rất nhiều học trò được bà chỉ bảo giờ đã trở thành những ca nương hoạt động trong các câu lạc bộ trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

(LĐTĐ) Chiều 30/10, tại Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã trao quyết định bổ nhiệm NSND Nguyễn Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam giữ chức vụ Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn theo Quyết định số 3199/QĐ-BVHTTDL.
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 đã diễn ra tại sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội (quận Hà Đông). Cuộc thi do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức.
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

(LĐTĐ) Ngày 26/10, triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” đã được tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng (số 55 Quang Trung, Hà Nội). Triển lãm đã giúp người tham quan sống lại rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cùng chàng thám tử nhí Conan.
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

(LĐTĐ) Ngày 26/10, tại Nhà Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Thái Nguyên, Báo Thanh tra tổ chức lễ khai mạc Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống vẻ vang của ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).
Khởi động Giải thưởng nghệ thuật Pan Pacific Hà Nội 2025

Khởi động Giải thưởng nghệ thuật Pan Pacific Hà Nội 2025

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của mùa 1, Giải thưởng nghệ thuật Pan Pacific Hà Nội 2025 (năm thứ 2) đã chính thức được khởi động, với cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”.
Xem thêm
Phiên bản di động