"Người giữ lửa" đam mê nghệ thuật lân sư rồng
Các nhà hát truyền thống: “Gồng mình” giữ diễn viên trẻ | |
Khơi dậy nét đặc trưng Văn học - nghệ thuật thời kháng chiến |
Từ yêu thích biểu diễn lân rồng…
Chúng tôi tìm về thôn 2, xã Quảng Bị huyện Chương Mỹ để gặp anh Bùi Viết Tưởng, trong khi anh đang cặm cụi hoàn thiện mấy chiếc đầu lân, sư tử chuẩn bị cho các đội lân phục vụ tết Trung thu sắp đến. Vừa làm việc anh Tưởng vừa chia sẻ: “Nghề gì cũng có sự đam mê. Tôi thích múa lân và cũng thích võ thuật. May mắn, khi rèn luyện và trở thành thầy dạy võ cổ truyền, lại là sự hỗ trợ đắc lực cho tôi thực hiện niềm đam mê múa lân từ nhỏ”.
Với niềm đam mê thể thao sẵn có, năm 1999, vừa tròn 10 tuổi anh Tưởng đã bắt đầu học những thế võ đầu tiên. Dường như có duyên với nghề võ nên Tưởng nhanh chóng trở thành một trong những võ sinh xuất sắc và sớm trở thành thầy dạy võ cổ truyền. Yêu thích luyện võ đã đưa người thanh niên trẻ đến với nghệ thuật múa lân sư rồng từ lúc nào không hay. Anh còn nhớ từ bé anh đã rất thích xem múa sư tử và lần đầu tiên được cầm vào chiếc đầu sư tử đơn sơ, được múa sư tử là dịp Trung thu năm 2004.
Anh Bùi Viết Tưởng say sưa chế tác lân sư rồng. |
Từ đó trong anh luôn thôi thúc niềm đam mê và mong muốn phát triển môn nghệ thuật này với những tạo hình đẹp và kỹ thuật cao trong biểu diễn. Nhưng phải đến năm 2008, khi anh cùng gia đình vào Nam xây dựng kinh tế mới anh mới thực sự có dịp thỏa mãn niềm đam mê khi gặp và xin tham gia học võ, học múa lân sư rồng tại Câu lạc bộ Chí Thiện Đường ở Tỉnh Bình Phước. Tại đây anh đã được chỉ bảo nhiều điều từ cơ bản đến chuyên môn kỹ thuật và được cùng Câu lạc bộ đi giao lưu, biểu diễn ở nhiều nơi.
Cho đến năm 2009, anh Tưởng trở về quê hương mang theo niềm đam mê đã được nhen nhóm và những kỹ năng, kỹ thuật biểu diễn lân sư rồng. Ban đầu, chỉ mình anh miệt mài chơi Lân, biểu diễn phục vụ xung quanh làng xóm, thời gian sau anh đào tạo thêm được ba học trò cùng thầy đi biểu diễn. Cũng từ đây, bốn thầy trò thành lập câu lạc bộ mang tên Tưởng Nghĩa Đường bắt đầu mở rộng địa bàn biểu diễn ra các xã trong huyện.
Cuối năm 2011, cùng với 106 môn phái trong và ngoài Thành phố, Câu lạc bộ Lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường đã tham gia giải võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 26 do Hội võ thuật Hà Nội tổ chức. Với màn "Song lân tranh hùng" đạt Huy chương Vàng đầu tiên đã khiến thầy trò anh rất tự hào và càng thôi thúc câu lạc bộ phát triển mạnh hơn môn nghệ thuật độc đáo này.
Cùng với sự tin yêu của nhiều khách hàng và nhân dân trên địa bàn Thành phố và nhiều tỉnh thành miền Bắc, câu lạc bộ ngày một phát triển mạnh và đi biểu diễn ở nhiều nơi. Bởi không chỉ là môn nghệ thuật, Lân sư rồng còn được quan niệm đem lại điềm lành, may mắn, bình an và tài lộc. Thế nên những ngày đầu xuân, trung thu, hay những dịp đại lễ của đất nước là lúc thầy trò Tưởng Nghĩa Đường làm không hết việc, có những ngày thầy trò anh đi biểu diễn tại 9 - 10 điểm. Tới đâu đoàn cũng nhận được sự yêu quý, sự cổ vũ nhiệt tình của người xem.
Bên cạnh vai trò là một đoàn nghệ thuật biểu diễn, câu lạc bộ Lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường còn là nơi thắp lửa đam mê cho biết bao nhiêu môn sinh. Trong khoảng thời gian từ 2009 đến nay, anh vừa tiếp tục duy trì các lớp đào tạo võ cổ truyền, vừa truyền dạy chuyên môn, kỹ thuật cơ bản và nâng cao cho hàng trăm em yêu thích nghệ thuật biểu diễn lân sư rồng. Nhiều đoàn lân sư rồng trong và ngoài thành phố và trên địa bàn huyện đều có thành viên cốt cán là học trò của anh.
…Đến đam mê chế tác sản phẩm lân rồng
Đã thành thông lệ đối với anh Bùi Viết Tưởng và các học trò của mình là mỗi lần đi biểu diễn về cả thầy và trò lại cùng nhau trích một phần tiền công của mình, mỗi người từ 20.000 đồng - 50.000 đồng để nuôi lợn nhựa. Số tiền tiết kiệm được, thầy trò Tưởng Nghĩa Đường sẽ lập thành quỹ để thăm hỏi các võ sinh khi ốm đau, hiếu hỉ. Điều đặc biệt hơn là mỗi năm 2-3 lần thầy trò Tưởng Nghĩa Đường sẽ trích quỹ này để đi thiện nguyện, thăm tặng quà những người gặp khó khăn thiên tai, trẻ em khuyết tật trên địa bàn. Gần đây nhất là trận lũ hồi tháng 10 năm 2017, gây ngập úng nặng cho nhân dân các xã miền Bùi, huyện Chương Mỹ, thầy trò Tưởng Nghĩa Đường đã kịp thời tới thăm và tặng quà cho bà con nhân dân vùng bị ảnh hưởng nặng của huyện. 4 tạ gạo và 1số đồ dùng với tổng trị giá gần 5 triệu đồng đã góp phần cùng chính quyền và nhân dân các địa phương khắc phục hậu quả của ngập úng. |
Do đặc biệt yêu mến và thấy có duyên với nghệ thuật biểu diễn lân sư rồng nên cùng với đi biểu diễn, mỗi năm anh Tưởng vẫn dành 1-2 tháng để đi làm và học nghề chế tác lân sư rồng. Đến năm 2014 anh chính thức chế tác, sản xuất những con lân, rồng đầu tiên tại xưởng của gia đình. Từ đó đến nay, cơ sở sản xuất của anh trở thành một trong ít cơ sở chính ở Hà Nội.
Không chỉ cung cấp cho các đại lý trên địa bàn, sản phẩm của anh còn vươn xa tới hầu hết các tỉnh thành trong cả nước kể cả thành phố Hồ Chí Minh. Riêng trong năm 2017, cơ sở của anh đã sản xuất, chế tác 150 con lân, 20 con rồng. Chỉ trong quý I năm 2018 cơ sở đã nhận được đơn hàng gần 60 con lân, 10 con rồng cho các khách hàng lẻ và các đại lý trong và ngoài Thành phố.
Gian nhà hơn 20 m2 cũng là nơi chất chứa niềm đam mê của anh với nghệ thuật lân sư rồng luôn chất đầy những nguyên liệu và gần 20 chiếc đầu lân, đầu rồng đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nhìn anh miệt mài với công việc yêu thích là chế tác lân sư rồng mới thấy niềm đam mê, sự tâm huyết với môn nghệ thuật này của anh là bất tận. “Chế tác ra một sản phẩm lân sư rồng cần có nhiều công đoạn.
Chi tiết khó thực hiện nhất của Lân sư rồng nằm ở bộ khung, mang một kết cấu phức tạp của các mối nối từ tre, trúc. Còn công đoạn cần sự công phu, sáng tạo và óc thẩm mỹ của người chế tác là trang trí đầu lân, đầu rồng. Đầu Lân sư rồng khi hoàn thiện ngoài vẻ đẹp của màu sắc, tạo hình, mắt phải quạu, miệng dữ mà tươi, trọng lượng phải gọn, nhẹ, bền chắc, chịu được va đập để các môn sinh có thể thi triển bài diễn với độ khó cao”, anh Tưởng chia sẻ.
Cũng theo anh Tưởng, việc thổi hồn vào khuôn mặt, vào đôi mắt của lân, rồng đòi hỏi đôi tay tài hoa. Khó nhất và quan trọng nhất là mắt của con lân, làm sao cho nổi bật, màu sắc đẹp, tai và mắt phải cùng 1 điệu nhịp nhàng, mắt lân phải mau lẹ, tai lân phải nhạy. Bởi nhãn pháp rất quan trọng trong các động tác lân ngủ, lân say… nên mắt phải rất chuẩn.
Anh Tưởng luôn tự hào là người sáng tạo thêm cho phần gáy của con lân. Anh đã in thêm vào phần gáy lân các chữ Tài, Lộc, chữ Phúc, Lộc, Thọ, hình ảnh Quan âm, Phật tổ hay cá chép...để phù hợp với các sự kiện và nhu cầu của khách hàng. Anh cũng vừa chế ra mẫu thiết kế độc quyền mới và được coi là duy nhất trên cả nước khi thay việc phun màu trên giấy bằng cách in 3D trên chất liệu vải, in nhiệt dán trực tiếp lên đầu lân, đảm bảo tránh mưa, dội nước cũng không sao nên khách hàng rất thích vì độ bền cao.
Những phần lông đẹp nhất của tấm da thỏ, da cừu thật nguyên con, được anh chọn để trang trí phối màu cho phần đầu lân luôn đẹp và sinh động. Vải kim sa lấp lánh khiến cho phần thân luôn uyển chuyển và bắt mắt. Khi chế tác rồng, anh lại dùng vảy rồng nổi phản quang, để tạo ấn tượng khi biểu diễn dưới ánh nắng mặt trời cũng như dưới ánh điện, ánh trăng.
Tâm huyết với nghề anh Tưởng xác định đây cũng là cái nghiệp sẽ gắn bó suốt cuộc đời mình, anh luôn dành thời gian và tâm sức để đào tạo cho các học trò của mình. Anh muốn giúp các em nhiều hơn trong việc phát triển chuyên môn cũng như những bước đi tiếp theo trong cuộc sống. Ngoài thời gian học văn hóa ở trường các em lại được thầy Tưởng cho tham gia biểu diễn theo đoàn tại nhiều nơi và cùng với thầy làm nên những mẫu lân, rồng mới nhất, đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng khó tính.
Qua đó cũng tạo thêm nguồn thu nhập cho các em, giúp các em cùng gia đình trang trải việc học hành đồng thời khơi dậy, nuôi dưỡng niềm đam mê võ cổ truyền và nghệ thuật lân sư rồng, rèn luyện về thể lực, ý chí và đạo đức cho các môn sinh.
Minh Khuê – Bùi Hiền
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05