Chàng trai Kinh kỳ “giữ lửa” cho nghệ thuật lân, sư, rồng
Giữ lửa cho làng nghề chè lam Thạch Xá | |
Nghệ nhân khuyết tật trọn đời "giữ lửa" làng nghề mây tre đan Phú Vinh | |
"Người giữ lửa" đam mê nghệ thuật lân sư rồng |
Bằng niềm đam mê, yêu thích với nghề và quyết tâm lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, võ sư Tưởng vẫn ngày ngày theo đuổi nghề, gắn bó với công việc. Kể về cơ duyên đến với nghề, võ sư Tưởng cho biết, ban đầu xuất phát từ niềm đam mê, chơi lân, dạy múa lân, khi lân hỏng, xuống cấp võ sư phải tự mày mò sửa chữa sau đó anh rút ra được kinh nghiệm.
Sau đó, tiếp tục giao lưu với những người chơi lân ở các tỉnh, thành khác, võ sư được mọi người chỉ bảo thêm nhiều, từ năm 2012, khi đã có nhiều kinh nghiệm, anh bắt đầu đi sâu vào chế tạo đầu lân. Những chiếc đầu lân do gia đình anh làm ra cung cấp cho các đội lân khắp nơi trên cả nước và xuất khẩu ra thế giới.
|
Ngồi quan sát võ sư Tưởng và các học trò làm những chú lân, sư, rồng mới cảm nhận được sự tỉ mỉ, trau chuốt của người làm gửi gắm vào trong từng sản phẩm. Mỗi chiếc đầu lân, đầu rồng “ra lò” được xem là cả một tác phẩm nghệ thuật. Bởi mỗi sản phẩm đó là kết tinh tình yêu văn hóa truyền thống cùng sự tài hoa của những người thợ.
Theo võ sư, để sản xuất ra một đầu lân hay đầu rồng phải trải qua rất nhiều công đoạn. Từ làm khung - công đoạn khó nhất, đến cắt, may, làm phụ kiện trang trí… tất cả đều đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ đến từng chi tiết.
Võ sư Tưởng cho hay để tạo ra được một đầu lân đẹp đòi hỏi người làm phải am hiểu về lân. Nếu chỉ học để sản xuất thì sẽ chẳng thể hiểu được nguyên lý và hồn lân ra sao khi diễn. Khi vừa là người diễn, người sản xuất thì sẽ biết điều chỉnh độ dữ, hiền, độ co giật của mắt, tai, mũi, miệng lân ra sao để tạo ra sự sáng tạo phong phú, độc đáo hơn. Có nhiều bạn trẻ yêu thích nghề này nên đã tham gia phụ thầy cùng làm nghề, dạy nghề cho lứa trẻ cũng là cách để gìn giữ nghề làm đầu lân truyền thống,
Tâm huyết với nghề cùng tấm lòng thiện nguyện, nhiều năm qua Câu lạc bộ lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường của võ sư Tưởng còn là nơi thắp lửa đam mê cho nhiều môn sinh, hầu hết là thế hệ trẻ sinh sống trên khu vực.
Trong khoảng thời gian từ 2009 đến nay, anh vừa tiếp tục duy trì các lớp đào tạo võ cổ truyền, vừa truyền dạy chuyên môn, kỹ thuật cơ bản và nâng cao cho hàng trăm em yêu thích nghệ thuật biểu diễn lân sư rồng. Anh thường xuyên huấn luyện, giảng dạy cho hơn 100 đoàn múa lân trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận để phát triển nghệ thuật múa lân. Hàng năm, tuy bận việc sản xuất nhưng anh vẫn cùng với các môn sinh của mình tham gia biểu diễn trong các ngày lễ, ngày hội lớn tại nhiều địa phương.
|
Mặc dù bận rộn với công việc nhưng võ sư Tưởng luôn dành thời gian và tâm sức để chỉ dạy, truyền nghề cho các học trò của mình. Ngoài thời gian học văn hóa ở trường các em lại được thầy Tưởng cho tham gia biểu diễn theo đoàn tại nhiều nơi và cùng với thầy làm nên những mẫu lân, rồng mới nhất, đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng khó tính.
Ngày nay sức cạnh tranh của thị trường ngày càng nhiều nhưng thầy trò võ sư Tưởng vẫn quyết tâm gìn giữ và phát triển hơn nữa nghề sản xuất đầu lân, rồng cũng như nghệ thuật múa lân, qua đó, góp phần gìn giữ và làm sống dậy những nét đẹp văn hóa truyền thống.
Điều đặc biệt hơn cả, đã thành thông lệ, sau mỗi lần đi biểu diễn về cả thầy và trò Câu lạc bộ lân sư rồng lại cùng nhau trích một phần tiền công của mình, mỗi người từ 20.000 đồng - 50.000 đồng để nuôi lợn tiết kiệm, số tiền tiết kiệm được được thầy trò võ sư Tưởng dùng để thăm hỏi các học viên trong câu lạc bộ mỗi khi đau ốm, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn.
Cùng với đó, mỗi năm anh và các học trò sẽ trích quỹ tiết kiệm được để đi thiện nguyện, thăm tặng quà những hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật trên địa bàn như: năm 2016 thầy trò võ sư đã hỗ trợ với số tiền và quà cho bà con vùng lũ Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) lên đến hơn chục triệu đồng; giúp đỡ, hỗ trợ các cháu khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam xã Văn Võ (Chương Mỹ) được học tập ở lớp học tình thương do đoàn viên thanh niên của xóm tổ chức, tặng xe đạp cho trẻ em nghèo trên địa bàn.
|
Hay một lần tình cờ, võ sư Tưởng gặp một nam thanh niên ở xã Hòa Chính (Chương Mỹ) bị tai nạn giao thông, anh đã kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, sau đó anh đã kêu gọi, hỗ trợ ủng hộ cho nạn nhân với số tiền hơn 50 triệu đồng… Đặc biệt, hàng năm anh thường làm những chiếc đầu lân nhỏ dành tặng cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn Hà Nội và trẻ em vùng cao ở mọi miền Tổ quốc giúp các em có thêm niềm vui trong những dịp Tết Trung thu cũng như giúp các em thêm yêu hơn môn nghệ thuật truyền thống này.
Cùng đó, trong những đợt xảy ra trận lũ lịch sử năm 2017, 2018 gây ngập úng nặng cho nhân dân các xã Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ… của huyện Chương Mỹ, thầy trò võ sư Tưởng đã tới thăm và tặng quà cho bà con nhân dân vùng bị ảnh hưởng của trận lũ.
Gần đây nhất, dịp Tết Nguyên đán năm 2019, thầy và trò võ sư dành ba phần quà hỗ trợ cho 3 gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất ở ba xã Thượng Vực, Hòa Chính và Hồng Phong (Chương Mỹ). Bằng những việc làm thiết thực đó, năm 2018, võ sư Tưởng đã được UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện trao tặng danh hiệu “Người tốt việc tốt”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05