Khơi dậy nét đặc trưng Văn học - nghệ thuật thời kháng chiến
“Trà Art” - khúc hòa âm của thiên nhiên và nghệ thuật | |
'Quà tháng Năm dâng Người' - Một chương trình nghệ thuật đặc biệt | |
Triển lãm 'Ngày thống nhất đất nước' tại Hoàng thành Thăng Long |
Khơi dậy nét văn học nghệ thuật trong thời chiến
Là một trong hai chủ đề chính của trưng bày lần này, “Văn học – Nghệ thuật trong kháng chiến (1945-1954)” mang đến những hiện vật, kỷ vật của các văn nghệ sĩ, như: Sưu tập hiện vật về các tác phẩm văn học của các tác giả (Huy Cận, Tố Hữu, Tú Mỡ, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng…); nhóm tranh cổ động và những bản nhạc thời kì kháng chiến.
Các hiện vật, tài liệu được đưa ra nhằm khẳng định rằng bản cương lĩnh lịch sử năm 1943 đã chắp cánh, soi đường cho hoạt động sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ, nhà báo trong suốt thời kỳ kháng chiến đầy gian nan, thử thách. Qua đó, người dân Việt Nam được sống lại những phút giây hào hùng của lịch sử dân tộc với những câu chuyện đầy cảm xúc về tinh thần lạc quan và rất đỗi quả cảm của những người lính trên mặt trận văn hóa, văn nghệ thời xưa.
Các tác phẩm văn học của một số tác giả tên tuổi |
Giai đoạn 1945-1954 vừa là thời kỳ mở đầu, đắp móng xây nền cho văn học mới, vừa là bước chuyển tiếp lịch sử ghi nhận nhiều thay đổi triệt để và sâu sắc, từ quan niệm nghệ thuật cho tới thực tế sáng tác. Theo TS Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (BTLSQG), những cống hiến của lớp văn nghệ sĩ tuy mới ở mức độ ban đầu nhưng đã mang đến một sắc thái độc đáo, làm bừng lên khí thế chưa từng có trong đời sống văn học nghệ thuật của dân tộc.
Đội ngũ văn nghệ sĩ luôn bám sát nhiệm vụ cách mạng, phản ánh sinh động đời sống thực tiễn đấu tranh; kịp thời động viên, cổ vũ toàn dân, toàn quân thi đua tăng gia sản xuất, giết giặc lập công, xây dựng đời sống văn hóa mới. Lịch sử thời kỳ này cũng đã ghi nhận sự đóng góp vào nền văn học nghệ thuật nước nhà rất nhiều tác phẩm để đời, mang đậm lý tưởng và chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh; có tác dụng khích lệ tuyên truyền, giáo dục to lớn.
Bên cạnh những kỷ vật, hiện vật, bài viết, nhận định sắc bén của các văn nghệ sĩ tên tuổi, triển lãm lần này cũng đưa ra các tư liệu, hiện vật như: Tượng Võ Thị Sáu trước quân thù của Diệp Minh Châu; tượng chân dung Bác Hồ của nữ họa sĩ điêu khắc đầu tiên của Việt Nam Nguyễn Thị Kim; thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi anh em họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa tháng 12/1951, bức thư thể hiện tình cảm và sự quan tâm của vị lãnh tụ đối với các nghệ sĩ tạo hình cũng như với nền Văn học – Nghệ thuật nước nhà; tranh sơn dầu Những ngày đêm trước ký hiệp định 6/3/1946 của tác giả Phùng Dzi Thuần...
Tượng Võ Thị Sáu trước quân thù của tác giả Diệp Minh Châu |
Nhiều tác phẩm hội họa, ca khúc, nhạc cụ, các sáng tác văn học nổi tiếng của thời kỳ này cũng mang đến cho khách tham quan cảm xúc đặc biệt về một thời kỳ lịch sử khó quên của dân tộc. “Khói lửa chiến tranh không át đi những khát khao cống hiến, những sáng tạo miệt mài của lớp văn nghệ sĩ tràn đầy nhiệt huyết và lý tưởng. Tất cả là những minh chứng sống động về một thời kỳ lịch sử đầy dấu ấn, với những áng văn thơ, những tác phẩm nghệ thuật ra đời và tỏa sáng trong khói lửa chiến tranh” TS Nguyễn Văn Cường chia sẻ.
Đề cương về văn hóa Việt Nam và đường lối văn hóa của Đảng
Nội dung thứ hai của chuyên đề được trưng bày là “Đề cương về văn hóa Việt Nam và đường lối văn hóa của Đảng”, tập trung giới thiệu nội dung, ý nghĩa của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943; những nhận xét, đánh giá của học giả, nhà văn hóa, văn nghệ sĩ; một số văn kiện của Đảng về văn hóa văn nghệ cùng nhiều tài liệu, hình ảnh, kỷ vật về văn học nghệ thuật thời kỳ 1945-1954 hiện được lưu giữ tại Bảo tàng.
Điểm nhấn trong trưng bày lần này chính là Đề cương văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Chinh soạn thảo và được đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1. Đây là cương lĩnh văn hóa đầu tiên của Đảng, nêu rõ những quan điểm, tư tưởng của Đảng đối với các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là ba nguyên tắc xây dựng nền văn hóa mới: Dân tộc, Khoa học và Đại chúng. Văn kiện lịch sử này cũng nêu rõ phương hướng cùng những nguyên tắc thiết thực cho công cuộc xây dựng nền văn hóa mới – nền văn học cách mạng.
Bản Đề cương Văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Chinh soạn thảo năm 1943 |
Về nội dung này, nhiều hiện vật, tài liệu giá trị được trưng bày như: Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi đồng bào cả nước ngày 6/6/1941; Báo “Việt Nam Độc lập” - Cơ quan Tuyên truyền của Việt Minh Cao Bằng do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, số 1 (101) ngày 1/8/1941; Văn kiện Đại hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng về Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...
Tác phẩm "Nhật ký trong tù" với phần ghi chép những suy nghĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc xây dựng một nền văn hóa dân tộc là hiện vật đặc biệt tại trưng bày. Năm 1943, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi chép lại những suy nghĩ của mình thì cũng vào thời gian này, bản Đề cương về văn hóa Việt Nam được công bố. Hai sự kiện cùng một thời gian, tuy địa điểm và hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng chung một cội nguồn, một tư tưởng.
“Trưng bày lần này một lần nữa khẳng định những nội dung tư tưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã phản ánh và đáp ứng kịp thời đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa cách mạng, là định hướng quan trọng cho sự ra đời nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những quan điểm quan trọng về văn hóa trong bản đề cương lịch sử 75 năm trước đã dần được bổ sung, hoàn thiện theo yêu cầu của các giai đoạn phát triển của cách mạng sau này”, ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc BTLSQG chia sẻ.
Với gần 200 hình ảnh, hiện vật được trưng bày, công chúng và nhất là thế hệ trẻ có thể thấy rõ giá trị soi đường và định hướng của Đề cương về văn hóa Việt Nam, tôn vinh công hiến của lớp văn nghệ sĩ đã tiếp nhận các nội dung, tư tưởng của Đề cương. Sự kiện trưng bày chuyên đề “Văn học - Nghệ thuật trong kháng chiến (1945-1954)” kéo dài đến hết tháng 9/2018 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 216 Trần Quang Khải.
Một số hiện vật, kỷ vật, bài viết được trưng bày trong chuyên đề "Văn hóa - Nghệ thuật trong thời chiến (1945-1954)
Tranh cổ động phát hành cho cuộc vận động Thi đua ái quốc |
Các văn nghệ sĩ trong kháng chiến chống Pháp ở Thái Nguyên |
Thư của đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi đồng bào cả nước, ngày 6/6/1941 |
Báo Việt Nam Độc lập - Cơ quan tuyên truyền của Việt Minh Cao Bằng do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, số 1 (101), ngày 1/8/1941 |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Thể thao 23/12/2024 08:15
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Thể thao 23/12/2024 06:13
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Thể thao 22/12/2024 16:19
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Âm nhạc 22/12/2024 10:15
Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao
Thể thao 21/12/2024 22:32
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết
Thể thao 21/12/2024 11:46
Aston Villa vs Man City: Chủ nhà khó kiếm 3 điểm
Thể thao 21/12/2024 08:43
Tottenham vs Liverpool: Chiến thắng không hề dễ dàng
Thể thao 21/12/2024 08:42
NSND Trần Hiếu xúc động nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp biểu diễn âm nhạc Việt Nam"
Âm nhạc 20/12/2024 16:55
Á quân Giọng hát hay Hà Nội Đinh Xuân Đạt ra mắt MV đầu tay "Hoàn Kiếm"
Âm nhạc 19/12/2024 17:50