Người dân vẫn thờ ơ với công tác phòng cháy chữa cháy
Nước xa… sao cứu được lửa gần? | |
Thời tiết hanh khô: Nỗi lo nguy cơ cháy, nổ | |
Bất cập trong công tác phòng cháy chữa cháy ở chợ dân sinh |
Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 2.989 vụ cháy, khiến 73 người tử vong, bị thương 163 người, thiệt hại về tài sản 1.590 tỷ đồng.
Tại Hà Nội xảy ra khoảng 600 vụ cháy, trong đó có hơn 300 vụ cháy xảy ra tại nhà dân. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ cháy là do sự cố thiết bị điện và việc người dân thiếu bất cẩn trong sử dụng các nguồn nhiệt mà mới đây nhất là vụ cháy ở quán Karaoke X9 trên phố Hào Nam, quận Đống Đa và một ngôi nhà 6 tầng ở phố Núi Trúc (Ba Đình).
Liên tiếp các vụ cháy nhà dân xảy ra tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên tại một số khu vực như quận Hà Đông, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa… người dân ở trong các khu chung lớn, chung cư mini hay tại các nhà dân có vẻ như đang xem nhẹ việc bảo vệ chính mình trước nguy cơ “bà hỏa” có thể ghé thăm bất cứ lúc nào.
Tại The Pride, tòa nhà Hải Phát, La Khê, Hà Đông, khi được hỏi về kiến thức phòng cháy chữa cháy cũng như sự quan tâm về vấn vấn đề nay, đa số người dân ở đây tỏ ra rất thờ ơ vì cho rằng chung cư có hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt.
Chị Cao Thị Anh (một người dân sống ở tòa CT2, chung cư The Pride) cho rằng: “Tôi thấy ở đây có trang bị các bình chữa cháy, chuông báo cháy, xịt nước tự động khi có khói nên cảm thấy rất yên tâm. Khi nào cháy hệ thống phun nước sẽ tự dập lửa. Tôi cũng không thấy ở đây có tập huấn về PCCC cho người dân, hoặc có thể có nhưng do không để ý nên không biết”.
Khi được hỏi về một số kỹ năng cơ bản trong việc ứng phó với tình huống xảy ra cháy hay cách sử dụng bình chữa cháy, chị Anh đều lắc đầu.
Tại chung cư The Pride (La Khê, Hà Đông) các bình chữa cháy được trang bị dọc hành lang nhưng người dân lại không biết sử dụng (Ảnh: Lê Thắm) |
Tương tự, ở chung cư Mỹ Đình 1 và Mỹ Đình 2 (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm) chị Ngọc, một người dân sinh sống tại đây cho biết, chung cư đã từng có lớp tập huấn về PCCC nhưng chị không tham gia vì cảm thấy mất thời gian. Theo chị khi có cháy thì phương án nhanh nhất là... bỏ chạy.
Còn ở chung cư Mỹ Đình 1, người dân không đến mức quá thờ ơ nhưng lại “mù” về kiến thức PCCC dù chung cư này trang bị đầy đủ bình cứu hỏa và đã có cán bộ phòng cháy chữa cháy của huyện đến tập huấn riêng một buổi.
“Cán bộ PCCC hướng dẫn nhiệt tình về những kiến thức về cháy nổ nhưng tôi đứng ngoài nghe loáng thoáng được một lúc lại quên mất, chỉ biết cháy thì lôi cái bình đỏ đỏ ra, nhưng không nhớ loại nào dùng để chữa cháy điện, bình nào để chữa cháy gas, dầu. Mấy cái này chủ yếu cánh đàn ông nghe là chính, chứ chị em phụ nữ không biết gì đâu”, chị Hoàng Tiền chia sẻ. Chị Tiền cũng thừa nhận việc mình đã rất thụ động trong việc trang bị kiến thức phòng chữa cháy, mặc dù điều kiện vật chất có sẵn.
Ở khu vực Hoàng Cầu, Đống Đa, theo như khảo sát của phóng viên, chỉ một số hộ kinh doanh có trang bị bình chữa cháy còn các hộ dân thì hầu như không nhà nào có.
Chị Dương Việt Anh (ngõ 113, Hoàng Cầu, Đống Đa) chia sẻ: “Ở khu nhà mình hầu như là không nhà dân nào trang bị bình cứu hỏa. Ngay như nhà mình cũng không có, nên cũng không biết sử dụng như thế nào. Mình nghĩ mọi người không quá quan tâm đến điều này vì ở đây chưa xảy ra vụ cháy nào lớn cả”.
Không chỉ ở những khu vực trên mà các khu vực khác như Cầu Giấy, Hoàn kiếm, Hoàng Mai... mà đặc biệt khu vực phố cổ ở quận Hoàn Kiếm, do đặc thù nhà cửa san sát, lối đi vào nhỏ hẹp, mạng lưới điện chằng chịt rất dễ dẫn đến tình trạng cháy nổ.
Thế nhưng các bình chữa cháy ở đây phần lớn được trang bị theo tổ, chứ không trang bị theo từng nhà. “Mặc dù biết là khả năng cháy nổ dễ xẩy ra, nhưng không có cách nào để đối phó cả” – bà Nguyễn Thị Nguyên, phố Hàng Nón, phường Hàng Gai chia sẻ khi được hỏi.
Nước xa không cứu được lửa gần, ý thức người dân chưa cao thì sinh sống ở bất cứ tòa nhà nào dù đầy đủ an toàn PCCC, cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy. Đôi khi chỉ cần sơ ý hút thuốc vứt vào hố xả rác, hoặc đốt vàng mã, thắp hương khi không chú ý hoặc khóa cửa đi chơi thì cũng có thể gây hỏa hoạn.
Vậy nên, mỗi người cần phải tự ý thức việc nâng cao trách nhiệm bản thân trong vấn đề này và phải biết sử dụng bình chữa cháy xách tay để khi phát hiện đám cháy nhỏ biết dập tắt, ngăn cháy thành ngọn lửa lớn. Có như vậy, công tác PCCC mới đạt được hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53
Lãnh đạo Mặt trận Thành phố thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 13:34