Thời tiết hanh khô: Nỗi lo nguy cơ cháy, nổ
[Infographics] Những việc cần làm khi xảy ra cháy nổ | |
Quận Hai Bà Trưng tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy | |
Hiểm họa cháy nổ ở các cơ sở kinh doanh gas |
Chủ yếu vẫn do sự cố về điện
Cũng trong 9 tháng đầu qua, cả nước xảy ra 24 vụ nổ, làm 5 người tử vong, bị thương 24 người, thiệt hại về tài sản 388 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2017, số vụ cháy giảm 295 vụ, thiệt hại về tài sản giảm 199 tỷ đồng.
Vụ cháy mới nhất xảy ra 10 giờ 45 phút ngày 14/10 tại lô nhà số 30 và 31 của biệt thự liền kề BT 4-1, Khu đô thị Trung Văn thuộc địa bàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm (ảnh KTĐT). |
Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy- Chữa cháy (PCCC) đã thực hiện 2.897 vụ cứu nạn, cứu hộ (CNCH), trong đó có 2.179 vụ cứu nạn, cứu hộ trong đám cháy; 356 vụ CNCH dưới nước; 141 vụ CNCH phương tiện giao thông; 37 vụ CNCH sập đổ công trình... Lực lượng CNCH đã trực tiếp cứu được 452 người, hướng dẫn cho hàng nghìn người thoát nạn an toàn, tìm được 326 thi thể người bị nạn bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý.
Một số vụ cháy, nổ điển hình như: Vụ cháy ngày 24/12/2017 tại xưởng sản xuất Công ty Bánh kẹo Tràng An 3 thuộc Khu công nghiệp Bỉm Sơnphường Bắc Sơn, thị trấn Bỉm Sơn (Thanh Hóa) khiến 3 người chết, 2 người bị thương và thiệt hại về tài sản khoảng 80 tỷ đồng; vụ cháy ngày 2/2/2018 tại Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Texhong Ngân Long thuộc Khu Công nghiệp Hải Yên phường Hải Yên, TP Móng Cái, (Quảng Ninh) gây thiệt hại về tài sản khoảng 350 tỷ đồng; vụ cháy chung cư Carina Plaza ngày 23/3/2018 tại số 1648 đường Võ Văn Kiệt, quận 8, TP.HCM khiến 13 người chết, 51 người bị thương.
Thiếu tướng Đoàn Duy Khương – Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cũng nhìn nhận trên địa bàn thành phố Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ rất nguy hiểm. Do vậy, đề nghị ngay tại trụ sở các cơ quan Nhà nước phải gương mẫu, chấp hành các quy định về PCCC. Cùng đó, chế tài xử lý, xử phạt phải nghiêm khắc hơn, công tác kiểm tra xử lý sai phạm phải kiên quyết và dứt khoát hơn. Chẳng hạn qua kiểm tra các công trình xây dựng nếu phát hiện không đảm bảo an toàn PCCC thì phải đình chỉ hoặc cắt điện, cắt nước… |
Theo Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, trong 9 tháng đầu năm 2018, tình hình cháy nhà dân vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong đó, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người chủ yếu xảy ra tại khu chung cư, nhà dân có kết cấu theo dạng nhà ống, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. Hầu hết các công trình trên đều không đảm bảo yêu cầu về an toàn PCCC như thiếu lối thoát nạn, hệ thống thiết bị điện xuống cấp, quá tải, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt không bảo đảm an toàn... Bên cạnh đó, người dân thiếu kỹ năng xử lý, kỹ năng thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra.
Nguyên nhân gây cháy chủ yếu vẫn do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện; do vi phạm, sơ suất trong quá trình sử dụng lửa trần, xăng dầu, khí đốt, hóa chất…Cháy lớn xảy ra chủ yếu tại các cơ sở trong khu công nghiệp, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng dễ cháy như dệt may, bao bì, chế biến gỗ, siêu thị, kho hàng...
Nhiều người vẫn còn thờ ơ với bảo hiểm cháy, nổ
Được biết, Nghị định số 23/2018/NĐ-CP Chính phủ có hiệu lực từ ngày 15/4/2018, thế nhưng số người mua bảo hiểm cháy nổ chung cư còn khiêm tốn và đa số mới chỉ quan tâm đến mức phí, hơn là quyền lợi được hưởng.Không ít tòa nhà chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy PCCC vẫn giao nhà và cho cư dân về ở. Điều này lại dấy lên những lo ngại về an toàn PCCC đang bị bỏ ngỏ.
Cụ thể, theo Nghị định số 23/2018/NĐ-CP, tất cả nhà chung cư, khách sạn, nhà nghỉ từ 5 tầng trở lên đều phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Mức phí bảo hiểm bắt buộc này được áp dụng là 0,05%/năm giá trị tài sản phải đóng bảo hiểm bắt buộc đối với nhà chung cư có hệ thống chữa cháy tự động sprinkler và 0,1%/năm đối với nhà chung cư không có hệ thống chữa cháy tự động sprinkler.
Thông thường, nhà chung cư được cấu thành từ hai phần là giá trị xây dựng (bên ngoài) và tài sản bên trong (bao gồm nội thất, đồ gia dụng...). Người dân có thể lựa chọn mua bảo hiểm cho một phần hoặc cả hai phần. Với căn hộ có giá khoảng 1 tỷ đồng, với mức 0,1%, tương đương khoảng 1 triệu đồng/năm.
Trong trường hợp xảy ra tổn thất đối với tài sản bên trong ngôi nhà, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường theo giá trị tổn thất thực tế của ngôi nhà và tài sản trong nhà. Tuy nhiên, số tiền bồi thường sẽ không vượt quá giá trị tham gia bảo hiểm.
Ngoài bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, khách hàng có thể lựa chọn tham gia thêm các sản phẩm bảo hiểm bổ sung gồm giông bão, lũ lụt, trộm cướp, nước tràn từ bể chứa, đâm va với xe cộ, súc vật... Phí bảo hiểm được căn cứ vào mức độ của rủi ro cháy nổ, các rủi ro khác chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng số phí bảo hiểm.Tuy nhiên, không ít chủ hộ, sau khi được doanh nghiệp bảo hiểm tư vấn và báo mức phí đóng đã lắc đầu và không muốn bỏ chi phí vì sự an toàn cho cuộc sống của mình. Đồng thời, họ viện dẫn công tác PCCC phải xuất phát từ chủ đầu tư mới quan trọng.
Liên quan đến an toàn cháy nổ tại các chung cư, sau liên tiếp các vụ cháy xảy ra tại khắp cả nước, nhưng đến nay, câu chuyện về PCCC tại các chung cư vẫn giữ nguyên độ “hot”, khi mà tình trạng mất an toàn cháy nổ ở nhiều chung cư chưa có sự cải thiện. Nhiều chung cư đã đi vào sử dụng 2 năm, vẫn chưa nghiệm thu hệ thống PCCC. Đến khi có sự cố trong căn hộ, nhưng hệ thống báo cháy hoàn toàn “tắt tiếng”, cho đến khi khói bốc nghi ngút ra bên ngoài, bảo vệ tòa nhà mới phát hiện và dập tắt.
Đây là dấu hiệu cho thấy, hệ thống báo cháy của chung cư có sự cố liên quan đến cháy nổ. Nhiều chung cư bị cảnh báo, thậm chí bị bêu tên trên truyền thông về an toàn PCCC, nhưng chủ đầu tư vẫn thờ ơ chưa chịu khắc phục. Người dân thì vẫn ở và nỗi lo thì vẫn còn đó. Hỏa hoạn có thể ập đến bất cứ lúc nào đối với một công trình không bảo đảm các điều kiện về PCCC và có thể gây ra hậu quả nặng nề.
Vấn đề đặt ra là, tại sao cơ quan chức năng không mạnh mẽ, kiên quyết hơn trong việc buộc chủ đầu tư tạm di dời dân ra khỏi công trình không bảo đảm an toàn về PCCC. Còn việc di dời đi đâu, chi phí ở tạm như thế nào thì tất nhiên chủ đầu tư phải gánh chịu. Nếu xử lý như hiện tại thì người dân không những không được an cư, mà ngược lại, phải sống trong môi trường đầy ẩn họa về cháy nổ.
Biện pháp bảo đảm an toàn cao nhất cho sức khỏe và tính mạng người dân là phải cách ly họ ra khỏi môi trường sống không bảo đảm đó. Đối với những công trình cố tình vi phạm, các cơ quan chức năng và chính quyền sở tại cần mạnh tay hơn nữa, không chỉ buộc chủ đầu tư di dời cư dân, mà còn phải phong tỏa tòa nhà không cho hoạt động cho đến khi được xác nhận an toàn.
Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03
Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Môi trường 17/11/2024 20:50
Tin bão mới nhất: Siêu bão MAN-YI giật cấp 17 càn quét đảo Lu-Dông, chuẩn bị vào Biển Đông
Môi trường 17/11/2024 07:05
Thời tiết mới nhất: Gió mùa Đông Bắc tràn về, Bắc Bộ trời chuyển lạnh, có nơi dưới 15 độ C
Môi trường 17/11/2024 06:54
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/11: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác
Môi trường 17/11/2024 06:17
Miền Bắc đầu tuần đón không khí lạnh, có nơi dưới 15 độ C
Môi trường 16/11/2024 10:29
Tin bão mới nhất: Siêu bão MAN-YI giật cấp 17 đổ bộ Biển Đông trở thành bão số 9
Môi trường 16/11/2024 09:42