Nghệ sĩ cải lương Quang Khải: Mong có đất diễn để thể hiện tài năng

Mặc dù chưa công diễn nhưng vở cải lương “Vua Phật” đang nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả lẫn giới truyền thông. LĐTĐ có cuộc trò chuyện với nghệ sĩ cải lương Quang Khải – người đóng vai Phật hoàng Trần Nhân Tông phần 2 để hiểu hơn về vai diễn đặc biệt này cũng như tâm tình, nỗi vất vả của những nghệ sĩ sân khấu truyền thống.
Tín hiệu mừng cho sân khấu cải lương

Có thể nói, hiếm có vở cải lương nào lại được khán giả và giới truyền thông mong đợi như vở “Vua Phật”. Là diễn viên chính trong vở này, anh có thể chia sẻ với độc giả điều đặc biệt của “Vua Phật” trong không gian Nhà hát nghệ thuật Âu Cơ sắp diễn ra tới đây?

Vở cải lương "Vua Phật" của tác giả Bùi Hữu Dược, do NSƯT Triệu Trung Kiên đạo diễn, là tác phẩm ca ngợi sự nghiệp và công đức của vị vua Anh hùng - Phật hoàng Trần Nhân Tông, người sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm mang đậm bản sắc Việt Nam. Vở diễn được Nhà hát Cải lương Việt Nam dàn dựng theo phương thức xã hội hóa nhằm giúp hậu thế hiểu rõ thêm gương hạnh, công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông để trân quý, giữ gìn, phát huy các giá trị tư tưởng của Ngài.

Nghệ sĩ cải lương Quang Khải: Mong có đất diễn để thể hiện tài năng
Hình ảnh vở "Vua Phật" trong buổi sơ diễn.

Khác với các vở cải lương khác, khán giả sẽ không thấy nhữung sung đột, kịch tính mà "Vua Phật" đưa khán giả đến với trạng thái tâm lý tĩnh nhất. Đến với khán phòng của Nhà hát nghệ thuật Âu Cơ để thưởng thức vở diễn, khán giả sẽ cảm nhận được mùi hương trầm nhè nhẹ hòa cùng tiếng kinh kệ với sự đồng hành của các sư thầy. Chắc chắn với một không gian nghệ thuật độc đáo như thế, Quang Khải nghĩ khán giả sẽ hoàn toàn thoải mái để thưởng thức vở diễn một cách tốt nhất.

Thể hiện những nhân vật lịch sử luôn là đề tài khó với nhiều nghệ sĩ, là một diễn viên trẻ đảm nhận vai diễn lịch sử có thật như Phật Hoàng Trần Nhân Tông, anh có gặp khó khăn gì?

Tôi đã có kinh nghiệm tham gia nhiều vở diễn. Đặc biệt, những năm gần đây có nhiều vai diễn được mọi người đón nhận. Tuy nhiên vai diễn Phật Hoàng Trần Nhân Tông là vai diễn hết sức lớn đối với tôi. Vì Phật Hoàng là một người tu hành, làm thế nào để một người nghệ sĩ trong cuộc sống hối hả như hiện nay có thể cảm nhận được điều này không phải dễ.

Nghệ sĩ cải lương Quang Khải: Mong có đất diễn để thể hiện tài năng
Nghệ sĩ cải lương Quang Khải trong vai diễn Phật Hoàng Trần Nhân Tông phần 2.

Ban đầu khi đọc kịch bản tôi rất hoang mang không biết diễn đạt vai diễn bắt đầu từ đâu, tiếp cận vai diễn như thế nào. Tôi đã phải dành nhiều thời gian quan sát các nhà thiền sư rồi cóp nhặt phong thái của họ. Sau đó, lắng nghe hướng dẫn của đạo diễn, của các sư thầy, tôi đã may mắn được 10 phút nhập dần, chìm đắm vào tâm lý của nhân vật. Tôi thấy mình như chạm gần tới một phần nào đó cái ngưỡng của một nhà thiền sư. Và tôi đã giữ cái ngưỡng đó để làm bước song hành cho mình khi tiếp cận vai diễn.

Thực tế hiện nay, sân khấu nghệ thuật truyền thống đang rất thiếu những kịch bản hay như “Vua Phật”. Bên cạnh đó, mức thu nhập của nghệ sĩ hoạt động trong một đơn vị nghệ thuật truyền thống cũng rất eo hẹp. Điều gì khiến anh vẫn đau đáu với nghề?

Sân khấu nghệ thuật truyền thống không chỉ gặp khó ở kịch bản, mức thu nhập nghệ sĩ mà còn ở đất diễn. Nhà hát Cải lương Việt Nam có hai đoàn. Mỗi năm mỗi đoàn chỉ được dựng 1 vở. Trong khi các nghệ sĩ đều muốn được cống hiến, thể hiện năng lực thông qua các vai diễn thì con số 1 vở diễn hàng năm cho mỗi đoàn của nhà hát thật quá ít ỏi. Các nghệ sĩ trẻ như tôi muốn tiếp cận, cọ sát với vai diễn chính cũng là cả một quá trình lâu dài và hết sức khó khăn. Bên cạnh đó việc phân vai diễn chính, phụ cũng là bài toán khó làm đau đầu các đạo diễn.

Trong giai đoạn này, tôi biết không ít nghệ sĩ có suy nghĩ chuyển nghề để có một thu nhập cao hơn. Tuy nhiên chính lòng yêu nghề, khao khát được thể hiện mình trên sân khấu đã níu giữ các nghệ sĩ ở lại, giữ niềm đam mê với nghề. Họ dùng khả năng của mình làm những nghề tay trái để nuôi nghề và nuôi sống bản thân.

Tôi cũng như nhiều nghệ sĩ trẻ khác luôn mong muốn có nhiều đất diễn để chúng tôi có cơ hội được thể hiện tài năng cũng như niềm đam mê với nghề.

Nghệ sĩ cải lương Quang Khải: Mong có đất diễn để thể hiện tài năng
Vở cải lương "Vua Phật" sẽ được công diễn vào 3 đêm 23,24,25/11 tại Nhà hát Nghệ thuật Âu Cơ - Hà Nội.

Được biết, Nhà hát Cải lương Việt Nam chưa có rạp biểu diễn riêng. Vậy khán giả yêu cải lương có thể tìm xem các vở diễn ở đâu thưa anh?

Có một rạp hát của riêng mình là mong mỏi của bao nhiêu thế hệ nghệ sĩ, lãnh đạo Nhà hát Cải lương Việt Nam từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thành hiện thực. Mặc dù trong những năm gần đây Nhà hát Cải lương Việt Nam là một điểm sáng của sân khấu nghệ thuật truyền thống qua những vở "Mê Cung" (2012), "Chuyện tình Khâu vai" (2013), "Mai Hắc Đế" (2014) và năm 2015 là "Vua Phật". Sau đó, đầu tháng 12, Nhà hát sẽ khởi công xây dựng một công trình nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng sắp tới nhưng hiện tại Nhà hát vẫn chưa có rạp biểu diễn. Điều này khiến các vở cải lương đến với gần với khán giả lại càng khó khăn hơn.

Tôi cũng như các nghệ sĩ của Nhà hát Cải lương Việt Nam rất mong có một "ngôi nhà" của riêng mình, để các nghệ sĩ chúng tôi có cơ hội được thể hiện tài năng, niềm đam mê, cùng nhau gìn giữ và phát huy những giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Cảm ơn những chia sẻ của anh. Chúc cho những mong muốn của anh sớm trở thành hiện thực!

Nguyễn Hoài

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

(LĐTĐ) Chiều 30/10, tại Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã trao quyết định bổ nhiệm NSND Nguyễn Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam giữ chức vụ Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn theo Quyết định số 3199/QĐ-BVHTTDL.
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 đã diễn ra tại sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội (quận Hà Đông). Cuộc thi do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức.
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

(LĐTĐ) Ngày 26/10, triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” đã được tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng (số 55 Quang Trung, Hà Nội). Triển lãm đã giúp người tham quan sống lại rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cùng chàng thám tử nhí Conan.
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

(LĐTĐ) Ngày 26/10, tại Nhà Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Thái Nguyên, Báo Thanh tra tổ chức lễ khai mạc Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống vẻ vang của ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động