Sắp ra mắt vở cải lương “Vua Phật”

Tín hiệu mừng cho sân khấu cải lương

Cùng với hai vở diễn “Mai Hắc Đế” và “Vua Thánh triều Lê” tham gia Liên hoan Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc của Nhà hát Cải lương Việt Nam đang được khán giả và giới truyền thông ghi nhận, đánh giá cao, vở “Vua Phật” sắp được công diễn trong sự mong chờ của đông đảo người yêu sân khấu, cho thấy những tín hiệu khởi sắc của nghệ thuật sân khấu truyền thống.
Sân khấu cải lương chờ cơ hội để vực dậy
Những ngày tháng cơ cực cuối đời của hai nghệ sỹ cải lương

Thêm một vở diễn mới

Thời gian này, sân khấu cải lương cả nước đang rộn ràng với Liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc được tổ chức tại Bạc Liêu. Liên hoan không chỉ mang đến niềm vui cho khán giả yêu cải lương, mà còn mở ra cơ hội học hỏi và giao lưu cho những người làm nghề. Một điều đáng ghi nhận tại liên hoan năm nay là con số “kỷ lục” các đội thi và vở diễn với 33 tác phẩm, đủ các thể loại dân gian, hài, tâm lí, xã hội, lịch sử- cách mạng. Ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục NTBD, cho biết: “Trong lịch sử các cuộc thi liên hoan nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống, chưa có cuộc thi nào lại có nhiều đơn vị nghệ thuật và vở diễn tham dự như liên hoan năm nay. BTC không giới hạn đề tài từ lịch sử, dã sử đến chính kịch, hài kịch dân gian, tâm lý, xã hội với mong muốn truyền tải đến người xem những thông điệp của cuộc sống hôm nay”.

Tín hiệu mừng cho sân khấu cải lương
Vở cải lương “Vua Phật” sẽ được ra mắt khán giả vào 23, 24, 25/11 sắp tới tại Hà Nội

Những ngày đầu của liên hoan, hiệu ứng khán giả khá tốt khi số ghế trong khán phòng nhà hát gần như lấp đầy, có những đêm khán giả phải đứng để xem như vở “Mai Hắc Đế” của Nhà hát Cải lương Việt Nam. Vở diễn tái hiện nhân vật lịch sử Mai Thúc Loan từ nhỏ đến khi trở thành anh hùng dân tộc đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường… Theo NSƯT Hoàng Văn Đạt - PGĐ Nhà hát Cải lương Việt Nam, hai vở diễn tham gia liên hoan lần này của nhà hát là vở “Mai Hắc Đế” và “Vua Thánh triều Lê” được khán giả và giới truyền thông ghi nhận, đánh giá cao đã chứng tỏ, sân khấu cải lương đang được quan tâm hơn. Đặc biệt, sắp tới, vào các ngày 23, 24 và 25/11, Nhà hát Cải lương Việt Nam sẽ cho ra mắt khán giả yêu sân khấu cải lương vở “Vua Phật” tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội), đúng vào dịp kỷ niệm 707 năm ngày nhập niết bàn của vua Trần Nhân Tông 1/11 (âm lịch). Đây là vở cải lương do TS Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ) viết kịch bản; NSƯT Triệu Trung Kiên đạo diễn, với sự cố vấn của Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đạo diễn, NSƯT Triệu Trung Kiên chia sẻ: “Vở “Vua Phật” ra đời là một duyên may trong duyên đời, khi tình cờ chúng tôi gặp gỡ TS Bùi Hữu Dược, là tác giả của tác phẩm cùng tên. Trước đó, TS Bùi Hữu Dược đã xem và đánh giá rất cao vở cải lương “Mai Hắc Đế”. Từ đó ông đã mong muốn được đưa tác phẩm tâm huyết của mình lên sân khấu cải lương. Để thực hiện vở diễn này là một sự mạnh dạn và quyết tâm của anh em nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Việt Nam trong việc thực hiện hoàn toàn bằng nguồn kinh phí từ xã hội hóa và vận động quyên góp không có nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Dấu ấn chuyển giao thế hệ

TS. Bùi Hữu Dược chia sẻ, về ý nghĩa và sự hình thành vở diễn “Vua Phật”: Xuất phát từ việc học trò hiện nay không thích học môn lịch sử, ông đã viết câu chuyện Phật hoàng Trần Nhân Tông để cho thanh, thiếu niên dễ dàng tiếp cận với lịch sử Việt Nam. Câu chuyện đó đã có cơ duyên đến tay các nhà đạo diễn và các nghệ sỹ, từ một câu chuyện nhỏ, các đạo diễn đã dựng lên vở kịch “Vua Phật”. Thế giới có thái tử xuất gia thành Phật còn Việt Nam có vua xuất gia thành Phật. Khác với nhiều vị quân vương trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông không chỉ là vị vua anh minh mà còn muốn qua đạo, tạo đời . Vở diễn với tư tưởng, tình cảm và tâm huyết của các nghệ sỹ đóng góp đã được ra đời, trải qua nhiều khó khăn và gian nan trong việc tạo dựng nhưng anh em đã quyết tâm đồng lòng để hoàn thiện vở diễn.

Để dàn dựng vở cải lương “Vua Phật”, Nhà hát Cải lương Việt Nam huy động 60 nghệ sĩ, diễn viên tham gia. Có thể nói, “Vua Phật” là một sự “thử sức” mới của Nhà hát Cải lương Việt Nam khi giao cho một ekip rất trẻ thực hiện, gồm các nghệ sĩ trẻ tài năng của nhà hát đảm nhiệm các vai diễn như nghệ sĩ Minh Hải (vai Trần Nhân Tông hồi I), Quang Khải (vai Trần Nhân Tông hồi II), Văn Đáng (vai Trần Anh Tông), Hoàng Tùng (vai Trần Thánh Tông)... cùng sự tham gia của các sinh viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, các nhà sư Học viện Phật giáo Việt Nam... Trao đổi với PV, nghệ sĩ Minh Hải cho biết, ban đầu khi nhận vai anh hết sức lo lắng bởi tuổi đời còn quá trẻ nhưng lại được phân vào một vai diễn lớn, là một anh hùng có thật trong lịch sử, nên bản thân không biết làm thế nào để thể hiện cho đúng với nhân vật. Sau khi được sự động viên, chỉ bảo tận tình của đạo diễn, anh mới dám tự tin nhập vai. Theo nghệ sĩ Minh Hải, anh phải học thiền, ăn chay, đi lễ nhiều hơn để có thể diễn đúng thần thái của vua Trần Nhân Tông và cơ bản được đạo diễn và các nhà chuyên môn hài lòng. Minh Hải cũng chờ đợi vào sự đánh giá của khán giả sau khi vở công chiếu vào tuần tới.

Theo đạo diễn, NSƯT Triệu Trung Kiên, khi xây dựng vở diễn, đặc biệt khi xây dựng hình tượng nhân vật Phật hoàng Trần Nhân Tông, ê kíp đã tôn trọng tất cả những dữ kiện lịch sử mà tác phẩm “Vua Phật” đã thể hiện; chỉ được hư cấu một vài chi tiết rất nhỏ để hấp dẫn người xem và giúp người xem cảm nhận được đây là một tác phẩm nghệ thuật. Có thể gọi đây là một “bữa tiệc nghệ thuật chay” có sự phối hợp của các loại hình nghệ thuật cộng sinh như hội họa, múa, âm nhạc. “Chúng tôi rất mừng khi vở diễn chưa công diễn nhưng đã nhận được rất nhiều chia sẻ, quan tâm của khán giả tới vở diễn. Trước mắt, Nhà hát Cải lương Việt Nam chỉ mới công diễn ba đêm đầu tiên từ 23 – 25/11, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ; sau đó sẽ được đem đi lưu diễn tại các địa phương trên cả nước. Đài Truyền hình Việt Nam cũng sẽ phối hợp với chúng tôi đưa vở diễn lên Nhà hát Truyền hình để khán giả cả nước đều có cơ hội được xem". – NSƯT Triệu Trung Kiên phấn khởi cho biết.

Nguyễn Hoài

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động