Ngâm rau trong nước muối, sai lầm tai hại bà nội trợ nào cũng mắc
Sau thịt, rau... đến lượt trứng gia cầm được dán tem truy xuất nguồn gốc | |
Cách chọn rau ngót sạch, không hóa chất có thể bạn chưa biết |
Lâu nay, nhiều bà nội trợ vẫn có thói quen ngâm rau, củ quả bằng nước muối trước khi chế biến để khử độc, đảm bảo an toàn cho thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo, đây là cách làm sai lầm bởi nước muối gần như “vô tác dụng” trong việc loại bỏ thuốc trừ sâu và hóa chất.
PGS.TS Trần Hồng Côn, Giảng viên Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN (ĐH QGHN) cho biết, đến nay, chưa một dung dịch nào có thể loại trừ hoàn toàn thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản trên các loại rau, củ và các thực phẩm khác. Đối với một số loại thuốc trừ sâu không thẩm thấu tức là chỉ bảo vệ ở bề mặt rau bên ngoài thì có thể loại bỏ hóa chất bằng cách rửa rau dưới vòi nước sạch từ 2 – 3 lần.
Riêng đối với những loại thuốc sâu tác dụng lên sâu bệnh theo cơ chế nội hấp (thuốc ngấm vào rau quả, con sâu ăn rau quả đó sẽ chết) thì buộc phải có thời gian cách ly để thuốc phân hủy hết chứ không có cách nào rửa sạch.
Theo các chuyên gia hiện nay chưa một dung dịch nào có thể loại trừ hoàn toàn thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản có trong rau củ, quả. Ảnh: Hà Trang |
Chuyên gia này cũng cho biết, quan niệm ngâm nước muối có thể loại bỏ chất hóa học chỉ là lời đồn thổi không có căn cứ. Cách làm này hoàn toàn sai lầm thậm chí còn khiến các hóa chất hóa học nếu có trong rau khó hòa tan trong nước.
“Chúng ta không nên ngâm rau trong nước muối vì những chất tan trong nước thì dễ tan trong nước ngọt hơn là nước muối. Nước muối nồng độ càng cao thì các hóa chất càng khó tan”, PGS.TS Trần Hồng Côn khẳng định.
Theo chuyên gia này, ngay cả việc loại bỏ hóa chất bằng máy sục ozone cũng không có tác dụng. Về lý thuyết, máy ozone có thể loại bỏ được các chất hóa học nhưng trong điều kiện thực tế với nồng độ chất hữu cơ ở rau quả thôi ra nhiều thì gần như chiếc máy này không có hiệu quả.
Cách tốt nhất là rửa rau dưới vòi nước sạch nhiều lần để loại bỏ vi khuẩn hoặc hóa chất bám bên ngoài bề mặt rau. Ảnh: Hà Trang |
Cũng theo PGS.TS Trần Hồng Côn thuốc trừ sâu nếu dùng đúng chủng loại, có trong danh mục được phép sử dụng, đủ thời gian cách ly thì rau đó vẫn được gọi là an toàn. Ngược lại nếu người trồng sử dụng không đúng loại thuốc, thuốc cấm hoặc không đủ thời gian cách ly thì rau đó không an toàn cho người sử dụng.
Chuyên gia này cũng khẳng định, không thể phân biệt được rau nhiễm hóa chất hay an toàn chỉ bằng mắt thường hay các mẹo vặt. Lời khuyên cho các bà nội trợ là nên mua rau rõ nguồn gốc xuất xứ, đây là việc quan trọng để có rau an toàn sử dụng.
Ngoài ra, sau khi mua rau về nhà, người tiêu dùng nên rửa rau dưới vòi nước sạch từ 2 – 3 lần và ngâm trong nước (không cho muối). Chúng ta cũng có thể sử dụng xà phòng dầu dừa để rửa sạch tương đối những loại thuốc bảo vệ thực vật bám trên bề mặt rau. Các loại củ quả thì ngoài việc rửa sạch người tiêu dùng nên gọt vỏ để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Riêng đối với những trường hợp, thuốc trừ sâu đã thẩm thấu, ngấm vào bên trong rau thì không có cách nào rửa sạch.
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, giảng viên khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học bách khoa Hà Nội cũng cho rằng, thực chất việc ngâm nước muối chỉ có tác dụng gây ức chế hoặc diệt vi khuẩn ở một chừng mực nhất định.
Riêng về các loại hóa chất trừ sâu, ngâm nước muối hoàn toàn “vô dụng”. Thậm chí nếu ngâm nước muối quá đặc, trong một thời gian dài còn dễ khiến rau bị dập nát, các hóa chất cũng thẩm thấu ngược trở lại. Cách tốt nhất và hiệu quả nhất theo chuyên gia này là rửa rau dưới vòi nước sạch nhiều lần để loại bỏ vi khuẩn hoặc hóa chất bám bên ngoài bề mặt rau.
“Một số chất hữu cơ có hại trên lá rau, vỏ củ và quả dễ dàng hòa tan trong nước lã hơn là nước muối. Để sát khuẩn cho rau chúng ta có thể ngâm rau bằng nước gạo sau đó rửa lại bằng nước sạch nhiều lần”, chuyên gia này cho hay.
Theo Hà Trang/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05