Nạn nhân nhập viện có liên quan tới nồng độ cồn giảm đáng kể
Công an xử phạt nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong đêm | |
Hà Nội: Tăng cường tuần tra xử lý nghiêm theo Nghị định 100 trong dịp Tết | |
Tai nạn giảm hẳn sau 2 tuần xử phạt nồng độ cồn |
Số ca cấp cứu tai nạn giao thông giảm hơn 17%
Trước đây, khi chưa có Nghị định 100 thì những bữa tiệc, những cuộc nhậu của một số người, một số đơn vị thường dài lê thê và ảnh hưởng rất nhiều đến những người xung quanh.
Thế nhưng, từ khi Nghị định 100 ra đời thì những buổi nhậu cũng ngắn hơn, những người say xỉn ít dám ra đường... Tâm lý chung của nhiều người đều sợ có nồng độ cồn khi phải điều khiển phương tiện xe máy, xe ô tô tham gia giao thông.
Cụ thể, ngay sau những ngày đầu thực hiện Nghị định 100, trật tự an toàn giao thông đã tốt hơn rất nhiều. Số người vi phạm giao thông có nguyên nhân từ rượu, bia đã giảm. Những bệnh viện cũng không còn cảnh quá tải vì phải cấp cứu những ca tai nạn liên quan đến rượu, bia như mọi khi.
Tại Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) đã giảm hẳn số bệnh nhân đến cấp cứu. (Ảnh: H.S) |
Tết Canh Tý 2020 cũng chính là thời điểm Nghị định 100 đi vào cuộc sống. Có thể nói, việc thực thi Nghị định đã có tác động tích cực trong việc giảm tai nạn giao thông liên quan đến bia, rượu.
Rõ ràng, hiệu quả từ Nghị định 100 đã và đang có chuyển biến tích cực đến đời sống của người dân, nhất là ý thức tốt hơn khi tham gia giao thông trên đường.
Cụ thể, số liệu từ Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho thấy, số vụ nhập viện do tai nạn giao thông trong 4 ngày nghỉ Tết đã giảm trên 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê tại các bệnh viện tuyến trên, số nạn nhân nhập viện do tai nạn giao thông có liên quan tới nồng độ cồn đã giảm từ 8% tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) và tới 18% tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh).
Trong 5 ngày Tết vừa qua, theo tổng hợp của Bộ Y tế, số ca cấp cứu tai nạn giao thông giảm hơn 17%. Tỷ lệ nạn nhân tai nạn giao thông vào cấp cứu trong tình trạng có nồng độ cồn vào khoảng 7 - 8%, giảm mạnh so với năm trước.
Bác sĩ Phạm Vũ Hùng trực tại Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết, trong 7 ngày qua (từ 29 Tết đến sáng mùng 5 Tết), Bệnh viện đã tiếp nhận cấp cứu 304 ca cấp cứu do tai nạn giao thông.
Đáng nói là trong số những ca cấp cứu do tai nạn giao thông, số nạn nhân có nồng độ cồn trong máu giảm mạnh, chỉ còn 65 ca, giảm tới gần 5 lần so với cùng thời điểm Tết năm trước.
Giảm gần 500 ca cấp cứu do ẩu đả so với Tết trước
Nghị định 100 không chỉ có tác động tích cực trong việc giảm tai nạn giao thông liên quan bia rượu tai nạn thương tích, mà còn góp phần làm giảm hẳn các ca cấp cứu do ẩu đả. Trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 số ca cấp cứu do ẩu đả đã giảm mạnh.
Cụ thể, trong 3 ngày nghỉ Tết có 1.660 ca cấp cứu tai nạn do ẩu đả (giảm 499 trường hợp so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi), chiếm 2% trong tổng số ca cấp cứu tại các bệnh viện, trong đó có 1.213 ca phải nhập viện điều trị, 5 trường hợp tử vong (giảm 3 trường hợp so với Tết Kỷ Hợi).
Đoàn công tác của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trao quà cho người nhà người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. (Ảnh: H.S) |
Một bạn đọc chia sẻ: “Không thể tin được Tết Canh Tý về quê nhà nhà nước ngọt, người người chỉ ăn không uống. Các bợm nhậu hiền hậu bất ngờ, người người từ chối uống, tiếng nói cười rộn rảng thay cho những tiếng chửi bậy thường xuất hiện trong các bữa nhậu xưa. Vợ chồng con cái đi chúc Tết rộn rã đường làng ngõ xóm, tiếng cười râm ran cả làng quê”.
Trao đổi với báo chí, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết so với Tết năm ngoái, năm nay giảm nhiều mặt, từ số ca tai nạn giao thông đến đánh nhau, ngộ độc, giúp giảm tổng số ca cấp cứu.
Cụ thể, số ca do đánh nhau là 1.660, giảm gần 500 ca; trong số này có 5 người tử vọng, giảm 3 người so với tết trước. Về rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn, trong 3 ngày tết có 910 trường hợp khám, cấp cứu, giảm 222 trường hợp, trong đó có 236 ca ngộ độc rượu bia (giảm 45 trường hợp), 221 ca ngộ độc thức ăn tự chế biến (giảm 36 trường hợp).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15
Giá vé xe buýt tại Hà Nội từ 1/11/2024
Infographic 31/10/2024 09:13