Một câu hỏi khó
Thật đáng mừng! | |
Dân dã mà đúng sao? | |
Hy vọng là thế! |
- Đâu có. Tớ nói cái trách nhiệm công dân trong việc sử dụng xăng dầu ấy.
- Gớm bác cũng tỉa tót nhỉ, em hiểu nhầm. Hóa ra bác muốn nói chuyện nóng mấy ngày nay: Đề nghị tăng thuế môi trường lên 8.000đ/lít xăng là trách nhiệm công dân, phải không?
- Đó, chính nó đấy. Sao cái anh Hiệp hội xăng dầu có thể đưa ra ý kiến phiến diện như thế nhỉ.
- Cũng có lý đấy bác ạ. Việc tăng thuế xăng dầu là cần thiết bởi hiện nay, giá của mặt hàng này thấp so với các nước trong khu vực, thuế nhập khẩu giảm tiếp xuống 0% thì phải tăng thuế khác để bù...
-Vậy hóa ra tham gia vào cái WTO cho vui. Mà tăng khoản này nói là để bảo vệ môi trường cơ mà. Nếu như chú nói là để bù giá thì lại sử dụng sai mục đích rồi. Mà tội này đâu có nhỏ.
- Theo như anh Tài chính thì tăng thuế là nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường, góp phần hạn chế sử dụng hàng hóa gây ô nhiễm; đảm bảo tính ổn định của chính sách; phù hợp với lộ trình dài, thay thế thuế nhập khẩu phải cắt giảm dần theo cam kết quốc tế và phù hợp với mức thu của các nước xung quanh nhằm hạn chế tình trạng buôn lậu xăng dầu. Em thấy cũng chấp nhận được.
- Tớ lại rất băn khoăn, không biết các nhà hoạch định chính sách đã đánh giá hết những tác động to lớn của việc tăng thuế (cũng là tăng giá) mặt hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế này hay chưa? Còn mấy cái ý kiến của anh Tài chính tý nữa tớ sẽ bàn. Nhưng trước hết tớ dám chắc, ai cũng có thể nhận ra giá xăng dầu tăng sẽ tác động lớn đến nền kinh tế; sau đó là rất nhiều hệ lụy.
-Điều này bác nói, em công nhận. Giá xăng tăng ắt giá các mặt hàng khác đều tăng. Đến mấy bà bán rau rong cũng tăng giá vì giá xăng tăng thì phí chuyên chở từ ngoại thành vào nội thành tăng.
-Các sản phẩm đều tăng giá thì sức mua của dân sẽ giảm, sức mua giảm sẽ kìm hãm sản xuất, sản xuất cầm chừng sẽ “bóp chết” các DN, DN “thoi thóp” thì người lao động mất việc làm, đời sống khó khăn… Tất cả lại đổ vào trách nhiệm xã hội.
-Ơ ta đang bàn đến cái “trách nhiệm công dân” cơ mà, sao bác lại chuyển sang “trách nhiệm xã hội”?
-“Trách nhiệm xã hội” quá đi chứ. Nói là “gánh nặng cho xã hội” thì đúng hơn. Đấy là chưa tính khi sản phẩm của ta giá cao, sẽ là cơ hội tốt cho các sản phẩm ngoại phát triển. Mà chuyên “thua ngay trên sân nhà” đang cố khắc phục còn chưa xong. Dân đành chấp nhận sử dụng hàng hóa tiểu ngạch, không được kiểm tra chất lượng. Vậy cái ý kiến tăng thuế xăng để góp phần hạn chế sử dụng hàng hóa gây ô nhiễm, đúng không chú?.
-Nghe bác phân tích em cũng thấy gờn gợn. Thế còn chuyện hạn chế buôn lậu?
-Này nhé, chuyện buôn lậu xăng qua biên giới là trách nhiệm của các cơ quan chức năng chống buôn lậu nhé. Không thể cứ để thất thoát rồi tăng giá cho dân chịu. Chuyện này chả cứ xăng mà ối ngành khác cũng đã áp dụng. Cứ đầu tư thua lỗ, đầu tư sai chức năng kiếm lợi rồi kêu lỗ để bù giá, chú còn lạ gì nữa.
-Nhưng buôn lậu với số lượng lớn như thế cũng xót thật.
-Theo chỗ tớ được biết thì giá xăng của ta đang theo cơ chế thị trường, nghĩa là thu phải đủ bù chi và có lợi nhuận. Vậy bán ở đâu chả là bán. Tớ thấy có bạn đưa ra ý kiến rất hay: Buôn lậu xăng tức là đã chuyển một lượng ô nhiễm môi trường từ xăng ra khỏi đất nước.
-Bác nói cũng có lý đấy. Theo em hiểu thuế môi trường tất nhiên là để bảo vệ môi trường. Vậy mỗi một lít xăng dầu có làm ô nhiễm môi trường đến mức cần 8.000 đồng để bảo vệ môi trường không?
-Chuyện này khó mà khẳng định suông được, phải tính toán trên cơ sở khoa học hẳn hoi. Mà cái ông giáo viên già cạnh nhà tớ đặt câu hỏi thế nhiều mặt hàng khác cũng tác động đến môi trường rất lớn, tại sao lại chỉ đổ lên xăng dầu? Tớ thấy cũng đáng ngẫm.
-Đúng là thế. Đơn cử như khai thác cát, quặng… sao không tăng thuế thật cao ? Hay mấy lĩnh vực này chỉ là lợi ích của một nhóm người, không có tính toàn dân như xăng dầu?
-Đấy cũng là điều đáng bàn. Tớ muốn bàn thêm về mục đích sử dụng của thuế môi trường xăng dầu. Liệu có đúng là sử dụng cho bảo vệ môi trường không, hay lại như cái anh “phí giao thông”, phí chồng phí mà đường vẫn tồi. Động cải tạo con đường nào là lại BOT, nghĩa là lại mất phí.
-Có như thế thì đường vẫn phải đi, cũng như vẫn phải dùng xăng, cũng như không giảm được ô tô, nhu cầu dùng xăng vẫn không thể thiếu được.
-Chú nói đúng. Nhưng tớ còn băn khoăn, trước một loạt lý lẽ mà mình phân tích, nếu không ủng hộ liệu có tròn “trách nhiệm công dân đối với đất nước” không?
-Một câu hỏi khó.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00