Mọi hoạt động công đoàn đều vì lợi ích của người lao động

(LĐTĐ) Bác Hồ đã cụ thể hóa phương pháp hoạt động công đoàn bằng phương châm dễ nhớ, dễ làm: "Cán bộ công đoàn phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc và bàn bạc với công nhân". Mọi việc công đoàn làm phải vì lợi ích của người lao động…    
tham nhuan loi bac ho day moi viec cong doan lam phai vi loi ich cua nguoi lao dong Vẹn nguyên những lời dạy của Bác Hồ về cần, kiệm, liêm, chính
tham nhuan loi bac ho day moi viec cong doan lam phai vi loi ich cua nguoi lao dong Hà Nội luôn nỗ lực không ngừng để xây dựng Thủ đô giàu đẹp như mong muốn của Bác Hồ
tham nhuan loi bac ho day moi viec cong doan lam phai vi loi ich cua nguoi lao dong Khắc ghi bài học sau những lần gặp Bác Hồ

Trong sự nghiệp cách mạng, Bác Hồ đã vận dụng sáng tạo lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin về công đoàn vào thực tiễn Việt Nam, đề ra mục đích, tính chất, nội dung cơ bản của Công hội đỏ.

Trả lời câu hỏi đặt ra là "Tổ chức công hội làm gì?", Bác viết: "Tổ chức công hội để công nhân đi lại cho có cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân; năm là giúp cho quốc dân, giúp cho quốc tế". Bác còn giải thích thêm: "Đi lại không phải là bữa nay người A có giỗ chạp thì mời người B đến ăn; mai người B có cúng quảy lại mời người C đến uống rượu. Mà đi lại là bày vẽ cho nhau điều khôn lẽ phải, để giao hoán tri thức cho nhau.

Nghiên cứu là chẳng những sách vở, giở báo ra giảng, mà còn phải bàn bạc cách đấu tranh với tư bản và đế quốc chủ nghĩa. Sửa sang cách sinh hoạt như lập hiệp tác xã, mở hội học, hội chơi cho công nhân... Giữ gìn quyền lợi là khi hội đã có thế lực rồi thì đòi thêm tiền công, giảm bớt giờ làm... Giúp cho quốc dân và thế giới là đem lực lượng thợ thuyền cách mệnh làm cho ai cũng được bình đẳng, tự do như thợ thuyền Nga đã làm năm 1917".

"Cán bộ công đoàn phải cùng ăn, ở, làm việc và bàn bạc với công nhân". Đó là phong cách cần có của cán bộ công đoàn mà mỗi lần nói chuyện với cán bộ công đoàn Bác đều nhắc nhở, căn dặn. Phong cách cần có này là Bác đã rút ra từ thực tế đào tạo, rèn luyện cán bộ cách mạng, cán bộ làm công tác vận động quần chúng, trong đó có cán bộ công đoàn trong thời kỳ bí mật, trong kháng chiến và sau này.

tham nhuan loi bac ho day moi viec cong doan lam phai vi loi ich cua nguoi lao dong
Bác Hồ thăm nhà máy Diêm Thống Nhất những năm đầu khôi phục kinh tế (1956). Ảnh tư liệu

Bởi theo Bác: "Cán bộ công đoàn phải nắm vững chính sách của Đảng, đi đúng đường lối quần chúng, lãnh đạo phải dân chủ, phải cùng công nhân đồng cam cộng khổ, phải hòa mình với công nhân thành một khối, phải gương mẫu. Cán bộ công đoàn phải hiểu biết sản xuất, đời sống, nguyện vọng của công nhân, lao động, phải hiểu chính sách của Đảng, phải hiểu quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật... Nếu cán bộ không hiểu việc làm của họ, không hiểu họ thì làm sao lãnh đạo họ được".

Là người sớm tham gia phong trào công nhân, dày công nghiên cứu phong trào công đoàn, Bác Hồ đã cụ thể hóa phương pháp hoạt động công đoàn bằng phương châm dễ nhớ, dễ làm. "Cán bộ công đoàn phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc và bàn bạc với công nhân". Mọi việc công đoàn làm phải vì lợi ích của người lao động: Mục đích của công đoàn là phải cải thiện dần đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân lao động nói chung.

Lời chỉ dẫn ân cần của Bác với cán bộ công đoàn cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm, chứ không phải nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc. Mỗi khi ra một chỉ thị, nghị quyết đều vì lợi ích chung của quần chúng, tìm hiểu trình độ tiếp thu của quần chúng để biết kết quả thực tế mà sửa chữa. Công đoàn các cấp phải cải tiến lề lối làm việc, cần đi sát quần chúng. Tăng cường đôn đốc kiểm tra, bớt giấy tờ, hội họp. Cán bộ công đoàn cấp trên cần thường xuyên đi đến cơ sở để giúp đỡ họ một cách thiết thực hơn.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, những năm qua, tổ chức Công đoàn Thủ đô không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, vì người lao động. Chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn Thủ đô đặt lên hàng đầu thông qua việc tăng cường nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, người lao động bằng nhiều hình thức, để giải quyết kịp thời những vướng mắc.

Công đoànThủ đô thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động tại các doanh nghiệp, qua đó kịp thời nắm bắt, chấn chỉnh vi phạm, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Các hoạt động nhắm chăm lo đời sống vật chất, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động được duy trì thường xuyên như: xây dựng điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, mô hình tổ tự quản khu nhà trọ công nhân; cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động vay vốn phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ Mái ấm công đoàn để đoàn viên an cư, lạc nghiệp, tổ chức Tháng Công nhân, chăm lo Tết nguyên đán đầy đủ, chu đáo cho người lao động…Đặc biệt, các chương phúc lợi cho đoàn viên công đoàn được triển khai đã giúp vai trò của tổ chức Công đoàn được khẳng định ngày càng rõ nét.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đi qua với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi; đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 50% so với cùng kỳ 2023, gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội...
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

Qua thực hiện sắp xếp đối với 25 đơn vị hành chính cấp huyện, 756 đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2023 – 2025, 37 tỉnh, thành phố giảm được 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị hành chính cấp xã.
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong

Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong

(LĐTĐ) Ngày 1/11, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Lễ Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Xem thêm
Phiên bản di động