Vẹn nguyên những lời dạy của Bác Hồ về cần, kiệm, liêm, chính
Khắc ghi bài học sau những lần gặp Bác Hồ | |
Bác Hồ với công tác cán bộ | |
Tổ chức trang trọng, tiết kiệm và có sức lan tỏa sâu rộng | |
Vẹn nguyên những lời dạy của Bác Hồ về cần, kiệm, liêm, chính |
Hôm nay (19/5), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020”- lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Kỷ niệm sinh nhật Bác vào thời điểm cả nước đang tiếp tục triển khai việc Học tập và làm theo tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 - Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Và đặc biệt, các cấp cơ sở đã, đang và sẽ tiến hành Đại hội Đảng bộ để tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII dự kiến diễn ra đầu năm 2021, nên những bài học của Người về các vấn đề liên quan đến: Cần, kiệm, kiêm, chính, chí công vô tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Đảng ta nói chung, mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Sinh thời, Người luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân... để xây dựng đất nước Việt Nam độc lập- tự do; người dân ấm no- hạnh phúc (ảnh tư liệu). |
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương mẫu mực chăm lo đến việc tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí. Là một lãnh tụ cách mạng luôn vì nước, vì dân, vừa lo cho cuộc kháng chiến, vừa lo cho đời sống của người dân, Người luôn đau đáu: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng”. Vì thế, chỉ một ngày sau khi thành lập nước, trong số những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã nhấn mạnh: “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện, nó đã dùng mọi thủ đoạn hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Tôi đề nghị giáo dục lại tư tưởng nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính”.
Theo Người, cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biến, không ỉ lại, không dựa dẫm…; Kiệm là là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức …Người dạy: “Một hột gạo, một đồng tiền, tức là một số mồ hôi nước mắt của đồng bào”. Đi đôi với việc thực hành tiết kiệm, phải chống lãng phí, chống bệnh quan liêu. Vì theo Người, ruộng đất, máy móc không tự nó làm ra của cải mà phải do sức lao động của con người sáng tạo nên. Do đó, nếu làm ra được bao nhiêu lại tiêu xài hết bấy nhiêu thì không lại hoàn không; sản xuất mà không tiết kiệm thì như gió vào nhà trống. Tuy không trộm cắp của công như tham ô, nhưng lãng phí cũng làm cho nhân dân và chính phủ thiệt thòi, hao tổn, việc làm gây ra sự lãng phí, tổn thất về thời gian, sức lao động, tiền bạc của nhân dân và nhà nước. Cũng liên quan đến vấn đề tiết kiệm, Người nhấn mạnh: “Có tiết kiệm, không hoang phí xa xỉ, thì mới giữ được sự liêm khiết, trong sạch. Nếu hoang phí xa xỉ, thì ắt phải tìm cách xoay tiền. Do đó mà sinh ra hủ bại, nhũng lạm, giả dối”. Và Người chỉ rõ: “Chúng ta phải kiên quyết chống nạn lãng phí ở các cơ quan và trong sinh hoạt của chúng ta. Chống cách tiêu dùng bừa bãi tiền của của nhân dân và vốn liếng của Chính phủ”.
Liêm trong sạch, là “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”; không tham địa vị, không tham tiền tài, …”. Liêm là phẩm chất của người cán bộ trong thi hành công vụ; Chínhlà ngay thẳng, không tà, là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh…”; Chí cônglà rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị “tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán”, đem lòng chí công, vô tư đối với người, với việc. Theo Người, “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Muốn “chí công vô tư” phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân.
Không chỉ đề cao các vấn đề và nội hàm của cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, sinh thời Người còn đặc biệt coi trọng việc chống lại các biểu hiện tham ô (ngôn ngữ Bác Hồ thường sử dụng, nay chúng ta gọi là tham nhũng -PV). Trong bài nói chuyện năm 1952 về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, Bác Hồ nhấn mạnh, đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: “ ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”, “tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. Đặc biệt, Người chỉ ra 2 biểu hiện trong mười hành vi bất liêm của cán bộ đó là: “Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên; Người cán bộ, cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư”. Còn biểu hiện của bệnh tham ô, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là “Người cán bộ, cậy quyền thế mà đục khoét của dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư”.
Hội nghị Trung ương 4 - Khóa XII đã ban hành Nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong nội bộ. |
Về tác hại của tệ tham ô, ngay từ những ngày đầu thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi trọng lên án những biểu hiện của sự tha hóa quyền lực Nhà nước trong không ít cán bộ, đảng viên có chức, có quyền. Người luôn coi tham ô, lãng phí và quan liêu là ba kẻ thù hết sức nguy hiểm, Người viết: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ…Nó là kẻ thù khá nguy hiểm vì nó không mang gươm, mang súng mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng mọi việc của ta”. Trong ba kẻ thù trên, theo Người tham ô là kẻ thù nguy hiểm nhất, bởi đó là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội. Vì vậy, muốn làm tốt việc tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu thì cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hành trước và phải biến nó thành phong trào quần chúng rộng rãi. Trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộ lần thứ 6 của Đảng, ngày 18/1/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước… Hô hào tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã”.
Thấm nhuần tư tưởng và những lời dạy của Người về cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; về thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội đã cụ thể hóa thành các đạo Luật: Luật phòng chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đảng cũng thành lập Ban Phòng chống tham nhũng Trung ương; Ban Phòng chống tham nhũng tại các địa phương. Kết quả với sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị, thời gian qua vấn nạn tham nhũng, lãng phí đã từng bước được đẩy lùi. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, công tác phòng, chống tham nhũng đã đẩy lên cao trào trào mới, hàng loạt tổ chức, cá nhân là cán bộ, đảng viên, thậm chí cán bộ cao cấp bị xử, kỷ luật Đảng, bị xử lý hình sự. Công cuộc chống tham nhũng, lãng phí của Đảng, Nhà nước đã lấy lại niềm tin của Nhân dân với Đảng.
Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vào dịp các cấp đã và chuẩn bị Đại hội Đảng bộ cơ sở; Trung ương cũng vừa diễn ra Hội nghị lần thứ 12 bàn về công tác nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ XIII; Chính phủ, chính quyền các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân đang dồn sức đẩy mạnh sản xuất- kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hơn lúc nào hết mỗi tổ chức, cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần hơn nữa tư tưởng của Người liên quan đến cần, kiệm, liêm, chính để tự soi lại mình; tu dưỡng đạo đức, phát huy tài năng để cùng nhau xây dựng xã hội “dân chủ, công bằng, văn minh”; xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Tưởng nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, xin trích lại những câu thơ của Tố Hữu để mỗi chúng ta cần soi lại chính mình: “Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn/Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi/Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn"!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06