Hà Nội luôn nỗ lực không ngừng để xây dựng Thủ đô giàu đẹp như mong muốn của Bác Hồ
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh | |
Học theo Bác để Đảng ta mãi "là đạo đức, là văn minh" | |
Làm theo lời dạy của Bác Hồ, tổ chức Công đoàn không ngừng lớn mạnh |
Bác Hồ thăm Nhà máy Diêm Thống Nhất những năm đầu khôi phục kinh tế (1956). |
Bài viết của Bác Hồ đăng trên Báo Nhân dân, số 236, từ ngày 9 đến ngày 10/10/ 1954, với bút danh “C.B” có đoạn: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta thành một Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Những lời dạy ấy của Bác vẫn luôn ghi khắc sâu đậm trong lòng mỗi đảng viên, người dân và chiến sỹ Thủ đô.
Ba chữ “Thủ đô ta” chứa đựng biết bao tình cảm sâu nặng, gần gũi và sát sao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Hà Nội, chỉ riêng Hà Nội mới có được vinh dự ấy. Hà Nội cũng là nơi ghi những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người; một trong những nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc lâu nhất, cũng là nơi có nhiều địa danh in dấu chân Bác và đã từng được Người dành sự quan tâm, đến thăm và căn dặn. Qua các bài nói, bài viết, bức điện hay những chuyến thăm của Người đều để lại những dấu ấn không thể nào quên.
Mùa Thu lịch sử năm 1945, Hà Nội lần đầu tiên đón Bác khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Ngày 23/8/1945, Bác về đến Phú Gia (nay là Phú Thượng, Tây Hồ) và đến 25/8, các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đến đón Người về ở số nhà 48 Hàng Ngang của đại thương gia yêu nước Trịnh Văn Bô. Đây chính là nơi Bác dự thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ. Theo các tư liệu lịch sử, sau này nhớ lại, Bác nói đấy là những giây phút sung sướng nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng khi Người về sống và làm việc ở Hà Nội. Ngày 2/9/1945, khi Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình và ra mắt Chính phủ lâm thời cũng đã mang hàm ý chọn Hà Nội là Thủ đô, sau này Quốc hội đã chính thức công nhận điều này.
Thấm nhuần những lời dạy của Bác Hồ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô quyết tâm xây dựng TP Hà Nội giàu đẹp theo hướng văn minh- sáng- xanh- sạch. (ảnh Minh Phương) |
Ngay ngày làm việc đầu tiên của Chính phủ cách mạng lâm thời, Hồ Chí Minh đã nêu ra những nhiệm vụ cấp bách xây dựng đất nước, chăm lo đời sống Nhân dân, đặc biệt là diệt “giặc đói”, “giặc dốt” và giặc ngoại xâm. Phong trào hưởng ứng diễn ra sôi nổi ở khắp nơi, người dân Thủ đô nghe theo lời hiệu triệu của Bác đã không tiếc công, tiếc của để ủng hộ, có người hiến cả gia sản giúp cách mạng, giúp Nhân dân. Là người nghiên cứu lâu năm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng chia sẻ: Một sự kiện đặc biệt khác thể hiện sự gắn kết giữa Bác và Hà Nội là kỳ bầu cử Quốc hội đầu tiên năm 1946, tại Hà Nội có đến 74 người ứng cử mà chỉ lấy có 6 người ưu tú nhất.
Bước sang một kỷ nguyên mới, tư tưởng và những lời dạy quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Thủ đô Hà Nội đã và đang tiếp tục là ngọn đuốc soi đường, kim chỉ nam cho sự nghiệp cách mạng, là định hướng cơ bản, quan trọng để Đảng bộ, chính quyền, toàn dân và toàn quân Hà Nội xây dựng Thủ đô xã hội chủ nghĩa ngày càng hạnh phúc và phồn vinh, xứng đáng với vai trò là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước… |
Khi biết tin Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ứng cử ở Hà Nội, đông đảo người dân ngoại thành đã viết thư đề nghị Bác không phải ứng cử mà đương nhiên được rồi. Bác đã trả lời cảm ơn sự tín nhiệm của đồng bào, nhưng nói rằng mình cũng là công dân, cũng phải có trách nhiệm như bao công dân khác nên không thể có ngoại lệ. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trúng cử với số phiếu rất cao. Điều này cho thấy tình yêu lớn lao và niềm tin của Nhân dân Hà Nội dành cho Bác.
Sau 9 năm kháng chiến, mùa Thu lịch sử năm 1954, Hà Nội đã được đón Bác và Chính phủ trở về. Chủ tịch Hồ Chí Minh có mối quan tâm đặc biệt với Nhân dân Hà Nội. Mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn thường xuyên gửi thư tới các cụ phụ lão, chị em phụ nữ, tới nông dân, công nhân, trí thức và nhất là với tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng Hà Nội.
Từ Tết Ất Mùi (1955) trở đi, gần như năm nào Bác cũng đi chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội. Tết Kỷ Dậu năm 1969, trên đồi cây của xã Vật Lại (huyện Ba Vì), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham gia trồng cây, mở đầu “Tết trồng cây” lần thứ 10 do chính Người khởi xướng. Bác chúc Tết động viên cán bộ, công nhân Nhà máy điện Yên Phụ, Nhà máy Cơ khí Hà Nội, Nhà máy Cao su, Xà phòng, Thuốc lá, Nhà máy đèn Bờ Hồ, Nhà máy Diêm Thống nhất, Công trường và nhà máy bê tông đúc sẵn ở Chèm...; dự cuộc ngâm thơ mừng Xuân của các cụ phụ lão và văn nghệ sĩ Hà Nội tại Văn Miếu; gửi thư, tới thăm hỏi giáo viên và học sinh Hà Nội, thăm Tết người lao động nghèo ở Thủ đô... Nếu tính từ cuối tháng 8/1945 đến 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 17 năm sống và làm việc ở Thủ đô. Hà Nội là nơi lưu dấu ấn về những quyết sách lớn của Đảng, Chính phủ đối với đất nước trong mỗi bước đi lên nhưng cũng là nơi in đậm hình ảnh của Bác Hồ với biết bao niềm tự hào, xúc động thân thương và tình cảm đặc biệt mà Người dành cho Thủ đô.
Với Đảng bộ và chính quyền Hà Nội, Bác không những trực tiếp chỉ đạo, theo dõi việc lớn ở tầm chiến lược, vĩ mô và cả những công việc hết sức cụ thể, chi tiết và thiết thực hàng ngày. Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô xác định là kim chỉ nam, ngọn đèn soi sáng để xây dựng Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại như sinh thời Bác hằng mong muốn. Như PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc đã nhận định: Hà Nội có thể tự hào báo công với Bác, thực hiện lời Bác dạy, từ Thành phố bị tàn phá khủng khiếp trong chiến tranh, Hà Nội đã vươn lên, phát triển vượt bậc. Chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã làm được mong muốn của Bác là gương mẫu, đi đầu đối với cả nước. Đặc biệt, sau hơn 30 năm đổi mới, Thủ đô Hà Nội đã nỗ lực không ngừng xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đã cùng với cả nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng lên. Diện mạo Thủ đô có nhiều đổi mới.
Mặc dù chỉ chiếm 1% diện tích, 8% dân số cả nước, nhưng Hà Nội đang đóng góp gần 16% tổng lượng GDP, 18% tổng thu ngân sách và 8,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Hà Nội là địa phương có số xã đạt chuẩn nông thôn mới cao nhất cả nước, thu nhập của người dân Thủ đô cũng không ngừng tăng nhanh. Tỷ lệ hộ nghèo chung trên địa bàn đã giảm chỉ còn 0,42% vào cuối năm 2019. Hà Nội không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn; 100% gia đình người có công với cách mạng đều có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi sinh sống... Những tháng đầu năm 2020, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô đã đồng lòng, chung sức đẩy lùi dịch bệnh. Hà Nội đang tập trung quyết liệt chỉ đạo nhiều biện pháp nhằm vượt qua những khó khăn, thách thức, để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. “Hà Nội đã tiên phong, đi đầu, gương mẫu và giành thắng lợi trong phòng, chống đại dịch Covid-19, Hà Nội cũng đang quyết liệt phấn đấu để tiên phong, gương mẫu và giành thắng lợi trong mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế”.
Hà Nội cũng đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP cao gấp 1,3 lần so với bình quân của cả nước, đảm bảo các cân đối lớn về kinh tế, ngân sách, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và đang nỗ lực hết mình để tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo
Sự kiện 20/11/2024 10:28