Mẹo hay để bé lớn lên có hàm răng trắng như ngọc
Ăn hoa quả nào không lo mất nước vào mùa hè? | |
Đông y chữa tiêu thực (đầy bụng, khó tiêu) | |
Vối - bài thuốc thanh nhiệt, giải độc gan | |
Chữa nhức đầu do ngoại cảm phong thấp | |
Những mẹo hay khi đi du lịch |
Dưới đây là 8 lời khuyên giúp bé có hàm răng trắng như ngọc:
1. Bắt đầu chăm sóc răng trước khi chúng mọc
Bắt đầu làm sạch miệng của con mình ngay cả trước khi răng bé mọc. Lau nướu sau khi ăn với một chiếc khăn vắt nước ấm hoặc một mảnh gạc ướt quấn quanh ngón tay của bạn. Bạn cũng có thể mua các thiết bị làm sạch nướu bằng cao su mềm để cọ xát nướu bé.
Bắt đầu làm sạch răng bé 2 lần mỗi ngày ngay sau khi bạn thấy xuất hiện mầm răng đầu tiên.
2. Chăm sóc răng sữa
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng răng sữa không quan trọng vì chúng sẽ bị rung đi và thay bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Nhưng những chiếc răng sữa lại giúp bảo vệ cho những chiếc răng vĩnh viễn và giúp trẻ học nhai và học nói. Nếu răng sữa không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn tới bị hỏng, gây nhiễm trùng nướu hay còn gọi là viêm lợi và ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn về sau.
Mặc dù bạn nên khuyến khích bé tự đánh răng nhưng vẫn nên chải lại răng cho bé cho đến khi bé được 7 tuổi. Khi đó bé có thể biết chải răng đúng cách.
3. Tránh sâu răng
Những dấu hiệu đầu tiên của sâu răng ở răng sữa là sự đổi màu và có vết rỗ nhỏ. Cho bé bú mẹ hoặc bú bình lúc ngủ là một trong những nguyên nhân gây sâu răng phổ biến. Đừng để bé ngậm bình sữa trong thời gian dài nếu bạn thấy bé đã no và chỉ ngậm bình như một thói quen khiến bé thấy dễ chịu.
Thay bàn chải đánh răng của bé thường xuyên, khoảng từ 1 đến 3 tháng một lần. Nếu bạn thấy lông bàn chải bắt đầu tòe ra đó là lúc cần thay bàn chải mới.
4. Cho bé uống nước sau khi ăn
Hầu hết các loại thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh đề dễ dàng được làm sạch khỏi răng chỉ với một ngụm nước sau bữa ăn. Tuy nhiên, bạn cũng giúp bé làm quen với bàn chải mềm càng sớm càng tốt mặc dù bạn có thể không cần dùng đến bàn chải để làm sạch răng cho bé cho đến khi bé có thể tự ăn trên bàn cùng gia đình vào khoảng 18 tháng.
Mặc dù không cần dùng đến bàn chải quá sớm, nhưng bạn có thể sử dụng nước muối loãng để làm sạch răng bé nếu bé ăn hoặc uống các thực phẩm có đường và nhất là nên cho bé tập thói quen uống nước sau khi ăn.
5. Dùng kem đánh răng khi bé 2 tuổi
Bắt đầu sử dụng một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu khi bé được khoảng 2 tuổi. Bạn lưu ý thời gian này chỉ sử dụng kem đánh răng không có florua cho đến khi ít nhất là lúc bé 3 tuổi, hoặc khi bé không còn nuốt kem đánh răng nữa, mới cho bé sử dụng các loại kem có chất florua.
Đừng để em bé của bạn ăn hay liếm kem đánh răng. Tốt nhất hãy chọn kem đánh răng không có hương vị trái cây, như vậy bé có thể biết rằng kem đánh răng không phải một món đồ ăn
6. Quan tâm đến việc tiếp nhận florua
Khi bé đang phát triển răng, quá nhiều florua có thể làm xuất hiện các đốm nhỏ ở men răng. Mặc dù bé không sử dụng kem đánh răng có chất florua thì bé vẫn có đủ florua giúp ngăn ngừa sâu răng từ nước máy. Hầu hết các nguồn nước công cộng đều florua đảm bảo cho điều này. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung florua khi bé đã được 6 tháng tuổi nếu bạn nghi ngờ nguồn nước của mình không có florua hoặc nếu em bé của bạn không uống nước máy.
7. Có chế độ ăn uống hợp lý
Nguyên nhân chính của sâu răng là đường. Không phải ăn bao nhiêu đường gây sâu răng mà là việc bạn cho bé ăn đường thường xuyên hoặc uống đồ uống có đường suốt ngày.
Mỗi lần em bé của bạn có một món đồ ăn ngọt, nó sẽ bắt đầu phá vỡ bề mặt khoáng của răng. Răng của bé có thể phục hồi sau đó nhưng thời gian này mát đến vài tiếng. Vì vậy, nếu bé ăn đồ ngọt trong suốt cả ngày thì răng sẽ không có thời gian để tự sửa chữa.
Bạn chỉ nên cho bé ăn và uống các thực phẩm có đường vào bữa ăn như nước ép trái cây hay hoa quả sấy, như thế bé sẽ có vài giờ trước khi bắt đầu một món ăn có đường tiếp theo.
Để cho bé một hàm răng khỏe mạnh, bạn nên chú ý những vấn đề sau:
- Chỉ cho bé uống sữa mẹ, sữa công thức và nước lọc
- Tránh các loại nước ép trái cây đóng lon, sữa có hương vị và đồ uống có ga. Những loại này thường chứa rất nhiều đường và gây sâu răng.
- Khi bé được 6 tháng tuổi, hãy cho bé uống nước trong cốc thủy tinh. Khi bé được 1 năm thì không nên cho bé tiếp tục bú bình mà nên cho bé uống sữa trong cốc.
- Cho bé làm quen với chế độ ăn uống lành mạnh. Cố gắng không thêm đường vào món ăn của bé.
8. Lên lịch thăm khám nha khoa thường xuyên
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em nên đi khám răng lần đầu lúc 1 tuổi, nhưng hầu hết các bác sĩ nha khoa đều đồng ý rằng lần thăm khám đầu tiên có thể chờ đến khi bé 3 tuổi nếu bạn chăm sóc tốt cho răng của bé. Đa số các phòng khám răng hiện nay đều nhổ răng sữa miễn phí cho các bé, và bạn có thể tận dụng cơ hội này để hỏi các nha sĩ về tình hình phát triển răng của con để có các biện pháp xử lý kịp thời.
Nếu bạn chăm sóc tốt những viên ngọc nhỏ ngay từ lúc bé thì bạn sẽ giúp thiết lập thói quen chăm sóc răng miệng trong nhiều năm tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38