Lý Sơn, Quảng Ngãi: Từ quá khứ đến hiện tại

Là mảnh đất tiền tiêu, nơi có đội hùng binh Hoàng Sa - thiên sử vàng oai hùng trong lịch sử dân tộc về khẳng định chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam, Lý Sơn 40 năm sau ngày giải phóng đã có những đổi thay không ngờ
Tết đầu tiên đảo Lý Sơn có điện lưới quốc gia
Ngư dân Lý Sơn kiên định bám biển

Tổ quốc nhìn từ biển

Tháng tư, cùng đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Thành ủy và Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội, tôi có dịp đi thực tế huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi. Ngồi trên xuồng cao tốc ra đảo, giữa đại dương mênh mông, những ca từ “Nơi anh đến là biển xa; nơi anh đến là đảo xa/Mảnh quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà…” cứ văng vẳng bên tai. Đất liền đã xa chỉ còn lại mênh mông nước. Thu Hà, chuyên viên ban Tuyên giáo nói: “Có ra biển cả mới thấy đại dương bao la và con người thật bé nhỏ”! Tôi trả lời, “Bé nhỏ nhưng rất kiên cường. Nhìn những chiếc thuyền đánh cá nhỏ nhoi giữa đại dương thế kia, nhưng đã cưỡi lên bao con sóng dữ không chỉ mưu sinh mà còn khẳng định quyền Tổ quốc ”.

Xa xa, nhìn những con tàu vận tải lênh đênh, những con thuyền đánh cá nối đuôi nhau ra ngư trường, ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo trầm ngâm: “Chúng ta ra Lý Sơn lần này, ở đại dương bao la thế kia mới thấy hết giá trị của biển cả. Nó không chỉ là nơi cho chúng ta nguồn tài nguyên vô giá (hải sản, khoáng sản) mà còn là huyết mạch giao thương với thế giới bên ngoài. Thế nên, chẳng gì ngạc nhiên khi thế kỷ 21 được mệnh danh là thế kỷ của đại dương, của kinh tế biển. Thế mới biết ông cha xưa có tầm nhìn chiến lược thế nào. Nhiệm vụ của các đồng chí phóng viên trong chuyến công tác ở huyện đảo Lý Sơn lần này là phải làm sao khơi dậy được niềm tự hào dân tộc mà tiên tổ để lại để cùng nhau bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”!

Lý Sơn, Quảng Ngãi: Từ quá khứ đến hiện tại
Bia tưởng niệm Hải đội Hoàng Sa Bắc Hải

…Câu chuyện đang đà cao trào thì phía mũi tàu, đảo Lý Sơn cũng đã dần hiện ra. Trong ánh chiều tà, khi hoàng hôn đã trải những thảm vàng khắp biển cả, cảng cá Lý Sơn vẫn tàu bè vào ra tấp nập. Lý Sơn đã hiện rõ, không như những gì tôi tưởng tượng khi chưa đặt chân đến, rằng nơi đây vẫn hoang sơ, chỉ những làng cá bé nhỏ với những cánh đồng trồng tỏi nổi tiếng. Nhưng không, Lý Sơn chẳng khác gì đất liền. Nhà cửa mọc san sát, ánh điện lung linh, khách sạn 3 sao đã có; nhà nghỉ khá nhiều. Nhìn những khuôn mặt đôn hậu của người dân, những thân hình vạm vỡ của thanh niên làm nghề chài lưới, tôi hiểu nơi đây đang có một sức sống mãnh liệt. Và càng mãnh liệt hơn, khi cả đoàn công tác báo chí đến từ Thủ đô cùng tiến hành làm lễ chào cờ, hát Quốc ca dưới cờ Tổ quốc ở cột mốc đảo Lý Sơn. Ông Hồ Quang Lợi và bà Phan Lan Tú (Giám đốc Sở Thông tin- Truyền thông) nói với chúng tôi, Tổ quốc nhìn từ biển mới thấy đáng yêu, đáng tự hào làm sao!
những thành tựu phát triển kinh tế

Nói về bức tranh kinh tế- xã hội của huyện lý Sơn, bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện, một người con gốc tỉnh Hà Nam cho biết: Diện tích huyện đảo trên 10 km2, dân số 22 ngàn người. Kinh tế đảo bao gồm ba ngành nghề, lĩnh vực chính là khai thác hải sản (chiếm trên 50% GDP), còn lại là sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nghề trồng tỏi và du lịch, dịch vụ. Điều đặc biệt, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước hiện nay người dân huyện đảo Lý Sơn đã được dùng điện lưới quốc gia. Chính nhờ có điện mà hiện du lịch, dịch vụ đang phát triển nhanh. Trong tương lai không xa, du lịch, dịch vụ sẽ vươn lên thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cũng theo bà Hương, hiện thu nhập đầu người của người dân huyện đảo khoảng 26- 30 triệu đồng/năm. Hiện các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục đã phát triển khá toàn diện; toàn huyện có khoảng 5.000 học sinh tại các cơ sở giáo dục trên huyện đảo.

Chị Huyền, chủ khách sạn 3 sao đầu tiên ở huyện đảo Lý Sơn, 45 tuổi khi trao đổi với chúng tôi về sự đổi thay trên hòn đảo quê hương, hồ hởi nói: “Ui, sau giải phóng những năm tui còn nhỏ ở huyện đảo còn hoang sơ lắm. Người dân chủ yếu sống bằng nghề đánh cá, trồng tỏi. Không điện, trạm xá, trường học cũng rất ít, đã thế lại thiếu nước ngọt nghiêm trọng, phương tiện đi lại với đất liền không có xuồng cao tốc như bây giờ. Mỗi lần gió to, sóng lớn chút thôi, nếu nhà ai có người bị bệnh thì chỉ biết nằm chờ trời yên biển lặng mới đưa vô bờ chữa trị. Nay, 100% nhà có xe gắn máy, tivi cũng vậy, đồ dùng gia đình cũng không thiếu; đất liền có chi ở đảo có cái đó. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước đã đưa lưới điện quốc gia ra đảo và nâng cấp hệ thống xử lý nước ngọt giúp dân đảo ngày càng có điều kiện phát triển ”. Còn ông Dương Hạnh, lão ngư có hơn 40 năm bám biển kể: So với trước giải phóng, nhìn đời sống bà con hiện tại ngỡ là mơ. Nói thiệt với các anh, nếu hệ thống y tế phát triển hơn chút nữa thì ở đảo chẳng thiếu gì. Nhà nước, tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều nên bà con giờ rất yên tâm vừa làm ăn, vừa bám biển để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc”!

Nhớ về tiên tổ cùng nhau giữ nước

Từ nhiều thế kỷ trước, các bậc tiền nhân trên đảo Lý Sơn đã có đội hùng binh Hoàng Sa dong thuyền đi khắp ngư trường truyền thống này, đóng mốc đánh dấu chủ quyền Tổ quốc. Và trong chuyến thăm Lý Sơn chúng tôi may mắn gặp được chị Đặng Thị Hiền, người xã An Vĩnh (huyện Lý Sơn), hậu duệ đời thứ 15 của Đà công Đặng Văn Siểm, một trong những lái thuyền đầu tiên của Đội hùng binh ra Hoàng Sa dưới triều Nguyễn. Chị Hiền hiện là hướng dẫn viên nhà trưng bày Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, hiện đặt giữa trung tâm huyện đảo Lý Sơn.

Chị Huyền giới thiệu, từ thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn đã lập ra lực lượng chuyên trách do nhà nước quản lý gọi là Đội Hoàng Sa, hàng năm chọn ra 70 thanh niên trai tráng, chủ yếu là con thứ từ hai làng An Hải và An Vĩnh, đảo Lý Sơn, dùng 5 thuyền câu ra quần đảo Hoàng Sa để thu lượm sản vật và hóa vật. Về sau, Đội hùng binh Hoàng Sa còn đảm nhiệm thêm việc thăm dò, đo đạc hải trình và vẽ bản đồ. Vào tháng Giêng năm Ất Hợi 1815, vua Gia Long đã cử cai đội trưởng Phạm Quang Ảnh - người khai lập dòng họ Phạm Quang trên đảo Lý Sơn ra đảo Hoàng Sa để xem xét, đo đạc hải trình. Sau này, Phạm Quang Ảnh còn nhiều chuyến đi ra Hoàng Sa, mỗi năm khởi hành từ tháng hai âm lịch và trở về vào tháng tám trăng tròn. Rồi trong một chuyến đi, cả cai đội mãi mãi không trở về, gửi thân nơi biển xanh.

Lý Sơn, Quảng Ngãi: Từ quá khứ đến hiện tại
Đoàn công tác chụp hình tại cột mốc đảo Lý Sơn

Vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Vua đã sai Phạm Hữu Nhật là thế hệ thứ tư trong dòng họ Phạm trên đảo Lý Sơn đem thuyền ra Hoàng Sa đo đạc thủy trình và cắm cột mốc, dựng bia xác lập chủ quyền. Khi đó, cai đội mang theo 10 bài gỗ có khắc chữ "Minh Mạng thập thất niên Bính Thân", nghĩa là "Năm Minh Mạng thứ 17, Bính Thân". Sau khi đến nơi, đội của ông đã dựng bia chủ quyền và trồng thêm cây cối ở từng điểm đảo. Chuyến đi Hoàng Sa cuối cùng của Phạm Hữu Nhật vào năm 1854 và ông cũng mất tích ngoài biển khơi. Vì thế người dân Lý Sơn đã truyền tụng nhau câu: "Hoàng Sa trời bể mênh mông. Người đi thì có mà không thấy về" để nói về nỗi gian truân, hiểm nguy của người lính Đội Hoàng Sa khi xưa. Giọng bùi ngùi, ông Hồ Quang Lợi chia sẻ: “Đây chính là những bằng chứng thép khẳng định, từ lâu đời, cha ông ta đã có công lao khai phá và xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa một cách hòa bình. Đây cũng chính là ngọn nguồn bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và quyết tâm sắt đá bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”.

Hà Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đi qua với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi; đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 50% so với cùng kỳ 2023, gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội...
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 4/11, Quốc hội sẽ dành cả ngày làm việc để thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và một số nội dung khác.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba

(LĐTĐ) Tiếp tục chuyến công tác tại Cộng hòa Cuba, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công viên mang tên Người ở Thủ đô La Habana; thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba.
Xem thêm
Phiên bản di động