Ngư dân Lý Sơn kiên định bám biển
Cảng cá Lý Sơn (Lý Sơn) và Bình Châu (huyện Bình Sơn) những ngày này cũng đông khác thường, đâu đâu cũng râm ran bàn tán về hành động ngang ngược, đâm tàu hay xịt vòi rồng vào lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam của Trung Quốc khi được yêu cầu rút khỏi khu vực vùng biển đảo Tri Tôn, chỉ cách Lý Sơn 119 hải lý.
Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi vẫn hiên ngang thẳng tiến ra đánh bắt thủy sản ở vùng biển Hoàng Sa. Ảnh:Trí Tín. |
Vừa từ Hoàng Sa về sau khi kết thúc phiên biển, ông Phùng Thanh Được ở thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn cho biết, những ngày qua, nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi liên tục bị tàu của Trung Quốc uy hiếp, rượt đuổi ngay trên vùng lãnh hải Việt Nam.
"27 năm bám biển hành nghề ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, chưa bao giờ tôi thấy ở gần khu vực đảo Tri Tôn lại có nhiều tàu Trung Quốc ngang nhiên đi lại như vậy, trong đó có rất nhiều tàu chiến", ông Được kể.
Theo các ngư dân Lý Sơn, khoảng 10 ngày trước, họ thấy 5 tàu Trung Quốc vận chuyển giàn khoan dầu khí đến đặt ở phía Nam, cách đảo Tri Tôn thuộc vùng biển Hoàng Sa khoảng 17 hải lý. "Giàn khoan to hơn giàn khoan dầu khí ở vùng biển Vũng Tàu. Có nhiều tàu quân sự và cảnh sát biển thường xuyên túc trực. Ngoài ra còn còn có khoảng 6 tàu khác tuần tra xung quanh ở phạm vi rộng 15 hải lý không cho tàu cá nào đi vào khu vực", thuyền trưởng Nguyễn Thanh Biên ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn cho hay.
Ngư dân ra khơi đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa phải đi đường vòng tốn thêm nhiều nhiên liệu và thời gian. "Lúc trước, chi phí một lần ra khơi khoảng 200 triệu đồng, nhưng giờ chúng tôi phải tốn thêm hàng chục triệu đồng tiền dầu cho hàng chục hải lý đi đường vòng tránh va chạm với tàu Trung Quốc", anh Trần Văn Thọ ở huyện đảo Lý Sơn nói.
Cùng ngư dân Quảng Ngãi, nhiều Nghiệp đoàn nghề cá bức xúc phản đối việc làm sai trái của Trung Quốc khi đặt giàn khoan dầu khí ngay "cửa ngõ" từ huyện đảo Lý Sơn ra Hoàng Sa. Họ cho rằng hàng trăm năm qua, ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa gắn bó gần gũi như "vườn rau, thửa ruộng" nhà mình, hành vi này của phía Trung Quốc đã trực tiếp cản đường mưu sinh của ngư dân.
Tuy vậy, người dân các huyện ven biển Quảng Ngãi và huyện đảo Lý Sơn vẫn quyết giữ lập trường bám biển. Các Nghiệp đoàn nghề cá họp bàn bà con ngư dân ra khơi chia thành tổ, nhóm 5 đến 10 chiếc tàu (mỗi tàu 10 đến 14 lao động) cùng thẳng tiến ra Hoàng Sa tương trợ lẫn nhau khi gặp tàu Trung Quốc gây hấn.
"Tổ tiên năm xưa từng không tiếc máu xương gìn giữ, khai thác thủy sản ở Hoàng Sa. Giờ, dù xảy ra biến cố thế nào đi nữa thì thế hệ con cháu chúng tôi phải có trách nhiệm nối nghiệp biển mà đời trước để lại ", ngư dân Trần Văn Hải ở xã Bình Châu nói.
Ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt cá trên biển. Ảnh:Trí Tín. |
Thống kê của các Nghiệp đoàn ở huyện đảo Lý Sơn, vài ngày qua, hàng chục tàu cá của địa phương đi ngang qua giàn khoan trái phép của Trung Quốc ở Hoàng Sa đã bị xua đuổi, thậm chí bị tấn công bằng vòi rồng suýt chìm tàu.
Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải, huyện đảo Lý Sơn cho biết, ngày 7/5, tàu cá của ông Nguyễn Lộc ở thôn Tây, xã An Vĩnh bị tàu chiến của Trung Quốc xịt vòi rồng bể kính ở buồng cabin, chao đảo suýt chìm ở vùng biển gần đảo Tri Tôn. Tàu của anh Bùi Văn Phải, Phùng Thanh Được ở thôn Tây, xã An Hải, trên đường từ Hoàng Sa trở về cũng bị tàu Trung Quốc vô cớ rượt đuổi hàng chục hải lý.
Trao đổi với PV, TS Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam bức xúc, việc đặt giàn khoan của Công ty Dầu khí Hải Dương (Trung Quốc) là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế. Giàn khoan sai trái này không chỉ cản trở việc đi lại tự do hàng hải quốc tế mà còn ảnh hưởng lớn đến vùng biển đánh cá truyền thống của ngư dân. Hội đã kiến nghị các cơ quan chính phủ và kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng buộc phía Trung Quốc rút ngay giàn khoan sai trái này ra khỏi vùng biển Việt Nam.
"Chúng tôi khuyến cáo ngư dân nắm chắc thông tin, đoàn kết thành tổ, đội tự tin ra khơi cùng với sự hỗ trợ của lực lượng tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư bằng mọi giá bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của đất nước", ông Thắng nói.
Nguồn VnE
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55