Lưu giữ nghề làm quạt giấy truyền thống Dân Hòa

(LĐTĐ) Trải qua thời gian, ngày nay với sự ra đời và phát triển của những công cụ làm mát hiện đại như quạt điện, điều hòa,.... nhưng quạt giấy của làng Canh Hoạch vẫn được nhiều người tìm mua. Bởi lẽ những chiếc quạt chứa đựng nét đẹp văn hóa truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc.  
luu giu nghe lam quat giay truyen thong dan hoa Làng cổ Cự Đà, nơi lưu giữ nét rêu phong cổ xưa
luu giu nghe lam quat giay truyen thong dan hoa Lưu giữ hồn thu Hà Nội qua hương vị cốm Mễ Trì

Làng Canh Hoạch (nay thuộc thôn Trung Hòa, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai) là một làng quê có nhiều nghề thủ công truyền thống trong đó nổi tiếng nhất là nghề làm quạt giấy. Quạt giấy Dân Hòa bắt đầu xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ 19, do cụ Mai Đức Siêu, người được coi là ông tổ của làng khởi nghiệp. Dần dần nhiều gia đình theo nghề và chẳng bao lâu cả làng Canh Hoạch thời ấy đều làm quạt.

luu giu nghe lam quat giay truyen thong dan hoa
Bà Trần Thị Công, ngoài 70 tuổi nhưng vẫn miệt mài với công việc làm quạt giấy bởi với bà đó không chỉ là nghề đem đến thu nhập cho gia đình mà quan trọng hơn là để giữ nghề truyền thống của cha ông đã truyền lại

Trước kia, người dân trong làng từ chỗ chỉ sản xuất quạt bán quanh vùng quê mình, đã tiến lên làm các loại quạt kỹ, quạt quý xuất khẩu và tham dự các cuộc đấu xảo, hội chợ ở Hà Nội. Những người thợ quạt làng Canh Hoạch mỗi khi ôn lại truyền thống nghề nghiệp của mình, bao giờ cũng nhắc đến sự kiện đáng nhớ. Vào năm 1946, dân làng Canh Hoạch cùng nhau làm một chiếc quạt biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm ngày sinh của Người. Đó là chiếc quạt giấy dài 66,5cm, 18 nan tre, 2 nan cái làm sừng, quạt được dán bằng giấy dó trên mặt quạt có châm kim hoa văn rất đẹp.

luu giu nghe lam quat giay truyen thong dan hoa
Để làm ra một chiếc quạt giấy đẹp phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi kỹ thuật và khéo tay của người làm nghề

Đến Dân Hòa, tìm về gia đình ông Lê Văn Thứ có truyền thống lâu đời với nghề làm quạt, ông Thứ cho biết, đối với gia đình ông nghề này được cha truyền con nối, thế hệ sau nối tiếp, gìn giữ nghề truyền thống của tổ tiên. Trải qua thời gian, nghề làm quạt của làng đã dần mai một bởi sự du nhập của công nghệ hiện đại nhưng vì sự say mê với sản phẩm truyền thống muốn giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, vợ chồng ông vẫn tiếp nối nghề này. Năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng mỗi ngày ông Thứ và bà Trần Thị Công vẫn hăng say làm ra những chiếc quạt sừng để cung cấp ra thị trường.

Sở dĩ người ta gọi quạt Dân Hòa là quạt sừng bởi hai chiếc nan cái (nan ngoài cùng) hai bên quạt được gắn sừng trâu. Sừng trâu được người làng mua ở làng Thụy Ứng (Thường Tín) sau đó họ đem về gia công, khoan lỗ, mài tỉa cho thành hình nan quạt. Phần gia công nan quạt từ sừng trâu đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, cẩn trọng bởi nếu không khéo tay, thiếu độ chính xác thì sừng trâu sẽ bị hỏng.

luu giu nghe lam quat giay truyen thong dan hoa
Tre được chẻ thành các nan và được xếp thành bộ khung quạt, có thể gồm 15, 17, 21 nan,... tùy theo số lượng được khách hàng đặt

Theo ông Thứ, để làm được một chiếc quạt đẹp, bền, có hồn, đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn, trong đó, yếu tố quan trọng là nguyên liệu. Việc chọn nguyên liệu được người làm quạt trong làng chọn lựa khá kỳ công, kỹ lưỡng bởi đặc trưng cần và đủ cho một chiếc quạt phải có: tre già, giấy dó, sừng trâu, quả cậy để làm hồ dán,...

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, người thợ sẽ bắt tay vào từng bước làm quạt. Mất khoảng hơn chục công đoạn mới tạo nên một chiếc quạt sừng hoàn chỉnh, tre làm nan quạt đã được ngâm chừng một tháng để chống mối mọt, khi đó người thợ khéo tay sẽ vót nan, ghép quạt và đóng nhài (những miếng thép mỏng có hình hoa để giữ cho nan quạt được chắc chắn). Tiếp đến là công đoạn dán giấy dó lên mặt quạt được người làm sử dụng nước quả cậy thay cho hồ dán bởi nước quả cậy có độ kết dính cao và đặc biệt khi kết hợp với sản phẩm màu sẽ cho ra chiếc quạt theo ý muốn người làm.

Điều đặc biệt những họa tiết hoa văn trên quạt sừng nơi đây đều được thực hiện bằng kỹ thuật châm kim. Đây là kỹ thuật phức tạp và độc đáo nhất tạo nên sự riêng biệt của quạt Dân Hòa với quạt ở những vùng miền khác. Kỹ thuật này được thực hiện dưới bàn tay khéo léo, tỉ mẫn của các nghệ nhân trong làng.

luu giu nghe lam quat giay truyen thong dan hoa
Sau đó người làm quạt dán giấy dó lên khung quạt và ngoài cùng chiếc quạt hai chiếc nan cái được làm từ sừng trâu

Điều đặc biệt là người thợ nơi đây không cần vẽ sẵn mẫu lên quạt, mà hình ảnh được hiện ra sự sáng tạo, tưởng tượng theo bàn tay cầm kim châm thoăn thoắt trên nền tím thẫm của quạt rất tinh vi. Dưới đôi bàn tay khéo léo ấy, bằng kỹ thuật châm kim, người dân xã Dân Hòa tạo nên những chiếc quạt với họa tiết hoa văn hoa lá cành cho tới những họa tiết cầu kỳ như rồng chầu mặt nguyện.

Trải qua thời gian, ngày nay đời sống con người ngày càng được nâng cao, dù không thiếu những phương tiện làm mát hiện đại nhưng quạt truyền thống vẫn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó là sự khẳng định sức sống của một làng nghề truyền thống lâu đời và mang một nét đẹp văn hóa đậm chất nông thôn xưa.

luu giu nghe lam quat giay truyen thong dan hoa
Quan bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, họa tiết hoa văn trên quạt sừng nơi đây đều được thực hiện bằng kỹ thuật châm kim

Để rồi ngày nay, với sự tấp nập, ổn ào, vội vã của cuộc sống phố thị, được cầm trên tay những chiếc quạt giấy làm mỗi người như đang trở về với hình ảnh quen thuộc thuở xưa khi những cụ già ngồi phe phẩy chiếc quạt cùng nhau trò chuyện bên cây đa, giếng nước, sân đình. Với ý nghĩa ấy, cứ thế những chiếc quạt của vợ chồng ông Thứ ngày ngày vẫn tiếp tục được sản xuất và đem ra nơi thị thành phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

(LĐTĐ) Quán cà phê và bánh ngọt mang tên “Tacerla Cafe & Bakery” tọa lạc trong khuôn viên Khu du lịch Trân Châu tại Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) chính thức mở cửa phục vụ du khách. Tuy vừa ra mắt, nhưng hứa hẹn sẽ nhanh chóng trở thành tọa độ sống ảo được các tín đồ du lịch săn đón.
Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề, kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó Kỳ họp thứ 16 dự kiến xem xét 8 nội dung, Kỳ họp thứ 17 sẽ xem xét 50 nội dung.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động