Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo (Kỳ 2)
Kỳ 1: Sức sống mới trên những miền quê |
Trong suốt quá trình thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVI về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 – 2020”, Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU đã thường xuyên kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các địa phương. Hơn 2 năm qua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU đã trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra thực tế tại các huyện để nắm bắt khó khăn, vướng mắc, tháo gỡ cho cơ sở trong quá trình thực hiện.
Ví như, khi kiểm tra tại huyện Ứng Hòa, trước khó khăn của địa phương về vốn xây dựng nông thôn mới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã giao các quận: Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàng Mai hỗ trợ huyện Ứng Hòa thông qua các công trình, phần việc cụ thể...; Khi kiểm tra tại huyện Thanh Oai, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã chỉ đạo các đơn vị của thành phố cấp cho HTX Nông nghiệp Bình Minh 3 máy cấy lúa bằng mạ khay, kinh phí gần 1 tỷ đồng với mong muốn động viên huyện đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, sớm nhân rộng ra toàn huyện…
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng kiểm tra thực tế tại các huyện về quá trình triển khai Chương trình 02-CTr/TU. |
Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của thành phố, các địa phương cũng đã có những cách làm sáng tạo, phát huy được sức mạnh từ cộng đồng chung sức xây dựng nông thôn mới. Là một trong 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới sớm nhất của thành phố Hà Nội, huyện Thanh Trì đã có nhiều cách làm sáng tạo. Theo Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Vũ Văn Nhàn, ngay từ Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII của Đảng bộ huyện đã lựa chọn xây dựng nông thôn mới là một trong hai khâu đột phá trọng tâm, đồng thời, Huyện ủy Thanh Trì đã thành lập Ban chỉ đạo “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn huyện.
Một trong những điểm nhấn của chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Trì là cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, các tuyến đường trục chính được quan tâm tập trung đầu tư xây dựng theo hướng đô thị, tạo thành mạng lưới giao thông thuận lợi kết nối giữa các xã, các thôn và huyện với thành phố. Chính việc triển khai hiệu quả mô hình “Nhân dân hiến đất và đóng góp ngày công lao động làm đường làng ngõ xóm” đã góp phần tạo nên thành công trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.
Theo đó, nhân dân của huyện đã hiến hơn 11.000m2 đất, hơn 207.000 ngày công lao động; qua đó góp phần hoàn thành nâng cấp cải tạo 163,06km đường giao thông nông thôn, đạt 120% kế hoạch, nâng tổng số các tuyến đường giao thông đạt chuẩn 100% theo quy định của Bộ Tiêu chí quốc gia. Những thành công, kết quả khác trong 19 tiêu chí nông thôn mới cũng đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn huyện Thanh Trì ngày càng khang trang và khởi sắc.
Theo lãnh đạo huyện Thanh Trì, một trong những cách làm hiệu quả góp phần đưa huyện sớm cán đích nông thôn mới đó là thường xuyên coi trọng công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng bằng nhiều hình thức tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Làm sao để cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu, tâm huyết và sâu sát cơ sở; phải tạo được sự đồng thuận và tin tưởng để nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia…
Sau 7 năm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện Gia Lâm đã có 20/20 xã đạt chuẩn. Diện mạo nông thôn và cuộc sống của người dân có nhiều khởi sắc. Mặc dù là huyện có tốc độ đô thị hoá cao, cơ cấu ngành nông nghiệp giảm mạnh, song với quyết tâm đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh tập trung, huyện Gia Lâm đã thực hiện dồn điền đổi thửa đạt 1.174ha, đồng thời, hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa cho 100% nông hộ.
Sau dồn điền đổi thửa, huyện tập trung quy hoạch sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện đã hình thành được 123 trang trại, gia trại chăn nuôi xa khu dân cư, 17 mô hình nông nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và 18 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
Đáng chú ý, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện hiện đã đạt trên 42 triệu đồng/năm. Toàn huyện đã giảm được 281 hộ đạt 216,15% chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 1,0%. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,5%...
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Ngọc Thuần, để có được những kết quả tích cực trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy và UBND huyện đã có những chỉ sát sao và cách làm sáng tạo. Trong đó, Huyện ủy Gia Lâm đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện. Ban chỉ đạo đã xây dựng và ban hành quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên, chỉ đạo duy trì và củng cố nâng cao chất lượng các tiêu chí tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới gắn với thực hiện trật tự và văn minh đô thị.
Ban hành các Nghị quyết về phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới và công tác dồn điển, đổi thừa kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ giống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và các hoạt động xúc tiến thương mại nông nghiệp trên địa bàn huyện. Ngoài ra, Ban chỉ đạo cũng tăng cường quản lý, kiểm tra quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản…
Tại huyện Mê Linh, phong trào xây dựng nông thôn mới cũng đã và đang được triển khai hiệu quả với nhiều cách làm sáng tạo, theo Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Đoàn Văn Trọng, thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVI về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 – 2020”, huyện Mê Linh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, quý để đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề ra giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Đặc biệt, ngoài những cơ chế, chính sách khuyến khích của thành phố, UBND huyện đã ban hành một số văn bản về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình; đồng thời, triển khai 3 Đề án: Đề án cơ giới hóa sản xuất trong nông nghiệp (hỗ trợ mua 48 máy gặt đập liên hợp, 3 máy cấy, 1 máy gieo hạt…); Đề án phát triển cây vụ Đông quy mô 200ha đậu tương và 30ha khoai tây (hỗ trợ: Hỗ trợ 100% giá trị giống) và Đề án hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi từ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư sang chăn nuôi gia trại, trang trại xa khu dân cư...
Với cách làm sáng tạo, huyện Mê Linh đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nông dân. Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng chuyên sản xuất chuyên canh tập trung như vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô từ 50 ha trở lên, vùng sản xuất rau an toàn, vùng sản xuất hoa, cây cảnh, vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung xa khu dân cư. Ngoài ra, toàn huyện có có 18 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, có 3 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp…
Về xây dựng nông thôn mới, mặc dù có xuất phát điểm thấp nhưng đến nay toàn huyện đã có 75% xã đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt trên 41 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên địa bàn là 97,8%; tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo là 59,6%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 84,2%... huyện phấn đấu đến năm 2020 cán đích nông thôn mới.
Mai Quý
Kỳ cuối: Nâng tầm chất lượng nông thôn mới
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Nông thôn mới 05/12/2024 17:14
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52