Xây dựng Nông thôn mới ở Hà Nội: Xứng tầm “lá cờ đầu” của cả nước

Kỳ 1: Sức sống mới trên những miền quê

Sau hơn 2 năm triển khai Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVI về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 – 2020”, đến nay đã có 297/386 xã; 4/18 huyện, thị xã của TP Hà Nội hoàn thành Chương trình. Bộ mặt nông thôn có những thay đổi rõ rệt, đời sống nông dân được cải thiện, ngành nông nghiệp ngày càng phát triển. 
ky 1 suc song moi tren nhung mien que Ba Vì xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường
ky 1 suc song moi tren nhung mien que Nhiều hoạt động thiết thực chung sức xây dựng nông thôn mới
ky 1 suc song moi tren nhung mien que Chuyển biến tích cực từ chương trình xây dựng Nông thôn mới

Những chuyển biến tích cực

Đến với thôn Ích Vịnh (xã Phương Đình, huyện Đan Phượng) những ngày này có thể thấy rõ những đổi thay so với khoảng thời gian 5 năm về trước, giờ đây, đường làng ngõ xóm đã được bê tông hóa và đạt chuẩn tiêu chí sáng – xanh – sạch – đẹp. Ngoài ra, thôn cũng đã có thêm 1 sân bóng đá nhân tạo phục vụ cho nhu cầu thể thao của nhân dân.

ky 1 suc song moi tren nhung mien que
Hà Nội đang có 89 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao góp phần tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp đạt 239 triệu đồng/ha (ảnh KTĐT)

Chia sẻ về những đổi thay trông thấy của thôn làng, ông Nguyễn Tuấn Tú, Trưởng thôn Ích Vịnh cho biết, những ngày đầu bắt tay vào xây dựng nông thôn mới còn gặp rất nhiều khó khăn. Điều kiện cơ sở hạ tầng của thôn còn thấp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, cùng đó việc triển khai thực hiện nông thôn mới lại huy động chủ yếu bằng nguồn xã hội hóa...

Nhưng với sự chung sức đồng lòng từ chính quyền đến nhân dân trong việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay, toàn bộ đường của thôn đã được bê tông hóa, hai bên đường được tô điểm bằng những khóm hoa và cây xanh, những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát… Thực hiện chủ trương xây dựng thôn làng sáng – xanh – sạch – đẹp, nhân dân trong thôn đã đã đóng góp tiền của để sơn tường, lắp bóng đèn cao áp, tự mua tranh 3D gắn tường và đặt các chậu cây cảnh đặt trước cổng nhà.

Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội Lê Thiết Cương, Hà Nội đã chỉ đạo xây dựng nông thôn mới theo đúng quy hoạch, có sự sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Nếu như giai đoạn 1, Chương trình 02-CTr/TU lấy dồn điền, đổi thửa làm khâu đột phá thì bước sang giai đoạn 2, Hà Nội chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, quyết tâm hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Đồng hành với đó là ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng đáp ứng tiêu chí nông thôn mới; có cơ chế hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp hàng hóa...

Là một trong 4 huyện đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018, huyện Phúc Thọ đã và đang đổi thay từng ngày.Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Doãn Trung Tuấn khẳng định, phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn huyện Phúc Thọ.

Sau 7 năm xây dựng nông thôn mới đến nay, toàn huyện có 22/22 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,4%; thu nhập bình quân đầu người đạt 41 triệu đồng/ người/ năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,39%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 51,1%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 85,45%; số trường đạt chuẩn quốc gia đạt 67%; số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%;100% đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, cảnh quan môi trường ngày càng được cải thiện; sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mới về chuyển dịch cơ cấu, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp… Đặc biệt, huyện đã được công nhận đủ điều kiện để trình thành phố xem xét công nhận huyện nông thôn mới.

Những đổi thay tích cực ngay từ các thôn, xã, huyện ngoại thành là minh chứng rõ nét nhất cho thấy bộ mặt nông thôn của Hà Nội đang “thay da đổi thịt” từng ngày, đời sống người nông dân nông thôn từng bước được cải thiện cả về đời sống vật chất và tinh thần.

Đó là kết quả của sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy Hà Nội, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong việc triển khai thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 – 2020”.

Kế thừa và phát triển

Phát huy những thành tựu và kinh nghiệm của giai đoạn 2010 – 2015, Thành ủy Hà Nội khóa XVI đã tiếp tục ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 – 2020”.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU đã đề ra mục tiêu đến năm 2020: “Tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân từ 3,5-4%/năm trở lên, chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao; phấn đấu đưa tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 25% lên 35% trở lên trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố; có 80% trở lên số xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 10 huyện, thị xã trở lên đạt nông thôn mới.

Thu nhập bình quân của khu vực nông thôn đạt 49 triệu đồng/người/năm trở lên; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 95%; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn dưới 1,5% (theo tiêu chí mới)…”.

Đến nay, sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVI đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Toàn thành phố có 126 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng và duy trì trên 121 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2018 đạt 36.374 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 4,18% so với năm 2016. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung có hiệu quả kinh tế cao.

Đặc biệt, Hà Nội hiện đã có 4/18 huyện và 297/386 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện; thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng từ 33,0 triệu đồng/ người/năm (năm 2015) lên 38,0 triệu đồng/người/năm. Hệ thống chính trị ở cơ sở được xây dựng, củng cố vững mạnh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn được giữ vững.

Các thiết chế văn hóa, cơ sở giáo dục khu vực nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư, chất lượng và hiệu quả hoạt động được nâng cao; tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội ở nhiều nơi có tiến bộ rõ rệt theo hướng tiết kiệm và văn minh… Với những kết quả này, Hà Nội được Trung ương đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới.

Mai Quý

Kỳ 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi lợi dụng danh nghĩa nhân đạo để trục lợi

Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi lợi dụng danh nghĩa nhân đạo để trục lợi

Để tránh tình trạng các đối tượng giả mạo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kêu gọi các hoạt động ủng hộ, quyên góp nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân, cơ quan, doanh nghiệp, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh, xử lý các tài khoản, website giả mạo, lợi dụng hình ảnh, danh nghĩa của Hội.
Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025 cấp quốc gia với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương”, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức chuỗi các hoạt động cao điểm như thăm, tặng quà các gia đình liệt sĩ, hỗ trợ xây dựng nhà Chữ thập đỏ, tổ chức Chợ Nhân đạo,…
Dự kiến khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước ngày 31/12/2026

Dự kiến khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước ngày 31/12/2026

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài khoảng 1.541km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; đầu tư phương tiện, thiết bị để vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện giao Bộ Quốc phòng, Công an, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo các cơ quan... tăng cường công tác bảo đảm an ninh dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội tri ân đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Lãnh đạo thành phố Hà Nội tri ân đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Ngày 24/4, thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt đại biểu cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Cán bộ công đoàn thời 4.0: Không chỉ nhiệt huyết, mà cần cả kỹ năng số

Cán bộ công đoàn thời 4.0: Không chỉ nhiệt huyết, mà cần cả kỹ năng số

Công tác công đoàn ngày càng đòi hỏi nhiều hơn: không chỉ là sự nhiệt tình, tận tâm mà còn cần tư duy đổi mới, kỹ năng số và khả năng kết nối đa chiều. Trong cuộc trò chuyện cùng bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì, chúng tôi đã lắng nghe nhiều chia sẻ tâm huyết về những khó khăn, nỗ lực và kỳ vọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở trong bối cảnh hiện đại.
Trải nghiệm đẳng cấp với giá ưu đãi tại các khách sạn hàng đầu Hà Nội

Trải nghiệm đẳng cấp với giá ưu đãi tại các khách sạn hàng đầu Hà Nội

Các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tung ra nhiều gói sản phẩm với đa dạng chính sách ưu đãi nhằm thu hút người dân và du khách đến trải nghiệm du lịch tại Thủ đô.

Tin khác

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ngày 23/4, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ phát động và kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” với tinh thần “Tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” là góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã. Đáng chú ý, ngoài tên gọi Sơn Tây, Tùng Thiện thường thấy thì dự kiến sau khi sắp xếp sẽ có thêm một đơn vị hành chính mới có tên gọi là Đoài Phương.
Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Hướng dẫn số 617/HD-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường trên địa bàn quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã thành lập 113 tổ lấy ý kiến nhân dân, kết quả 99,2% hộ gia đình nhất trí với phương án sắp xếp của thành phố Hà Nội.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Lễ khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố được tổ chức với mục đích để phục vụ hoạt động thông tin, tuyên truyền và cung cấp thông tin báo chí trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, công bố Quyết định ban hành Quy chế quản lý, vận hành Trung tâm Tác nghiệp báo chí Thành phố.
Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

UBND thành phố Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), tạo không khí phấn khởi và đoàn kết trong nhân dân Thủ đô.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Xem thêm
Phiên bản di động