Lao động làng nghề: Nhiều thách thức trước cuộc cách mạng 4.0
Ngày hội Hướng nghiệp và Việc làm: “Nhân lực thời cách mạng 4.0” | |
Cách mạng 4.0: Thách thức lớn cho lao động nữ |
Thiếu lao động có tay nghề cao
Là một trong những địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước, trong đó có nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống có bề dày lịch sử lâu đời, gắn liền với lịch sử phát triển của Thủ đô như: Gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, thêu Quất Động… Tính đến nay, Hà Nội có 1.350 làng nghề, đang tạo việc làm cho khoảng một triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD/năm.
Các làng nghề ngày càng thiếu vắng các lao động trẻ. |
Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề đang đứng trước thực trạng thiếu lao động có tay nghề, để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến sản phẩm các làng nghề truyền thống chưa đa dạng về mẫu mã, thiếu sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trong nước và quốc tế.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Phương Quang – Giám đốc Công ty TNHH Việt Quang ở xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ cho biết, vài năm trở lại đây, làng nghề Phú Vinh vốn nổi tiếng cả nước với nghề mây tre đan truyền thống, nhưng không phát triển được vì thiếu đội ngũ lao động kế cận lành nghề.
Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, hiện các làng nghề đang tạo rất nhiều việc làm cho người lao động có thu nhập ổn định. Nhưng hiện các làng nghề đang dần mai một và chưa có sức hút đối với người lao động, nhất là lao động có tay nghề cao. Trên thực tế, việc thiếu nhân lực có kỹ thuật của các làng nghề đang ngày càng trở nên trầm trọng, do lao động có tay nghề đang chuyển dịch sang làm việc ở các lĩnh vực khác hoặc thoát ly khỏi địa phương. |
Thường các hộ sản xuất chỉ làm theo mẫu có sẵn, chứ không có nhiều thợ có trình độ tay nghề, có thể thiết kế mẫu mã sản phẩm nên hàng hóa không đa dạng, thiếu sức cạnh tranh, trong khi nhu cầu của thị trường ngày càng cao và khắt khe nên không thể cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại trong nước và quốc tế.
Tương tự, ông Nguyễn Như Diên, Cơ sở giày dép da Son Linh xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội cho biết, làng nghề da giày Phú Yên hiện đang đối diện với tình trạng thiếu lao động, nhất là lao động có tay nghề cao. Rất nhiều lao động có tay nghề tại địa phương đã không còn thiết tha với nghề mà chuyển sang làm tại các khu, cụm công nghiệp với mức thu nhập ổn định hơn cùng với các chế độ bảo hiểm kèm theo.
Ít lao động trẻ theo nghề truyền thống
Lao động trẻ có thế mạnh là năng động, sáng tạo, nhanh chóng nắm bắt được xu thế mới, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên vài năm gần đây, nhiều làng nghề, chủ yếu ở các ngành hàng thủ công như mây tre đan, thêu, dệt lâm vào tình trạng thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động trẻ.
Từng phát triển mạnh về nghề mây tre đan nhưng hiện nay làng Đống Vũ, xã Trường Thịnh, huyện Ứng Hòa chỉ hoạt động cầm chừng, một phần do nhu cầu thị trường, một phần do lao động trẻchuyển vào các khu công nghiệp làm việc. Lãnh đạo xã Trường Thịnh thừa nhận: Đa phần lao động trẻ đã chuyển vào làm việc tại các khu công nghiệp với mức thu nhập hấp dẫn hơn.
Hiện nay trên 80% lao động của làng nghề là người già và quá tuổi lao động. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thanh niên không gắn bó với các làng nghề là do công việc bấp bênh, thu nhập thấp. Mặt khác, sản xuất hàng thủ công đòi hỏi tính kiên trì, sự khéo léo nhưng thu nhập lại thấp nên chưa đủ sức giữ chân lao động trẻ. Ngoài ra, đa phần thanh niên trẻ thích bay nhảy, thử thách, tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân nên không mặn mà với nghề truyền thống.
Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, cả làng nghề hiện có 100 hộ sản xuất, 150 cửa hàng buôn bán và 500 hộ tham gia làm nghề. Cả làng nghề truyền thống dệt lụa Vạn Phúc chỉ còn 8 nghệ nhân đã ngoài 70 tuổi, ai cũng lo lắng sau khi về với tổ tiên thì con cháu không gắn bó với nghề và để nó dần mai một. Chính quyền phường Vạn Phúc không khỏi băn khoăn khi lớp trẻ không yêu nghề, thoát ly hết, làm cho lao động gắn bó với nghề dệt lụa truyền thống của làng bị già hóa, không có người kế thừa.
Tại một số xưởng sản xuất, lao động chỉ là những người già trên 50 tuổi. Theo thống kê của UBND phường Vạn Phúc, độ tuổi tham gia nghề dệt lụa ở địa phương hiện nay là trên 35 tuổi và điều này cũng là tiềm ẩn nỗi lo về sự kế thừa nghề truyền thống đã có hơn nghìn năm tuổi. Giải thích thắc mắc về thế hệ kế thừa của làng nghề hiện nay và sau nữa.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm nói: “Mỗi gia đình có hai đến ba người con, dù gái hay trai thì bố mẹ cũng cố gắng vay mượn để con học cao đẳng, đại học. Học xong, các cháu phải đi làm xa, không có lớp trẻ đeo bám nghề này là đúng”. Theo bà Tâm, nghề dệt lụa rất khó và yêu cầu người làm phải tỷ mỉ từng hoa văn, chi tiết, vất vả mà thu nhập không cao nên con cháu không mấy mặn mà”.
Cần những chính sách ưu tiên
Việc thiếu hụt lao động trẻ, lao động tay nghề cao là lý do khiến làng nghề chậm phát triển, sản phẩm không có tính cạnh tranh cao, chậm thay đổi mẫu mã... Để khuyến khích lao động trẻ, lao động có tay nghề gắn bó với nghề truyền thống, yêu cầu đầu tiên phải giải được bài toán nâng cao thu nhập và mở các lớp đào tạo, nhân cấy nghề.
Được biết, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 76/KH-UBND về phát triển nghề, làng nghề TP Hà Nội năm 2018. Theo đó, UBND TP sẽ hỗ trợ kinh phí cho 14 cơ sở có dự án đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, hỗ trợ 10 – 12 làng nghề xây dựng và phát triển thương hiệu, 20 cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu thuộc các làng nghề Hà Nội; thuê chuyên gia tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu…
Đặc biệt, Thành phố sẽ đào tạo nghề cho 24.000 lao động nông thôn, hỗ trợ 40 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn truyền nghề, nhân cấy nghề thủ công mỹ nghệ cho 1.400 lao động nông thôn. Đồng thời, tập huấn nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho khoảng 1.500 lượt cán bộ quản lý doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất nông nghiệp nông thôn theo chương trình khuyến công Thành phố. Việc nâng cao tay nghề và đào tạo các lớp thợ giỏi sẽ góp phần quan trọng hỗ trợ các hộ sản xuất, doanh nghiệp làng nghề tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Qua tìm hiểu, nhiều nghệ nhân trẻ hiện đang theo nghề truyền thống luôn trăn trở về việc thiếu lao động tay nghề cao. Điều này không hẳn thiếu căn cứ, bởi đứng trước sự tự thanh lọc của nền kinh tế thị trường, nhiều làng nghề truyền thống đã không còn trụ vững. Các nghệ nhân lớn tuổi dần mất đi mà chưa kịp truyền thụ lại hết tinh hoa nghề cho lớp trẻ. Mặt khác, do thu nhập không cao nên thế hệ trẻ hiện cũng không nhiều người mặn mà, đam mê với nghề. Thế nên, có nhiều thợ giỏi và níu giữ được họ là cơ sở căn bản để bảo tồn những tinh túy trong các làng nghề truyền thống.
Bên cạnh đó, các nghệ nhân trẻ cũng cho rằng, nếu nhà nước có những chính sách bảo tồn thích hợp với các nghệ nhân ở các làng nghề truyền thống như: Hỗ trợ một phần trợ cấp hàng tháng, tạo điều kiện việc làm, hỗ trợ vay vốn, quy hoạch hướng phát triển làng nghề… thì tin chắc các làng nghề truyền thống nói chung và những nghệ nhân trẻ sẽ phát huy được hết khả năng, thế mạnh vốn có của mình.
H. Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40