Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động tại các làng nghề: Cần có giải pháp quyết liệt!

(LĐTĐ) Hiện nay, nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có sự đổi mới về phương thức sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc từ thủ công sang sử dụng máy móc thiết bị nhờ đó góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích đạt được, đa phần các làng nghề đang phải đối diện với nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và an toàn cho người lao động…
Lao động làng nghề: Nhiều thách thức trước cuộc cách mạng 4.0 Cần được quan tâm đúng mức

Vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Trong một buổi chiều cuối tháng 10, chúng tôi tìm đến làng Mộc Thượng Mạo (phường Phú Lương, quận Hà Đông). Vừa đến cổng làng, phóng viên đã nghe thấy tiếng xè xè của máy cưa, cắt, khoan, đục, đánh bóng sản phẩm. Tại các xưởng sản xuất, người dân đang miệt mài làm việc, người cưa xẻ những tấm gỗ lớn, người tỉ mẩn đục đẽo các loại hoa văn, lắp ráp cánh cửa… để kịp giao hàng cho khách. Theo những nghệ nhân cao tuổi, nghề mộc vốn là nghề truyền thống của làng, được truyền từ đời này sang đời khác và là “cần câu cơm” kiếm sống chính của người dân ở đây.

Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động tại các làng nghề: Cần có giải pháp quyết liệt!
Tình trạng mất an toàn lao động diễn ra khá phổ biến tại làng Mộc Thượng Mạo (phường Phú Lương, quận Hà Đông). Ảnh: Lê Thắm

Là một làng nghề truyền thống, đáng lẽ vấn đề an toàn trong sản xuất phải đặt lên hàng đầu, thế nhưng qua quan sát của chúng tôi đội ngũ công nhân lao động trong làng nghề sử dụng trang bị bảo hộ lao động tương đối hạn chế. Thậm chí nhiều người còn vô tư mài gỗ, xẻ gỗ mà không dùng đến găng tay, kính mắt hay khẩu trang mặc cho những mũi cưa sắc nhọn có thể cứa vào tay bất cứ lúc nào và bầu không khí xung quanh dày đặc những bụi.

Ông Nguyễn Quang Dô, một người đã có nhiều năm gắn bó với nghề mộc cho biết, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện nay an toàn lao động đang là vấn đề nan giải đối với người dân làng Thượng Mạo. “Hiện tại hầu hết các xưởng mộc tại Thượng Mạo hiện đều được đầu tư máy móc hiện đại, ít nhất là các công đoạn cưa, cắt và bào. Nhờ có máy móc hỗ trợ, người làm mộc đỡ vất vả hơn, công lao động tăng, thu nhập cũng được cải thiện. Tuy nhiên, máy móc thiết bị càng hiện đại thì nguy cơ mất an toàn lao động càng lớn. Thời gian đầu, đã có hàng chục người dân ở làng bị máy xén đứt tay, đứt chân thậm chí là mù do bị gỗ bắn vào mắt trong quá trình làm việc. Sau này, do quá nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra nên mọi người đã truyền tai nhau những kinh nghiệm riêng để khắc phục”- ông Dô chia sẻ.

Bên cạnh tai nạn lao động,làng mộc Thượng Mạo còn tồn tại một vấn đề đáng quan tâm khác là mặt bằng sản xuất tại đây khá hạn hẹp. Theo ghi nhận, hầu hết các xưởng mộc đều nằm xen kẽ trong khu dân cư, chưa quy hoạch được các cụm, điểm để đưa các xưởng mộc ra một khu sản xuất riêng. Điều này đã gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người dân sống xung quanh.

Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra ở huyện Chương Mỹ. Tại đây có rất nhiều làng mộc nổi tiếng như làng Phù Yên xã Trường Yên, làng Phúc Cầu xã Thụy Hương... tuy nhiên, một điểm chung là hiện lao động tại các làng nghề mộc thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bặm từ gỗ, đặc biệt là từ sơn hóa học dùng để phun màu cho gỗ. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp như: phổi, phế quản…

Sớm có giải pháp thiết thực

Thực tế, vấn đề không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho các lao động làm việc tại làng nghề từ lâu đã được các cấp chính quyền quan tâm, xem xét. Để bảo đảm an toàn cho người lao động khu vực phi chính thức, trong đó có làng nghề, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chính sách như tại Điều 133, 136, 137 Bộ luật Lao động 2012, các Điều 6, 7, 12, 18, 21, 23 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định: Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khoẻ của mình. Người lao động cũng có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp ...

Bên cạnh những quy định pháp luật bảo vệ sức khỏe của người lao động, Nhà nước quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động. Cụ thể, các Điều 140, 141, 142, 143, 144, 145 Bộ luật Lao động 2012 và các Điều 19, 24, 26, 27, 38, 39 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm từ việc sơ cứu, điều trị, trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp, đến việc bố trí công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động sau khi đã được điều trị... Các quy định này không chỉ nhằm giảm bớt khó khăn cho người lao động khi rơi vào hoàn cảnh bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động, mà còn tăng trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động ở đơn vị của mình.

Ngay trên địa bàn Hà Nội, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các bên liên quan, những năm qua, thành phố Hà Nội cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các ngành, địa phương đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Hoạt động tuyên truyền tập trung vào khu vực không có hợp đồng lao động. Theo đó, các đơn vị, địa phương cần tổ chức diễn đàn đối thoại với người lao động; mở lớp tập huấn nâng cao về an toàn, vệ sinh lao động cho đại diện doanh nghiệp, người lao động; quan tâm đến đời sống của nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

Dù được quan tâm sát sao là vậy, song ở các làng nghề, để tiết kiệm chi phí, thu nhiều lợi nhuận, vẫn còn không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh không quan tâm đến việc thực hiện các quy định về bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Do vậy, để làm thay đổi nhận thức của người dân, bên cạnh khung chính sách thì rất cần phải tuyên truyền nâng cao nhận thức, bởi chỉ khi nhận thức đúng được tầm quan trọng về làm việc an toàn thì khi đó người lao động mới chủ động thực thi.

Trở lại vấn đề an toàn vệ sinh lao động ở các làng nghề mộc, qua tìm hiểu có thể thấy, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở đây phát triển khá sôi động, nhưng chủ yếu theo quy mô gia đình. Việc đầu tư cơ sở sản xuất đáp ứng yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động rất khó vì ít vốn. Bên cạnh đó, lao động trong các xưởng sản xuất gỗ hầu như không qua các trường lớp đào tạo. Việc vận hành các máy móc thiết bị đều được thực hiện theo cảm tính và kinh nghiệm người trước truyền người sau nên việc xảy ra tai nạn là điều tất yếu. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân, việc tập huấn kiến thức về an toàn lao động trong cơ sở làm nghề còn rất ít. Sự chủ quan cùng nhận thức chưa đầy đủ về an toàn lao động dẫn đến việc hầu như người lao động và chủ cơ sở sản xuất không chú trọng trang bị kiến thức, kỹ năng, trang phục bảo hộ phòng, tránh tai nạn lao động…

Để góp phần giảm thiểu tình trạng mất an toàn tại các làng nghề, các cơ quan chức năng cần thường xuyên tổ chức tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động; đồng thời có chế tài xử lý đủ mạnh đối với các trường hợp vi phạm. Để chắc chắn hơn, công tác kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ phải được tiến hành trước khi các cơ sở sản xuất hoạt động. Với những cơ sở đã đi vào sản xuất, qua kiểm tra nếu không đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động thì các ngành chức năng, đặc biệt là chính quyền địa phương cần cho dừng hoạt động. Bên cạnh đó cần khuyến khích hỗ trợ người làm nghề tham gia các hình thức bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm tai nạn lao động, tham gia khám sức khỏe định kỳ hàng năm.

Có thể nói, an toàn lao động tại các làng nghề, vùng nông thôn hiện nay cần được quan tâm từ nhiều phía. Tuy nhiên, yếu tố tiên quyết vẫn là nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở thực hiện đúng những quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động hiện hành./.

Lê Thắm – Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm. Từ một giáo viên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ trở thành một cán bộ quản lý giỏi là cả một quá trình phấn đấu nỗ lực không ngừng của cô giáo Nguyễn Thị Kim Hoa.
Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung chế độ trợ cấp hằng tháng đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2022/TT-BNV ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức.
Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

(LĐTĐ) Trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước chi trả, nhằm hỗ trợ phần nào cho người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp là chính sách mới trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, toàn thành phố Hà Nội hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là 896,9 tỷ đồng.
Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Chính phủ đã nhiều lần ban hành văn bản hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội, nâng mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi.
Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Xem thêm
Phiên bản di động