Cách mạng 4.0: Thách thức lớn cho lao động nữ

(LĐTĐ) Cách mạng 4.0 diễn ra, dự báo đem lại những cơ hội việc làm có năng suất cao hơn, đồng thời kèm theo thách thức về nguy cơ mất việc làm, nhất là trong những ngành nghề, việc làm giản đơn.
cach mang 40 thach thuc lon cho lao dong nu Lao động là người nước ngoài phải đóng BHXH theo mức nào?
cach mang 40 thach thuc lon cho lao dong nu Nhiều tác động với lao động nữ trong kỷ nguyên số
cach mang 40 thach thuc lon cho lao dong nu Giao lưu trực tuyến: “Lao động nữ - chính sách và cuộc sống”

Theo đúng quy luật của nó, những ai không theo kịp với sự phát triển của công nghệ sẽ bị đào thải, Nữ công nhân Việt Nam, những người trước nay vốn quen với nếp sinh hoạt đi làm, về nhà nấu nướng, chăm con, ít khi tiếp xúc với công nghệ chính là đối tượng đầu tiên phải chịu tác động của cuộc cách mạng này.

Chịu tác động trực tiếp

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ lao động nữ tham gia thị trường lao động chiếm tỉ lệ cao so với thế giới, luôn giữ ở mức ổn định 48 - 49%. Phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng bên cạnh thiên chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái, họ còn có những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc gia.

cach mang 40 thach thuc lon cho lao dong nu
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đặt ra nhiều thách thức với lao động nữ. Ảnh: PT

Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã và đang mang lại nhiều tiến bộ về năng suất lao động, song với những thay đổi nhu cầu sử dụng lao động trong tình hình cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đặt ra nhiều thách thức với lao động nữ.

Theo như nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế, dự kiến sẽ có khoảng 800 triệu nhân công trên toàn thế giới mất việc làm vì robot và tự động hóa vào năm 2030, tương đương 1/5 lực lượng lao động toàn cầu hiện nay. Bản chất của cuộc cách mạng này là đưa trí tuệ nhân tạo – những cỗ máy thông minh vào các dây chuyền sản xuất để thay thế cho con người.

Và khi điều đó xảy ra, nhiều công nhân lao động đang trực tiếp đứng máy sẽ bị thay thế bởi các cỗ máy dẫn đến tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là lao động nữ. Trên thực tế, các ngành công nghiệp có thâm niên lâu đời ở Việt Nam như ngành dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử… phần lớn sử dụng lao động là nữ, có nhà máy sử dụng tới 80-90% lao động nữ. Điều đáng nói, đây cũng chính là những lĩnh vực sẽ được thay thế bằng trí tuệ nhân tạo một cách triệt để nhất.

Nguy cơ hiện hữu rõ trước mắt nhưng chính các công nhân nữ lại thờ ơ với việc học tập nâng cao tay nghề. Chị Thu Huyền công nhân một công ty trong KCN Sài Đồng, Long Biên) hằng ngày chỉ biết lên công ty ôm lấy cái máy trong hệ thống dây chuyền chuyên sản xuất dây dẫn điện dùng cho ô tô, xe máy, lúc trở về nhà thú vui duy nhất là lướt facebook, xem phim.

Khi được hỏi về việc học tập, nâng cao tay nghề, chị này cho rằng công việc của mình rất đơn giản, lúc học nghề ở trong trường đã được đào tạo rồi nên không cần phải học thêm làm gì. “Công việc của mình bắt đầu từ 6 giờ sáng đến tận 6 giờ tối, thời gian rất hạn chế, công việc không có gì phức tạp nên lúc về nhà ngoài việc nấu ăn, ngủ nghỉ và lướt facebook, xem phim thì mình chẳng muốn học thêm gì cả”. Chị Huyền chia sẻ.

Cũng giống với chị Huyền, nhiều công nhân nữ mà đặc biệt là những công nhân đã có gia đình đều lắc đầu ngán ngẩm trước việc học tập nâng cao tay nghề. Chị Trần Thị Lan Anh (Công ty Hanel, Sài Đồng, Long biên) cho biết: “Tôi đã có gia đình, mỗi ngày đều làm việc ở công ty từ sáng đến tối. Thời gian còn lại đều dành hết việc chăm con, chăm sóc gia đình, thực sự không có thời gian để học hành hay bận tâm thêm vấn đề gì nữa”. Chồng chị Lan Anh cũng góp lời thêm: “Anh chị già rồi, học hành thêm chả để làm gì, cứ làm đều cuối tháng lấy lương là xong”. Trong khi hai vợ chồng anh chọ chỉ mới hơn 35 tuổi.

Cần thay đổi nhận thức

Trong tình hình mới, vai trò của giới nữ đang ngày được nâng cao, họ đã có nhiều đóng góp trí tuệ, tâm sức vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Song, cách mạng 4.0 sẽ tác động trực tiếp tới gia đình và đời sống của lao động nữ.

Bởi vì, lao động nữ thường tập trung trong các lĩnh vực có trình độ chuyên môn thấp, làm việc trong các ngành thâm dụng lao động, chất lượng việc làm của lao động nữ còn chưa ổn định và thiếu bền vững, nên lao động nữ rất dễ bị mất việc làm trong cuộc cách mạng công nghiệp này.

Đặc biệt, tình trạng hạn chế sử dụng lao động nữ ở tuổi 35 trở lên, đang là vấn đề nổi lên trong thị trường lao động, khiến lao động nữ phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm thu nhập, thậm chí mất nguồn thu nhập do giảm giờ làm hoặc mất việc làm. Hạn chế, và khó khăn trong vấn đề gia đình, cuộc sống của lao động nữ là đều dễ hiểu. Tuy nhiên, đứng trước cuộc cách mạng 4.0 nếu không thường xuyên học tập và nâng cao trình độ cũng như tay nghề thì việc bị đào thải là tất yếu.

Trong các buổi tọa đầm về thách thức của công nhân trong bối cảnh cách mạng 4.0 diễn ra TS Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) cho rằng, "cuộc chiến" việc làm giữa máy móc và con người phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị cho cuộc cách mạng 4.0 như thế nào.

Quan trọng nhất là nhìn ra xu hướng để có sự chuẩn bị; nếu không có sự chuẩn bị thì sẽ bị thay thế, còn mức độ bị thay thế như thế nào phụ thuộc vào chính mỗi người lao động và cơ quan quản lý. Với người lao động, cần chuẩn bị đào tạo, tự đào tạo, trau dồi liên tục, không phải học tập suốt đời mà học tập suốt ngày để nâng cao trình độ.

Cơ quan nhà nước cần chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội, nhất là những ngành, nghề mới xuất hiện như lập trình robot, sản xuất robot, tự động hóa; công tác dự báo, thông tin thị trường lao động cập nhật liên tục.

Đối với những người lao động yếu thế trong cuộc cách mạng 4.0, cần phải xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động lớn tuổi, chính sách tạo việc làm cho người dễ bị tổn thương trong xã hội. Đồng thời, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng tăng tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động khi thất nghiệp để sớm quay trở lại thị trường lao động. Cùng với đó, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Với riêng phụ nữ, khi nền kinh tế mỗi ngày một tự động hóa cao, lao động trong nhiều ngành nghề sẽ biến động rất lớn. Muốn nắm bắt được các lợi thế trong thời đại mới, điều quan trọng là phụ nữ cần được trang bị các phương pháp tư duy mới để tạo ra sự khác biệt và tận dụng tối đa cơ hội có được. Cụ thể, bên cạnh việc tự trang bị kiến thức và kỹ năng, tiếp cận công nghệ mới, việc lựa chọn ngành nghề, hình thức và phương thức lập nghiệp cũng phải có những thay đổi cơ bản.

L. Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Là một trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận quản lý vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) tập trung triển khai tốt các chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi, cho vay vốn đến hội viên nông dân để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì

Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện và khu vực lân cận, mà còn cung cấp cho lực lượng lao động trẻ thông tin thị trường lao động, từ đó học hỏi, trang bị thêm kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động của thị trường lao động.
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngoài tiếp tục duy trì các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, hện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang thúc đẩy phát triển một số thị trường mới tiềm năng, tạo cơ hội mới cho người lao động khi lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 27/10, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Ba Vì (Số 104 đường Quảng Oai, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội) với sự tham gia của đông đảo người lao động, học sinh, sinh viên.
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố

Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Ngày 24/10, Phiên giao dịch việc làm trực tuyến với tham gia của 6 tỉnh, thành phố đã mang lại nhiều cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp. Sự kiện thu hút 122 doanh nghiệp với hơn 44.504 vị trí tuyển dụng, tạo điều kiện kết nối hiệu quả giữa cung và cầu lao động.
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2024 - 2030.
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi

Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, thị trường lao động Hà Nội tiếp tục đà phục hồi. Số lượng doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động có xu hướng giảm mạnh đã tác động tích cực đến thị trường lao động. Nhu cầu tuyển dụng trên toàn Thành phố trong tháng 9 khoảng trên 22.600 vị trí.
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Thông tin về công tác hỗ trợ, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong tháng 9/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết đơn vị đã tiếp nhận 6,6 nghìn hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, giảm 1 nghìn trường hợp so với tháng trước, và tăng 0,2 nghìn trường hợp so với cùng kỳ năm trước.
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

(LĐTĐ) Dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2021 - 2024 là 76.626 tỷ đồng.
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu

Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu

Ngày 11/10, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu”.
Xem thêm
Phiên bản di động