Lan tỏa nếp sống văn minh

(LĐTĐ) Với việc triển khai hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng Nếp sống văn hóa công nghiệp”, đẩy mạnh tuyên truyền 2 bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội đã tạo ra những thay đổi tích cực trong ý thức và hành động của đông đảo công nhân lao động (CNLĐ). Qua đó, từng bước xây dựng và hình thành những chuẩn mực văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống tốt đẹp của Thủ đô và đất nước.
lan toa nep song van minh Là nếp sống văn minh đấy!
lan toa nep song van minh Nâng cao nhận thức về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang
lan toa nep song van minh Tiếp tục triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới

Từ việc triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền…

Thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng Nếp sống văn hóa công nghiệp” trong CNLĐ. Cụ thể, Công đoàn đã tham mưu với lãnh đạo chuyên môn các đơn vị đưa nội dung cuộc vận động vào các tiêu chí để chấm điểm thi đua định kỳ hoặc lồng ghép với các tiêu chuẩn thi đua.

lan toa nep song van minh
Văn hóa xếp hàng được thực hiện tại Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam

Qua các phong trào thi đua “Người tốt việc tốt”, “Sáng kiến sáng tạo”, “Công nhân giỏi”, “Giỏi việc nước đảm việc nhà”… hầu hết các đơn vị đã xây dựng được nội quy, kỷ luật lao động, quy ước về giao tiếp và ứng xử, quy định về vệ sinh môi trường…Từ đó, từng bước xây dựng và hình thành ý thức, tác phong, lề lối, làm việc; thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật trên cơ sở xây dựng và áp dụng các quy trình quản lý hiện đại; xây dựng thói quen giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự trong đông đảo CNLĐ.

Cùng với đó, các cấp Công đoàn đã vận động CNLĐ thực hiện các quy ước văn hóa của cộng đồng, tham gia thực hiện trách nhiệm xã hội. Xây dựng nếp sống văn hóa không chỉ được quan tâm, thực hiện có hiệu quả trong nội bộ các đơn vị, doanh nghiệp mà ý thức, tác phong, lối sống văn hóa còn được CNLĐ thể hiện trong đời sống hằng ngày tại gia đình, nơi cư trú.

Thực tế cho thấy, hàng năm, tỉ lệ gia đình CNLĐ đạt tiêu chuẩn văn hóa luôn ở mức cao từ 95% - 98%; CNLĐ cũng thực hiện có hiệu quả công tác xã hội, từ thiện như tham gia các hoạt động quyên góp từ thiện giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn…

Bên cạnh việc triển khai hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng Nếp sống văn hóa công nghiệp”, các cấp Công đoàn Thủ đô cũng đã và đang đẩy mạnh triển khai tuyên truyền 2 Bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội trong CNLĐ. Qua đó, từng bước xây dựng và hình thành những chuẩn mực văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống tốt đẹp của Thủ đô và đất nước.

Là một đơn vị có hàng trăm nghìn CNLĐ đang làm việc, Công đoàn các khu công nghiệp và chế xuất (KCN – CX) Hà Nội đã áp dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền để đông đảo CNLĐ được tuyên truyền về hai bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội.

Chủ tịch Công đoàn các KCN – CX Hà Nội Đinh Quốc Toản cho biết, đối với việc tuyên truyền về 2 Bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội, Công đoàn các KCN – CX đã in thành các văn bản, khẩu hiệu, đồng thời triển khai tới các Công đoàn cơ sở để tuyên truyền tới từng CNLĐ của từng công ty.

Bên cạnh đó, Công đoàn các KCN – CX cũng lồng ghép việc tuyên truyền về 2 Bộ Quy tắc ứng xử vào các buổi tuyên truyền về pháp luật, chăm sóc sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động… cho CNLĐ; tổ chức hội thi Nét đẹp văn hóa công sở trong CNLĐ các KCN - CX. Qua đó, giúp người sử dụng lao động và CNLĐ nhận thấy việc tuyên truyền về 2 Bộ Quy tắc ứng xử đang được triển khai sâu rộng để từ đó áp dụng những quy tắc ứng xử đó vào môi trường làm việc và ở nơi công cộng.

“Việc tuyên truyền về 2 Bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của người sử dụng lao động và đông đảo CNLĐ. Bởi thế, trong các buổi tuyên truyền luôn thu hút đông đảo CNLĐ tham gia, đặc biệt, khi hội thi Nét đẹp văn hóa công sở được tổ chức, các đơn vị đều tích cực tham gia và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu.

Đó là minh chứng rõ nét cho thấy hai bộ Quy tắc ứng xử đã và đang đi vào cuộc sống của CNLĐ, thay đổi nhận thức và hành động của đại bộ phận CNLĐ theo hướng tích cực. Qua đó, góp phần xây dựng và hình thành những chuẩn mực văn hóa trong CNLĐ, xây dựng thành phố Hà Nội văn minh, hiện đại” - Chủ tịch Công đoàn các KCN – CX Hà Nội Đinh Quốc Toản chia sẻ.

… đến những thay đổi tích cực trong ý thức và hành động của CNLĐ

Nói về những thay đổi tích cực trong ý thức và hành động của CNLĐ sau khi được tuyên truyền về cuộc vận động “Xây dựng Nếp sống văn hóa công nghiệp” và 2 Bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Roki Việt Nam (KCN Nội Bài) Chu Xuân Quý cho biết, thời gian quan, Công đoàn công ty luôn chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ cho CNLĐ để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

Cạnh đó, Công đoàn công ty cũng phối hợp hiệu quả với người sử dụng lao động đẩy mạnh tuyên truyền về 2 Bộ Quy tắc ứng xử đến toàn thể CNLĐ của công ty thông qua việc in và dán nội dung bộ Quy tắc ứng xử tại bảng tin và tuyên truyền trong các buổi họp.

“Sau một thời gian tuyên truyền, ý thức và hành động của đông đảo CNLĐ đã có sự thay đổi rõ rệt. Điều đó thể hiện qua việc tác phong làm việc của CNLĐ ngày càng chuyên nghiệp; những vi phạm về nội quy, quy định của công ty giảm đáng kể; cảnh quan môi trường nơi làm việc và trong khuôn viên công ty được đảm bảo; CNLĐ trong công ty luôn thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, ứng xử lịch thiệp, thân thiện và hòa đồng, sẵn sàng giúp đỡ nhau, nhất là đối với những CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn…

Có thể nói, cuộc vận động “Xây dựng Nếp sống văn hóa công nghiệp” và hai bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội đã đi vào cuộc sống của CNLĐ trong công ty. Đối với những CNLĐ thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng Nếp sống văn hóa công nghiệp” và 2 Bộ Quy tắc ứng xử đều được Công đoàn và công ty ghi nhận, tuyên dương, qua đó tạo ra sự lan tỏa trong CNLĐ toàn công ty” – ông Quý cho biết.

Những nội dung của cuộc vận động “Xây dựng Nếp sống văn hóa công nghiệp” và 2 Bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội không chỉ được CNLĐ thực hiện hiệu quả tại nơi làm việc mà còn được thể hiện rõ nét ngay tại nơi cư trú của CNLĐ và ở nơi công cộng.

Ông Trần Văn Nam, chủ một dãy trọ dành cho CNLĐ thuê tại xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ: “Dãy trọ nhà tôi có hơn 20 phòng, tất cả đều cho CNLĐ đang làm việc tại KCN Thăng Long thuê. Nếu như trước đây, ý thức giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và tôn trọng các quy định chung trong dãy trọ của người thuê còn chưa cao thì một vài năm trở lại đây, ý thức của người thuê đã có sự cải thiện rõ rệt.

Điều đó thể hiện qua các hành động cụ thể như dãy trọ không còn tình trạng nói to, ồn ào, gây mất trật tự; an ninh được đảm bảo hơn, không còn tình trạng mất cắp đồ; vệ sinh môi trường cũng được đảm bảo, không còn rác thải bị xả bữa bãi hay để không đúng nơi quy định; những người thuê trọ sống hòa thuận, nhiệt tình giúp đỡ nhau...”

Theo ông Nam, có được những thay đổi tích cực cả về ý thức lẫn hành động như thế là do những người thuê trọ khi đi làm tại công ty đã được tuyên truyền, nâng cao nhận thức. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng đang triển khai tuyên truyền về Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng của thành phố đến từng khu trọ và tại nơi công cộng.

Nên những nội dung thiết thực của Bộ Quy tắc đó đã và đang thấm sâu vào ý thức và thể hiện qua hành động của người dân. Mong rằng, bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội sẽ được tuyên truyền sâu rộng đến tất cả những người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Thủ đô. Để từ đó, mọi người được biết và thực hiện, góp phần xây dựng thành phố Hà Nội thân thiện và văn minh.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước kịp thời, đầy đủ trước Tết Nguyên đán, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

(LĐTĐ) Theo Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, triển vọng lương tích cực ở hầu hết ngành nghề. Mức lương tối thiểu ở phần lớn các công việc trong tất cả các lĩnh vực duy trì ổn định, ngoại trừ một vài vị trí có sự giảm nhẹ.
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

(LĐTĐ) Báo Thanh Niên vừa tổ chức thành công sự kiện tổng kết và trao giải mùa 4 của cuộc thi “Sống Đẹp” với chủ đề “San sẻ yêu thương”, một dịp tôn vinh những tác giả và tác phẩm xuất sắc, mang đến nhiều câu chuyện cảm động, truyền cảm hứng sống đẹp cho cộng đồng.
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng

Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng

(LĐTĐ) Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, hiện đã có 336 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn báo cáo tình hình xây dựng kế hoạch, phương án thưởng cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động (NLĐ).
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025

Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025

(LĐTĐ) Năm 2024 sắp kết thúc, Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần, đây chính là thời điểm mà câu chuyện thưởng Tết được bàn tới. Theo dự báo của các chuyên gia và ghi nhận sơ bộ từ doanh nghiệp, do tình hình sản xuất kinh doanh năm nay tốt hơn và lương tối thiểu tăng, tiền thưởng Tết năm nay có thể sẽ cao hơn năm trước.
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

(LĐTĐ) Những ngày cuối năm, các bữa tiệc giáng sinh, tổng kết, tất niên diễn ra triền miên. Tham gia party liên tục khiến nhiều bạn trẻ nóng trong người do ảnh hưởng từ đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, đã có 1.676 doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết năm 2025. Trong đó mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất khoảng 375 triệu đồng.
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

(LĐTĐ) Dịp Tết Dương lịch 2025, người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương và có thể được thêm một khoản thưởng Tết.
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

(LĐTĐ) Càng về cuối năm, sức nóng deadline, KPI tăng tỷ lệ thuận với độ sốt ruột khi phố phường ngập tràn không khí Giáng sinh, Tết đến gần khiến độ nóng trong người của Gen Z tăng lên từng ngày.
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Năm 2024 sắp kết thúc, Tết dương lịch 2025 đang tới gần. Trong dịp này, ngoài chế độ ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động có thể được thêm một số khoản tiền.
Xem thêm
Phiên bản di động