Làm từ ngọn
Nỗi buồn khó nói! | |
Tản mạn cuối năm |
- Bác tính, trường mở tùm lum, chất lượng giáo dục phổ thông còn hạn chế, một khi cung thừa cầu thì “ê sắc ế” là đúng rồi.
- Nhưng tớ nghe nói, các trường đang xin hạ điểm sàn, “vơ vét” ít sinh viên, chứ nhìn cảnh “trường không lớp trống” như hiện nay ái ngại lắm!
- Ý bác muốn nói “chuyến tàu vét” chứ gì? Chả ăn thua gì đâu bác ơi. Người học bây giờ họ cũng khôn chán, họ thừa hiểu tốt nghiệp đại học phải như thế nào mới có tương lai, chứ đâu phải cứ có cái “bằng” là, xin đâu cũng có việc.
- Chú cũng lộng ngôn thật. Chuyện vét sinh viên mà chú lại liên tưởng đến khái niệm “chuyến tàu vét” trong phạm trù “nhiệm kỳ”, nghe buồn quá!
- Em đùa vậy thôi. Chắc sẽ chẳng còn cảnh “trường không, phòng trống” đâu. Anh Giáo dục vừa chỉ đạo nếu không tuyển sinh được, các trường đại học sẽ phải giải thể.
- Hay nhỉ, không tuyển sinh được sinh viên thì còn gì là trường mà không giải thể. Có không cho giải thể, trường cũng tự xin chứ việc gì phải ép. Tớ lo là lo không giải thể mà tìm mọi cách để tuyển sinh thôi. Vậy nên việc siết chặt chất lượng tuyển sinh, chính là đảm bảo chất lượng trường học.
- Nhưng “sinh” ra rồi lại không “nuôi” sao bác? Như vậy là cạn tình, là vô cảm … khéo lại bị “ném đá” rầm rầm. Rõ khổ!
- Chỉ vì cái “rõ khổ” của chú mà ngành nọ, khoa kia cứ thoải mái bung ra. Trường nào cũng đào tạo đa ngành nghề, thậm chí có những ngành trái ngược nhau.
- Thì chủ trương là “phổ cập đại học” mà bác. Bác có thấy ở đâu chưa có chứng nhận tốt nghiệp phổ thông đã được gọi học đại học không?
- Chú nói tào lao gì vậy? Ngoài mấy anh cán bộ dùng bằng giả để tiến thân thì làm gì có chuyện ấy. Nếu có cũng chỉ do “nhầm lẫn” thôi.
- Ấy vậy mà có đó bác. Không phải ít mà nhiều đằng khác. Có thí sinh cầm giấy nhập học mà chả biết mô tê gì về cái trường mình sẽ đến.
- Thì dù sao học đại học vẫn “oai”, còn học xong biết gì, làm gì … tính sau, có phải vậy không chú nhể! À mà này…
- Bác có thắc mắc gì thế?
- Có phải vừa rồi chú nói là “phổ cập đại học” không?
- Dạ vâng, thì bác tính các trường ĐH, CĐ bung ra như thế, giấy gọi nhập học bay về mọi ngõ phố, xóm làng… như vậy chả “phổ cập” là gì bác.
- Thế hóa ra ta đang làm từ ngọn, chứ không phải từ gốc. Tớ nhớ không nhầm thì chủ trương phổ cập tiểu học đã có từ lâu. Không hiểu giờ thực hiện đến đâu rồi?
- Khó lắm bác ơi! Làm sao để 100% trẻ em đến trường đã khó, đảm bảo chất lượng phổ cập lại càng khó hơn.
- Chú nói gì mà khó hiểu vậy?
- Thế bác không biết chuyện mấy em học sinh lớp 5, lớp 6 không biết viết tên mình à? Phổ cập chất lượng mới là cốt lõi, bác ơi!
- Đúng vậy, nhưng tớ nghe nói cái trường, cái lớp cho tiểu học thiếu lắm. Phải nhồi nhét, phải thay ca … vất vả thế sao “phổ cập” tốt được?
- Trong khi ấy, anh ĐH, CĐ lại “mênh mông” lắm lắm…
- Thế tớ mới nói “ta đang làm từ ngọn” mà.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49