Nỗi buồn khó nói!
Tản mạn cuối năm | |
Hãy thức tỉnh lương tri! | |
Phá nát đời hoa |
- Đã đành vậy, nhưng cái buồn của em là cái buồn khác.
- Chuyện lạ. Buồn lại còn khác với giống.
- Vậy hóa ra bác chưa biết chuyện một công dân tàn tật không nơi nương tựa, rất nghèo ở Hiệp Hòa (Bắc Giang) chết mà không được chính quyền xã cấp giấy khai tử à?
- Vì sao có chuyện lạ vậy?
- Chả là công dân này khi mất còn nợ chính quyền 1,7 triệu đồng.
- Số tiền gì vậy?
- Tiền nộp các loại quỹ của thôn, như các quỹ: ANQP, ủng hộ đồng bào bão lụt, bảo trợ trẻ em, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, hội xuân…
- Những quỹ này chỉ mang tính vận động. Công dân này vừa tàn tật, nghèo không nơi nương tựa nên không tham gia quỹ được là chuyện bình thường, sao lại gọi là nợ mà không cho khai tử?.
- Đấy bác tính, căm phẫn quá đi chứ. Chẳng cần nói “nghĩa tử là nghĩa tận”, với một công dân như thế mà đè tiền nợ không cho chôn, còn ác hơn cả “vô cảm”.
- Cán bộ như thế, theo tớ cho bỏ tù với tội danh “vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” cũng chẳng oan.
- Đúng thế bác ạ. Đến tội phạm giết người mà chết còn đình chỉ truy cứu nữa là. Hậu quả của hành động này thì quá là nghiêm trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của dân với chính quyền.
- Vậy tớ công nhận cái buồn này của chú thật đáng buồn lắm.
- Chưa hết đâu bác ơi! Ngược lại chuyện này là chuyện ở xã Xuân Lập, Thọ Xuân (Thanh Hóa) lại khai tử cho nhiều trường hợp vẫn đang sống.
- Ồ, nhiều chuyện lạ nhỉ?. Nhầm à, có phải “sai sót ở khâu đánh máy” không?
- Không, hoàn toàn không, mà do họ cố tình “khai tử”giả cho những người này chỉ vì họ quá nghèo, khai tử để cho xóa nợ.
- Thật là bi hài. Nhưng khai man ở đây tớ thấy họ không vô cảm mà có chút gì đó nhân văn.
- Đành thế, nhưng cấp trên đã phát hiện ra, đang bắt làm tường trình kiểm điểm đó bác.
- Kiểm kiểm là phải. Bất kỳ việc làm gì, dù vì mục đích tốt, nếu sai luật vẫn phải xử lý. Trong câu chuyện này, tớ chiêm nghiệm ra nhiều điều.
- Bác còn ngẫm nghĩ, chứ em là nói thẳng, buồn quá bác ạ. Dân còn nghèo như thế, giá như mỗi cấp, mỗi ngành bớt lãng phí, bớt tham nhũng một chút thì cứu được bao nhiêu dân nghèo, chứ chẳng phải cứu bằng cách “cho chết” như thế này.
- Chú nói rất đúng, nhưng cái “chiêm nghiệm” của tớ ở một khía cạnh khác.
- Như thế nào hả bác?
- Chú có thấy ai còn sống mà muốn cầm giấy khai tử không?
- Làm gì có bác. Sự sống là vốn quý, bằng mọi giá phải giành giật ấy chứ.
- Đấy “chiêm nghiệm” của tớ ở chỗ ấy. Một con người còn sống mà chấp nhận người ta khai tử giả cho mình chỉ để được xóa nợ chính quyền thì con người ấy phải khổ tột cùng lắm, nếu không phải là một tội phạm đang mang án tử.
- Vâng, chấp nhận được khai tử giả để xóa nợ. Cái “chiêm nghiệm” của bác mới thật là nỗi buồn khó nói.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29