Làm Nhà báo phải như thế!
Nghiêm minh thế mới được | |
Cho vui thôi |
- Chả là tớ nói cho nó vần thôi. Hổ, báo cùng loài mà. Tớ cũng nói thật, có nhiều chuyện người ta ví “hổ báo” cũng chẳng oan đâu.
- Đành rằng có chuyện này, chuyện nọ, người nọ người kia, dưng em phải công nhận trong làng báo cũng có những “con hổ”. Hổ ở đây bao hàm cả hai nghĩa “dữ tợn” và “xấu hổ”.
- Thôi thì chú hiểu thế là được. Tỷ như cái chuyện “đếm tầng”, rồi hễ thấy đâu có sai phạm gì… là “kéo” đến.
- Những việc đó cũng cần lên tiếng để lập lại kỷ cương chứ bác.
- Nếu vậy đã tốt, đa số lại không mang tính xây dựng mà “dọa” là chính. Thế mới “hổ báo”.
- Chuyện này có dưng đang chấn chỉnh rồi bác ơi. Luật Báo chí sửa đổi thắt chặt “đạo đức nhà báo” ghê lắm bác ạ. Vi phạm là xử nghiêm. Đó, năm rồi nhiều nhà báo đã bị thu thẻ hành nghề, kiểm điểm, xử lý ra trò ấy chứ, đâu có lơ tơ mơ được.
- Nói đi cũng phải nói lại. Bên cạnh số ít “hổ báo” ấy, nhìn chung báo chí và nhà báo đã phát huy được vai trò trong việc phát hiện tiêu cực, phản biện xã hội, góp phần giữ vững an ninh và phát triển kinh tế xã hội.
- Đúng vậy bác ạ, vậy nên cụm từ “báo chí luôn đồng hành cùng doanh nghiệp” xây dựng đất nước đang được người đứng đầu Chính phủ và toàn dân quan tâm.
- Điều này chứng tỏ vai trò của báo chí là rất quan trọng, đáng được tôn vinh. Chả thế, cứ mỗi năm đến dịp Ngày truyền thống Báo chí cách mạng VN là cả nước lại hướng về báo chí.
- Cảm ơn bác. Dưng em vẫn cứ băn khoăn cái cụm từ “hổ báo” của bác.
- Thì tớ cũng quen mồm nói thôi. Dưng rõ là hổ và báo trong thế giới động vật là cùng họ mà.
- Tự bác nói đấy nhé, chứ Hổ là chúa sơn lâm, oai như thế, cánh báo chí bọn em đâu dám “thấy người sang bắt quàng làm họ”.
- Có nhận thì đã sao. Chú không biết câu ngạn ngữ trong dân gian: “Một người làm quan cả họ được nhờ à”?
- Bác lại muốn nói đến mấy chuyện ở tỉnh này, huyện kia cả nhà, cả họ làm quan chứ gì?
- Thì chính báo chí thông tin ầm ầm ra đấy. Khối chuyện được thanh, kiểm tra rồi. Thế tớ mới nói vai trò của báo chí là “to” lắm.
- Nhân nói chuyện Hổ, tớ tào lao với chú về chuyện “đất dụng võ” một tý nhé.
- Em hiểu bác muốn nói gì rồi. Theo chỗ em hiểu thì cũng có chuyện nhân tài chưa được trọng dụng. Nhưng chuyện này có liên quan gì đến Hổ?
- Có chứ. Hổ được mệnh danh là “Chúa sơn lâm”. Sơn là núi, lâm là rừng, vậy là chúa của núi rừng.
- Đúng quá rồi bác. “Chúa núi rừng” oai lắm chứ.
- Chú cũng chậm hiểu nhỉ. Núi người ta khai thác làm đá cảnh, làm vôi; rừng thì lâm tặc chặt phá tan tành. Núi rừng như thế làm “chúa” oai nỗi gì.
- Đang nói chuyện Hổ bác lại lái sang chuyện phá núi rừng. Thật phục bác.
- Là tớ muốn nói đến cái công của báo chí đó. Tớ được biết đã có nhiều nhà báo lăn lộn, chấp nhận bao hiểm nguy để đưa lên công luận nạn phá rừng, đập núi, góp phần giữ lại “sơn lâm”, đáng khen lắm thay.
- Nếu cứ nói như bác thì liên quan đến Hổ, ối chuyện đáng nói. Tỷ như cái trí thông minh…
- Chú chưa nói tớ đã biết. Lại cái tích “trí khôn của ta đây chứ gì”.
- Lại phục bác. Đấy Hổ oai hùng như thế còn thua trí khôn của bác nông dân, khiến bị trói ghiến vào gốc cây rồi đốt, thế mới có bộ lông vằn vện thế; rồi lại khiến anh Trâu cười đến mất cả hàm răng.
- Đó chỉ là một ý. Ý quan trọng là cái trí khôn của bác nông dân đã được phát huy từ câu chuyện dân gian này vào thực tế.
- Đúng vậy bác ạ. Đã có nhiều nông dân sáng chế ra công cụ sản xuất từ thực tiến lao động, nhằm giảm sức lao động mà lại cho năng suất cao.
- Đấy, đấy, trong khi đó nhiều nhà khoa học được đầu tư học hành, kinh phí nghiên cứu mà cả đời chả có sáng chế nào.
- Áp dụng vào cái nghề của em cũng thấy cái thực tiến quan trọng thật. Rất nhiều bài báo không có thực tiễn, không có sự lao động của phóng viên, được sản xuất trên ghế sa lông, nó nhạt nhẽo lắm, chẳng lay động được ai, thậm chí sai sự thật gây hậu quả…
- Hiện tượng này đang có nguy cơ làm mất tính chiến đấu và hấp dẫn của báo chí. Giữa thời đại thông tin bùng nổ, báo giấy, báo hình, báo nói, giờ lại phát triển cái anh báo mạng, rồi mạng xã hội, sự cạnh tranh quyết liệt như thế, mà vẫn cứ “sa lông”, ắt sẽ tự đào thải. Đòi hỏi mỗi nhà báo phải sát với thực tiễn, trung thực, khách quan và trách nhiệm trong mỗi bài viết để làm sao những bài viết đó phản ánh được thực tiễn, hơi thở của cuộc sống, phản ánh đúng tâm tư, những khát khao của bạn đọc, nghĩa là viết những gì bạn đọc cần… thì mới tồn tại được.
- Gớm bác nói cứ như nhà lãnh đạo báo chí. Cơ quan báo của em cũng đang hướng đến điều đó. Bác ạ. Chúng em cũng đã có nhiều bài báo bảo vệ được quyền, lợi ích của người lao động; nêu được ước vọng của hàng vạn CNLĐ tại các khu lao động tập trung…làm tốt cầu nối giữa CNLĐ và lãnh đạo các cấp, các ngành. Cũng được bạn đọc tin yêu đó bác.
- Vậy là tốt. Dưng cũng cần có những phản biện nhằm xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
- Có chứ bác. Em muốn hỏi chuyện giáo dục. Tỷ như băn khoăn của thầy Văn Như Cương về hàng ngàn hồ sơ “đẹp” hiếm có. Rồi kỳ thi tốt nghiệp THPT nào cũng gần như 100% đỗ hết. Đến kỳ thi ĐHCĐ mới lộ ra rất rất nhiều thí sinh hổng kiến thức cơ bản. Cũng chỉ vì bệnh thành tích.
- Ơ hay chú này, chỉ sợ bệnh khuyết điểm, chứ ai lại sợ bệnh thành tích bao giờ.
- Bác nói đùa hay nói thật đấy? Cứ tư duy như bác hẳn nào đâu cũng thấy thành tích.
- Thành tích cao là điều đáng mừng, dưng vấn đề là cái thực chất của thành tích. Muốn dẹp bệnh thành tích trước hết phải thay đổi cách đánh giá vấn đề học và dậy học của giáo viên và nhà trường. Chứ cứ đánh giá trên cơ sở tỷ lệ học sinh khá giỏi thì còn là nhiều thành tích.
- Nói đến trách nhiệm phản biện của báo chí thì còn nhiều vấn đề lắm, e rằng bác và em có nói cả ngày không hết. Cũng sắp đến giờ bác phải nấu cơm cho bác gái, em muốn “kêu” một tý.
- Chú “kêu” chuyện gì. Mà chú có kêu thì tớ cũng chỉ biết nghe, chứ cái anh thường dân như tớ giải quyết được gì.
Thì coi như em trải lòng về nghề với bác cho nó nhẹ nhõm một tý.
- Vậy được, chú trải gì thì trải đi.
- Cái chuyện cản trở, hành hung nhà báo hoạt động đúng pháp luật ấy. Vì sao thời gian gần đây nhiều vụ nhà báo bị từ chối cung cấp thông tin, thậm chí bị hành hung gây thương tích, vậy bác?
- Chú lại định nói, có luật rồi mà xử không nghiêm nên mới “vụ chồng vụ” chứ gì? Vừa mấy hôm trước chả đã khởi tố vụ dùng ô tô đâm thẳng vào nhóm phóng viên VTV đó sao. Tớ cho như vậy là nghiêm và kịp thời.
- Vâng thì có vụ này, dưng trước đây nhiều vụ không bị xử lý, khiến nhiều nhà báo chùn bước. Vậy em nghĩ cũng khó đòi hỏi các nhà báo dấn thân.
- Bất kể vấn đề gì cũng có cái chưa đạt, song tớ nghĩ làm cái anh nhà báo không thể chỉ vì chuyện đó mà thu mình trong vỏ ốc để nói leo thông tin của người khác. Phải mạnh mẽ, can đảm tiến ra hiện trường với cái tâm sáng, bằng những bài báo của mình góp phần bảo vệ lễ phải, ca ngợi cái tốt, phê phán cái xấu, cái ác, xây dựng xã hội tươi đẹp, công bằng và phát triển.
- Tưởng được trải lòng với bác, ai dè lại được bác “lên lớp”. Dưng quả như bác nói. Làm nhà báo phải như thế!
- Hoan hô, hoan hô!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29