Làm giàu từ nghề trồng hoa

(LĐTĐ) Đến thăm vườn hoa Tài Lý, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi thấy những chậu hoa hồng gốc cằn cỗi vẫn cho ra hoa đủ sắc màu. Trò chuyện với ông Phạm Đức Tài, chúng tôi cảm nhận rõ niềm đam mê của ông với nghề trồng hoa, dù khó khăn vất vả, thế nhưng ông Tài không bỏ cuộc mà từng bước khắc phục khó khăn, gây dựng nên cơ ngơi hiện tại.
lam giau tu nghe trong hoa Xây dựng nông thôn mới gắn với nghề trồng hoa
lam giau tu nghe trong hoa Hướng đi mới cho nghề trồng hoa ở Mê Linh
lam giau tu nghe trong hoa Muôn nỗi nhọc nhằn

Bén duyên với nghề trồng hoa

Men theo quốc lộ 23B, đoạn qua địa phận xã Mê Linh, chúng ta sẽ thấysan sát những nhà vườn bán và cung cấp các giống cây cảnh, hoa các loại. Trong các nhà vườn, những chậu hoa hồng đủ sắc màu với những thế uốn lượn cùng các loài hoa cúc, đồng tiền, mẫu đơn đã và đang đưa lại thu nhập ổn định cho người dân.

lam giau tu nghe trong hoa
Ông Phạm Đức Tài chăm sóc cho những gốc đào bonsai trong vườn.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, ngay từ nhỏ, ông Phạm Đức Tài (chủ vườn hoa Tài Lý) đã gắn bó với việc làm nông nghiệp. Trải qua nhiều công việc, trồng nhiều loại cây nhưng đều chưa đem lại hiệu quả, ông Tài đã nảy sinh ý tưởng trồng hoa. Nghĩ là làm, năm 1991, sau khi lập ra đình, ông Tài bắt tay vào khởi nghiệp từ việc trồng hoa, ông Tài cũng là một trong những người tiên phong của huyện Mê

Linh trong phong trào chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây mang lại hiệu quả cao.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Tài cho biết, ban đầu khi mới lập nghiệp, ông gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên phải kể tới là vốn, tiếp đó là việc không có nhiều kinh nghiệm trồng hoa. Ông Tài kể, thời điểm ban đầu, cả tài sản của gia đình gom lại cũng chỉ có vài chục triệu. Với số tiền ít ỏi, ông và vợ phải thuê một mảnh đất nhỏ chừng hơn 300 m2 để trồng 2000 cây hoa hồng cắt cành, mục đích ban đầu của ông là tạo ra lợi nhuận để đầu tư lớn hơn.

Dù gắn bó với nông nghiệp, thế nhưng, trước đây, ông chưa từng trồng hoa, do đó, kinh nghiệm trồng hồng cũng như các loại hoa khác chỉ là con số không. Để gắn bó lâu dài với nghiệp trồng hoa, ông Tài đã phải đi nhiều tỉnh thành khác nhau để tìm hiểu về phương pháp trồng và chăm sóc hoa. Bất cứ nơi đâu có nhà vườn đẹp, có các giống hoa độc đáo, ông Tài đều ghé thăm. Cứ thế thành quen, người dân thôn Hạ Lôi cũng không còn thấy lạ khi thấy ông rong ruổi trên những con đường vào trưa hè nóng bức hay miệt mài chăm sóc hoa đến quên cả thời gian.

Dẫn chúng tôi tham quan một vòng trong “Vương quốc hoa hồng thu nhỏ”, ông Tài giới thiệu với chúng tôi thành quả mà sau nhiều năm ông gây dựng. Khu vườn chia làm nhiều ô khác nhau, phía ngoài giáp đường quốc lộ 23B là những cây hồng cổ leo xen lẫn là những cây hồng bonsai, phía bên trong là những gốc hồng thế cao quá đầu người đang trong giai đoạn tạo hình, tiếp đến là vườn hồng chậu đang khoe sắc giữa cái nắng trưa hè. Theo ông Tài, trong vườn có nhiều hoa nhận diện thương hiệu, có những giống hoa chỉ ở nhà vườn ông mới có.

Bên cạnh những giống hồng cổ, hồng ngoại quý hiếm, ông cũng là người sở hữu nhiều giống hoa mà người dân và các nhà vườn khác không có. Ví dụ như ông có 5 loại cúc cổ xuất xứ từ nhiều nước khác nhau, nếu tận dụng trồng cúc bon sai thì có thể bán giá 700 tới 1 triệu đồng/cây, tuy nhiên loại cúc này phải đủ 1 năm mới có thể thu hoạch.

Đặc biệt, trong quá trình trồng hoa, ông Tài luôn đặt chất lượng lên trên hết. Để tạo nên thương hiệu riêng cho nhà vườn, ông Tài đã chủ động “đi trước, đón đầu” trong công cuộc nuôi trồng các loại hoa mới, bên cạnh đó, vì có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nên các loại hoa ông ghép thường cho hoa rất đẹp. “ Có những giống hoa vườn mình nhập tháng trước thì tháng sau những vườn khác cũng có, thế nhưng điểm khác biệt duy nhất là vườn mình làm đẹp hơn các nhà vườn khác, các chậu hoa do vậy mà cũng có giá trị hơn. Cùng đó, trong quá trình làm việc, mình cũng chủ động tìm ra các xu hướng của thị trường và thực hiện trước mọi người, khi các nhà vườn khác bắt đầu làm theo thì mình lại chuyển sang cái mới khác biệt hơn.”- ông Tài chia sẻ.

Bên cạnh niềm đam mê với hoa hồng, ông Tài cũng đang phát triển thêm các giống hoa lan biến đổi gen. Với những kinh nghiệm của bản thân trong gần 30 năm trồng và chăm sóc hoa, sau 2 năm đầu tư, chăm sóc, thời điểm hiện tại, vườn lan của ông đã bắt đầu cho thu hoạch.Từ đam mê trồng, chăm sóc hoa cùng sự nhạy bén trong việc bắt kịp xu thế của người tiêu dùng. Đến hiện tại, vườn hoa của ông Tài đã đưa lại nguồn thu ổn định cho gia đình và tạo công ăn việc làm cho một số lao động địa phương với mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng/ tháng.

Thu nhập cao từ trồng hồng bonsai và hồng thế

Khởi nghiệp bằng việc trồng hoa hồng cắt cảnh, tuy nhiên, ông Tài cũng nhận thấy những bất cập do giá hoa liên tục lên xuống. Để khắc phục những khó khăn do giá hoa thất thường, ông đã mạnh dạn đầu tư trồng hồng bonsai và hồng thế. Bằng sự siêng năng, chịu khó và cả niềm say mê với nghề trồng hoa, từ một khu vườn nhỏ, ông đã mạnh dạn vay tiền thuê một khu đất lớn rộng hơn 6000 m2 để trồng thêm hồng thế và hồng bonsai.

Nói về thời điểm ra quyết định mạo hiểm này, ông Tài vẫn cho rằng mình thực sự liều lĩnh. Thời điểm đó, người dân xã Mê Linh vẫn chưa biết đến các giống hoa này mà trồng hoa cắt cành là chủ yếu, thế nhưng sau khi đi học hỏi các mô hình tại nhiều địa phương, ông Tài nhận thấy tiềm năng phát triển từ các giống hồng thế, hồng bonsai. Do vậy, ông đã mạnh dạn mở rộng diện tích để phát triển các loại hoa này với mong muốn có nguồn thu ổn định hơn so với việc trồng hoa cắt cành.

Là loại hoa đưa lại giá trị kinh tế cao, thế nhưng, quá trình trồng và chăm sóc hồng bonsai và hồng thế cũng khá phức tạp. Đầu tiên, ông Tài phải nhập phôi từ nhiều nơi khác nhau, những phôi hoa này đều là những gốc hoa có tuổi đời từ 50 tới 60 năm, có cây lên tới hàng trăm năm. Ông Tài cho biết, trước đây, khi nhà vườn của ông và các nhà vườn ở huyện Mê Linh chưa trồng hoa bonsai, những gốc hồng này đều được người dân bỏ đi để trồng vụ mới. Tuy nhiên, giờ đây với số gốc hoa đó, người dân có thể thu về hàng trăm triệu đồng.

Sau khi có được phôi ưng ý, việc ghép cành và tạo dáng cho cây cũng là khâu quyết định tạo nên sự thành bại. Phần gốc sau khi mua về được chăm sóc cho khỏe mạnh rồi được ghép các cành hoa khác. Đối với hồng bon sai, người trồng phải cắt cành để cho hồng bonsai ra nhiều mầm, sau đó thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Tương tự, với hồng thế chủ các nhà vườn cũng phải mất hàng năm trời để có thể tạo thế cho cây.Cả hồng bonsai và hồng thế đòi hỏi trồng và chăm sóc rất đặc biệt. So với việc trồng và chăm sóc giống hồng ngắn ngày lấy bông, giống hồng bonsai và hồng thế phải chăm sóc đều tay, thường xuyên quan sát để tạo dáng kịp thời.

“Để làm một cây hoa hồng bonsai đẹp, quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm và do thị hiếu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng càng có điều kiện về kinh tế thì sẽ tìm đến các loại hoa tinh túy. Tuy nhiên loài hoa này cũng khá kén khách, không phải ai cũng sẵn sàng bỏ ra 5 - 10 triệu đồng để mua hoa về bày biện”- ông Tài cho biết.

Hiện tại trong vườn hoa của gia đình ông Tài, những giống hồng có tuổi đời trên 50 năm có khoảng vài nghìn gốc. Cùng đó, năm nào ông cũng bổ sung thêm các gốc hồng cổ thông qua việc mua của người dân. Để có được những cây hồng thế và hồng bonsai đẹp, ông Tài phải bỏ ra số vốn đầu tư khá lớn, mỗi năm tiền đầu tư chậu của nhà vườn lên tới hàng trăm triệu và chỉ được thu hồi vào dịp Tết khi bán được cây.

Hoa hồng thế được xem như sản phẩm mang tính nghệ thuật, có khả năng ra hoa và chơi quanh năm nên ông Tài làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Đặc biệt, ngoài các loại hoa hồng truyền thống, hoa hồng thế, hoa hồng bonsai của ông Tài có thể cho bông có màu sắc lạ như hoa hồng xanh. Giá hoa hồng thế nhập khẩu vào khoảng 2 triệu đồng /cây, còn tại vườn ở Mê Linh giá rẻ hơn nhiều nên hoa hồng thế ở đây được xuất bán quanh năm, lái buôn về tận vườn đặt mua với số lượng lớn.Ông Tài cho hay, tùy từng năm mà nguồn thu khác nhau, năm được mùa thì được 500 -700 triệu đồng, những năm không được mùa ông cũng thu khoảng 300- 400 triệu đồng sau khi đã trừ mọi chi phí.

Ghi nhận những thành quả từ mô hình trồng hoa của gia đình ông, năm 2019, ông Phạm Đức Tài đã được Trung ương Hội khuyến học Việt Nam khen thưởng; được Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh tặng Giấy khen là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu. Cùng đó, ông cũng được Ủy ban nhân dân xã Mê Linh tặng Giấy khen đã có thành tích trong phong trào thi đua và đóng góp xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã giai đoạn 2011-2020; Giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020.

L. Hằng – P. Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.
Huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4, UBND và Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết’’.
Hơn 700 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội tham dự hội khỏe CNVCLĐ năm 2024

Hơn 700 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội tham dự hội khỏe CNVCLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí thi đua lao động sản xuất sôi nổi của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ngành Xây dựng Hà Nội chào mừng Tháng Công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024, sáng 26/4, Sở Xây dựng Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội khỏe trong CNVCLĐ ngành Xây dựng năm 2024.
Huyện Mỹ Đức phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Huyện Mỹ Đức phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Huyện Mỹ Đức tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân; Hội khỏe công nhân viên chức lao động huyện.

Tin khác

Hà Nội: Công bố điểm du lịch cộng đồng bản Miền

Hà Nội: Công bố điểm du lịch cộng đồng bản Miền

(LĐTĐ) Đến với điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền (thuộc huyện Ba Vì), du khách không chỉ được tham quan một điểm đến mới, mà còn được tham gia trải nghiệm hành trình chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên và các hoạt động tìm hiểu văn hóa của người Dao.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, quận Đống Đa tổ chức gắn biển công trình xây dựng Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trường Tộ (phường Ô Chợ Dừa), chào mừng “Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị tọa đàm “Kinh nghiệm, giải pháp trong công tác vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy (PCCC), đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm”.
Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động