Muôn nỗi nhọc nhằn
Làm giàu từ hoa Lan giữa lòng Hà Nội | |
Giá hoa cúc tăng mạnh: 5.000 đồng/cây bán tại vườn |
“Hoa cười, người khóc”
Những ngày cuối tháng 2, giá hoa rớt thảm hại do hoa nở không đúng thời điểm. Hàng trăm, hàng nghìn cành hoa lay ơn nở đỏ rực bị một số tiểu thương tại chợ hoa Quảng Bá chất thành từng đống và vứt bỏ ở một khu bãi ven đường Âu Cơ khiến nhiều người không khỏi cảm thấy xót xa.
Diện tích đất trồng hoa đang ngày càng bị thu hẹp. |
Trao đổi với chúng tôi, chị Đỗ Thị Thắm (một tiểu thương tại chợ hoa Quảng Bá) buồn bã: “Năm nay các loại hoa tươi cung ứng ra thị trường khá dồi dào, đặc biệt dịp sau Tết. Tuy nhiên, nhiều loại hoa như hoa ly, hoa cúc, lay ơn… đồng loạt nở rộ khiến cho giá hoa bị giảm một cách thê thảm. Chẳng hạn, nếu như một bó hoa lay ơn dịp trước Tết có giá từ 150.000 – 200.000 đồng/bó 10 cành chúm chím nụ thì sau Tết chỉ còn từ 15.000 – 20.000 đồng/ bó. Đó là chưa kể những bó hoa đã nở có mức giá rẻ chỉ từ 5.000 – 10.000 đồng”.
Nghịch lý ở chỗ, giá hoa thấp “chưa từng có” như vậy nhưng vẫn không có khách tìm mua, khiến hoa tồn đọng ngày một nhiều. Các tiểu thương lỡ nhập hoa về bán không thể tiêu thụ được nên đành vứt bỏ hàng trăm bó hoa ra thùng rác, lề đường. Bên cạnh đó, giá hoa rẻ như cho khiến nhiều chủ vườn còn không buồn cắt hoa, cứ để mặc cho hoa nở rụng đầy gốc.
Làng hoa Tây Tựu thuộc phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm nổi tiếng là vùng cung cấp hoa tươi chính cho Thủ đô và các vùng lân cận. Có lẽ bất kỳ ai khi đặt chân đến vùng đất này đều cảm nhận được sự yên bình, nét chân chất của vùng quê ngoại thành với muôn loài hoa khoe sắc. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết không thuận lợi đã khiến người dân làng hoa Tây Tựu nói riêng và người trồng hoa nói chung không có thu nhập như trước thậm chí là thua lỗ nặng, lâm vào cảnh nợ nần và có nguy cơ phá sản.
Đến nơi đây vào những ngày sau Tết, không khí ảm đạm bao trùm trên cánh đồng hoa. Mới một năm trước, người dân Tây Tựu vừa bị “trượt” vụ hoa Tết vì thời tiết nắng nóng kéo dài khiến từng thuở ruộng hoa đều bung nở trước Tết thì đến năm nay, lại một lần nữa người dân trượt vụ hoa Tết vì những đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Tết vừa qua, những cánh đồng hoa của người dân Tây Tựu mới bắt đầu bung nở. Hoa nở không đúng Tết nhưng cũng không chờ được đến ngày Rằm, giá đã thấp lại càng thấp.Không chỉ hoa ly mất giá mà sau Tết, thời tiết ấm, các loại hồng, cúc, thược dược… cũng đua nhau khoe sắc. Người nông dân làm lụng một nắng hai sương, thu nhập cả một năm đều trông chờ vào vụ hoa Tết nhưng năm nay, phần nhiều đã thất bại.
Hoa không bán được, người nông dân vứt thành đống cạnh thùng rác. |
Luôn tay di chuyển những bó hoa ly từ cánh đồng lên vỉa hè để vớt vát chút vốn, bà Nguyễn Thị Hạnh tâm sự: "Sau Tết hoa mới nở, giá rẻ như bèo. Nếu hoa nở đúng dịp Tết, giá bán ra từ 30.000 đến 70.000 đồng/cành hoa ly 5-7 tai. Nhưng giờ hoa mới nở nên giá bán cũng chẳng được đáng là bao. Tiền bán một cành hoa ly không đủ để mua củ giống chứ chưa nói gì đến tiền công chăm sóc. Năm nay, gia đình tôi trồng tất cả là 5 sào hoa ly, trong đó đa phần hoa nở sau Tết nên gia đình tôi thua lỗ hết rồi".
Cùng chung hoàn cảnh với bà Hạnh, anh Nguyễn Văn Thanh - một chủ vườn trồng hoa ly trên địa bàn cho biết:“Giống hoa ly rất đắt, phải trên 100 triệu/sào Trồng hoa ly như là “canh bạc” bởi mặc dù rất được ưa chuộng nhưng khi trồng, hoa ly lại phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Những năm được mùa, với 3 sào trồng hoa ly, gia đình thu lãi được trên 200 triệu/đồng. Nhưng vài năm trở lại đây, thời tiết thất thường khiến anh thất thu. Rút kinh nghiệm hai vụ hoa trước, thời tiết nắng ấm khiến hoa nở sớm, vụ hoa này gia đình tôi xuống giống muộn hơn. Nhưng người tính không bằng trời tính, năm nay, thời tiết diễn biến thất thường với nhữngđợt rét đậm, rét hại kéo dài khiến hoa phát triển chậm. Dù gia đình tôi đã sử dụng nhiều biện pháp như quây bạt,chiếu đèn sưởi ấm nhưng vẫn không thể khiến hoa nở đúng dịp Tết”.
Làng hoa đang mất dần
Toàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 2.700ha trồng hoa, cây cảnh với 50 vùng trồng tập trung chủ yếu tại các quận, huyện như Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín… với nhiều loại hoa phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, những năm gần đây cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, diện tích đất trồng hoa ngày càng giảm do phải dành diện tích cho phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng. Tốc độ đô thị hóa nhanh, khiến các vùng hoa nổi tiếng như Ngọc Hà, Xuân Đỉnh, Xuân La, Nhật Tân… bị mất dần. Hiện, làng đào Nhật Tân đã nhường chỗ cho khu đô thị mới Nam Thăng Long, làng hoa Ngọc Hà nổi tiếng đất Hà thành cũng chỉ còn trong ký ức.
Người dân Ngọc Hà xưa trồng đủ các loại hoa đẹp nhưng chủ yếu nhất là thược dược, cúc, hồng, nhài… hay những loại hoa “hiếm” lúc bấy giờ như violet, lay ơn, păng xê… cũng được những người dân nơi đây trồng thành công. Nhà nào nhà nấy hai bên bờ tường đều trồng đầy các loại hoa tươi. Cả làng Ngọc Hà lúc bấy giờ cứ như một bức tranh đủ sắc màu. Theo một số bậc cao niên trong làng, xưa kia chỉ cần đi qua Đình làng Ngọc Hà, 2 bên trục đường chính hay những nhánh xương cá chỉ thấy cơ man nào hoa là hoa. Mới chỉ bước đến đầu làng, người ta đã cảm nhận được hương hoa thơm nức lẫn vào trong gió. Với người dân Ngọc Hà, trồng hoa không chỉ là một nghề để kiếm sống mà còn là một nét đẹp truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác, là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Trước tốc độ đô thị hóa “chóng mặt”, giờ đây người ta chỉ có thể nghe về làng hoa nức tiếng này qua những hình ảnh được vẽ lại hay qua những miền kí ức chập chờnkhi lão nông cuối cùng của làng hoa cũng vì tuổi cao, sức yếu mà không thể gìn giữ được ước nguyện của cha ông.Làng hoa Ngọc Hà đã từng đẹp là thế, nổi tiếng là thế nhưng nhưng tiếc thay, nó đã không tránh khỏi được vòng xoáy của thương mại và nền kinh tế thị trường. Giờ đây đi qua con phố Ngọc Hà, người ta chỉ thấy những căn biệt thự khang trang, những ngôi nhà cao tầng mọc san sát. Đường làng với những bờ rào hoa được thay bằng con đường trải nhựa. Không ai có thể nghĩ rằng nơi đây đã từng “một thời vang bóng” là cái nôi cung cấp hoa cho cả nước xưa kia.
Có một điều khiến người trồng hoa trên địa bàn Hà Nội hiện nay trăn trở đó là việc đô thị hóa khiến diện tích hoa đang ngày một thu hẹp. Chẳng hạn, tại làng hoa phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm) mặc dù được UBND TP Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống. Nhưng, làn sóng đô thị hóa mạnh mẽ đang đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển bền vững của làng nghề này. Đặc biệt, do địa bàn có thêm nhiều công trình xây dựng nên diện tích đất trồng hoa đang ngày càng bị thu hẹp. Nhiều người dân đã phải thuê thêm đất ở Đan Phương, Phúc Thọ, Hoài Đức, Sơn Tây… để trồng hoa.
Trong quá trình tìm hiểu đề tài này, người viết cũng gặp không ít nỗi trăn trở của chính quyền cơ sở với nghề trồng hoa. Tại làng hoa Quảng Bá, theo ông Đặng Văn Hồi (Phó Chủ tịch UBND phường Quảng An), mặc dù địa phương là một trong những nơi nổi danh bậc nhất về hoa, thế nhưng do diện tích trồng hạn chế nên UBND phường không có chủ trương quy hoạch và phát triển. Đây cũng là một trong những vấn đề khiến phường hết sức trăn trở. Đồng thời, để tạo điều kiện cho các hộ còn trồng hoa trên địa bàn, mỗi dịp lễ tết, UBND phường thường tạo điều kiện tối đa, tạo các khu vực trưng bày để người trồng hoa quảng cáo và giao thương các sản phẩm của mình.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29