Làm gì khi phải uống quá nhiều thuốc?
Theo báo cáo của Consumer Reports, một tổ chức đánh giá độc lập phi lợi nhuận uy tín trên thế giới, người Mỹ đang tiêu thụ rất nhiều thuốc. Theo đó, 55% người Mỹ thường uống thuốc theo toa với trung bình 4 loại thuốc/đơn kê. Sự thực là lượng thuốc này nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác và điều này hoàn toàn không tốt.
Trả lời trên NBC News, TS. Natalie Azar cho rằng: “Các đơn kê đang quá liều. Theo CDC năm 2014, 1,3 triệu người đã phải cấp cứu vì các tác dụng phụ của thuốc và 124.000 trường hợp không qua khỏi”.
Vậy chúng ta phải làm gì để thay đổi con số này theo hướng tích cực?
1. Hãy mang theo tất cả các loại thuốc khi đến bác sĩ
Bác sĩ Azar khuyến nghị trước khi đi khám, hãy mang tất cả các loại thuốc bạn từng hay đang uống theo để bác sĩ kiểm tra xem chúng có còn thực sự hữu ích.
“Điều thường gặp ở nhiều người là đang dùng thuốc theo đơn và rồi lại dùng thuốc không cần kê toa cũng như thực phẩm chức năng - mà không hề biết rằng chúng có thể tương tác nhau. Nhiều người đã uống nhiều hơn 1 loại thuốc cho cùng 1 chứng bệnh mà không hề biết”, Azar lưu ý.
Do đó, hãy hỏi bác sĩ nếu bạn đang uống thường xuyên một loại thuốc, thực phẩm chức năng bất kỳ.
2. Nói chuyện với dược sĩ về các loại thuốc bạn uống
Một số người đã dùng thuốc và sau đó gặp phản ứng phụ vì vậy họ cần sự hỗ trợ từ 1 loại thuốc khác. Điều này gọi là “dùng nhiều thuốc” và nên tránh.
Trong 1 số trường hợp khác, bạn có thể dùng 2 đơn thuốc riêng biệt cho 2 vấn đề khác nhau hoàn toàn nhưng các thuốc đó không được tương tác với nhau. Dược sĩ chính là người giúp bạn biết các thuốc đó có tương tác hay không.
3. Cẩn thận khi cho trẻ uống thuốc
Azar lưu ý rằng các dụng cụ đong thuốc sẽ chính xác hơn cốc nhựa khi bạn muốn tính liều thuốc chuẩn.
Ghi nhật ký cho trẻ dùng thuốc để đảm bảo dù ai cho trẻ uống thuốc cũng tuân thủ đúng đơn kê.
Theo Nhân Hà/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40