Lạm dụng kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp: Tiền mất tật mang
Cảnh báo các loại thuốc sát trùng chứa cồn không còn tác dụng | |
Kháng kháng sinh ở Việt Nam cao nhất thế giới |
Vậy nhưng, phần đông người dân thường tự điều trị tại nhà bằng kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ. Đây là sai lầm lớn khiến bệnh không khỏi mà càng làm gia tăng tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng.
Cứ ho là uống kháng sinh
Hơn 10 ngày, anh Lê Mạnh T. (Hai Bà Trưng, Hà Nội) luôn có cảm giác ngứa ở cổ họng và ho. Nhất là về đêm, khi nằm ngủ anh T. phải gằn giọng ho để hết cảm giác ngứa, khó chịu trong họng. Đây không phải lần đầu anh T. có các biểu hiện như vậy, những lần trước, anh thường ra hiệu thuốc gần nhà để mua kháng sinh cùng thuốc chống viêm dùng vì cho rằng mình bị viêm họng.
“Mọi lần tôi cứ uống kháng sinh khoảng 3 ngày là khỏi nhưng lần này tôi uống đến 10 ngày, đổi sang cả kháng sinh nặng Zinnat nhưng những cơn ho vẫn không dứt. Đi khám thì mới biết mình bị ho do trào ngược thực quản chứ không phải viêm họng” – anh M. cho hay.
Nội soi tai mũi họng cho bệnh nhân bị ho kéo dài. Ảnh: Trần Nga |
Thận trọng giữ ấm vùng cổ khi ra ngoài và ban đêm thường xuyên đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, nhưng khi tiết trời bắt đầu se lạnh là bà Phạm Minh L. (Thanh Xuân, Hà Nội) lại viêm họng, đau rát, không nuốt được. Cũng giống anh T., mỗi lần mắc bệnh, bà L. tự mua thuốc về điều trị.
Không chỉ người lớn, nhiều cha mẹ khi thấy con ho, sổ mũi liên tục đều tự ý đi mua thuốc điều trị cho chọn, thậm chí nhiều người còn sử dụng 2 - 3 nhóm kháng sinh cùng lúc để con nhanh khỏi bệnh. Việc lạm dụng kháng sinh điều trị các bệnh hô hấp đã trở thành thói quen của nhiều người và là mối nguy hại cho cộng đồng khi tình trạng kháng kháng sinh đang ngày càng đáng báo động.
70% người bệnh điều trị sai
Bác sĩ Phạm Tuấn Cảnh – Bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư cho biết, viêm đường hô hấp có nhiều nguyên nhân, thường là do virus (chiếm 70 - 80%), do vi khuẩn (chiếm 20 - 30%), nấm và vi khuẩn không điển hình... Trong khi đó, nếu viêm họng do virus không cần phải uống kháng sinh mà chỉ cần súc họng và điều trị triệu chứng.
Sốt chỉ uống thuốc hạ sốt, ho thì dùng thuốc giảm ho, chỉ khi viêm họng do vi khuẩn mới dùng kháng sinh. Việc lựa chọn kháng sinh nào hãy để bác sĩ kê đơn, mỗi một loại viêm, mỗi một con vi khuẩn điều trị bằng một loại kháng sinh khác nhau.
“Như vậy, khoảng 70 – 80% bệnh nhân viêm đường hô hấp do virus mà tự ý điều trị kháng sinh nghĩa là đã lạm dụng kháng sinh. Bệnh nhân cũng không thể tự phân biệt được đâu là viêm do virus đâu là viêm do vi khuẩn. Nếu bệnh nhân tự mua thuốc tự uống sẽ làm cho cơ thể phải dùng kháng sinh không cần thiết, gây ra tình trạng kháng kháng sinh” - bác sĩ Cảnh nhấn mạnh.
Bác sĩ Phạm Tuấn Cảnh khuyến cáo, những bệnh nhân thường xuyên bị ho phải tìm nguyên nhân gây bệnh để điều trị tận gốc, như viêm xoang phải điều trị bệnh xoang, nếu do thuốc lá người bệnh cần bỏ hút thuốc hoặc là uống thuốc tránh trào ngược nếu bị trào ngược dạ dày. Khi mắc bệnh, nước muối súc miệng nên mua nước muối sinh lý 9/1000, bởi nếu tự pha nước muối có thể quá mặn gây tổn thương đến họng.
Để phòng bệnh, cách tốt nhất cần hạn chế ăn đồ lạnh nhất là vào mùa nóng, giữ ấm cổ, cũng không nên ăn đồ quá nóng, các thực phẩm cay, mặn cần kiêng ăn bởi đây là những thực phẩm có thể làm tổn thương lớp niêm mạc ở họng gây viêm họng, viêm amidan. “Việc tìm nguyên nhân và phác đồ điều trị khi bị viêm đường hô hấp hoàn toàn có thể thực hiện ở các bệnh viện tuyến huyện, do vậy người dân tuyệt đối không tự điều trị bằng kháng sinh khi chưa có trị định của bác sĩ” – bác sĩ Cảnh nhấn mạnh.
Theo Trần Nga/ kinhtedothi.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô
Tin khác
Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở
Y tế 14/11/2024 15:25
Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì sử dụng thuốc hỗ trợ tăng cân
Y tế 12/11/2024 12:48
Ứng dụng AI để nâng chất lượng chẩn đoán, điều trị đột quỵ
Y tế 12/11/2024 11:50
Bỏ qua dấu hiệu đột quỵ sớm khiến người đàn ông bị tai nạn giao thông
Y tế 12/11/2024 06:25
Hà Nội ghi nhận thêm 33 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 11/11/2024 15:31
Giá dịch vụ giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương mới nhất
Y tế 10/11/2024 19:39
Phải hoàn thiện cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức trong 6 tháng
Y tế 09/11/2024 18:24
Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổi
Y tế 08/11/2024 16:29
Hà Nội: Phấn đấu 100% người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử
Y tế 07/11/2024 15:06
Người đàn ông bất ngờ mắc uốn ván dù không có vết thương ngoài da
Y tế 07/11/2024 08:14