Vì quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động

Kỳ cuối: Để người lao động ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp người lao động ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất, để góp phần ổn định thị trường lao động. Trong đó phải kể đến những nỗ lực như nâng cao chất lượng các khu nhà trọ công nhân, xây dựng nhà ở cho công nhân thuê và xây dựng nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp, công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp và chế xuất.
ky cuoi de nguoi lao dong on dinh cuoc song yen tam lam viec Kỳ 3: Nâng cao kiến thức, vững chắc tay nghề
ky cuoi de nguoi lao dong on dinh cuoc song yen tam lam viec Kỳ 2: San sẻ khó khăn cùng người lao động
ky cuoi de nguoi lao dong on dinh cuoc song yen tam lam viec Kỳ 1: Yên tâm vì có Công đoàn

Chất lượng các khu nhà trọ công nhân ngày càng nâng cao

Thực tế cho thấy, nhu cầu về đảm bảo chất lượng cuộc sống, trong đó có nhu cầu về nơi ở đảm bảo an ninh trật tự, chất lượng dịch vụ tốt… của công nhân lao động (CNLĐ) thuê trọ ngày càng được nâng cao. Nắm bắt được nhu cầu đó, nhiều chủ nhà trọ đã chủ động nâng cao chất lượng phòng cho thuê, nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng môi trường sống lành mạnh, thân thiện tại các nhà trọ. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của CNLĐ và níu chân người thuê trọ.

ky cuoi de nguoi lao dong on dinh cuoc song yen tam lam viec
Khu nhà ở công nhân tại xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) đã và đang đáp ứng chỗ ở cho hàng nghìn CNLĐ

Đơn cử như tại nhà trọ của bà Nguyễn Thị Thanh tại xã Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội), hiện có hơn 30 phòng trọ và phần lớn là các gia đình CNLĐ thuê trọ, mọi người ở đây sống hòa thuận, nghĩa tình và đoàn kết như một đại gia đình. Theo quan sát, các phòng trọ tại đây được xây dựng khép kín, khang trang, rộng rãi, thoáng mát, có sân chơi chung, cổng nhà trọ được làm chắc chắn để đảm bảo an ninh. Đặc biệt, các phòng trọ đều được lắp đặt điều hòa để phục vụ nhu cầu của người thuê trọ trong mùa nắng nóng…

Chị Hồ Thị Bằng, công nhân Công ty Daiwa (KCN Thăng Long) là người có thâm niên thuê trọ tại đây chia sẻ: “Trước đây, khi hai vợ chồng tôi mới đến làm việc tại KCN Thăng Long cũng đã chuyển một vài chỗ trọ vì nhiều lý do như giá điện, nước quá cao, mất an ninh trật tự, phòng trọ chật hẹp, ẩm thấp… Nhưng từ khi chuyển đến đây, thấy không gian vừa yên tĩnh lại an toàn, chủ nhà trọ cũng rất nhiệt tình và gần gũi.

Mỗi dịp Trung thu, chủ nhà trọ đều ủng hộ tiền để cả xóm cùng nhau tổ chức cho các con ăn uống và nhận quà, rồi ngày lễ tết cũng có lì xì cho từng con em của CNLĐ thuê trọ. Đặc biệt, những người thuê trọ ở đây luôn hòa đồng, thân thiện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau nên gia đình tôi đã quyết định ở lâu dài, cho đến nay cũng đã hơn chục năm. Có chỗ ở ổn định nên vợ chồng tôi cũng yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.”

Bên cạnh đó, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ người thuê trọ, chính quyền địa phương cũng đã có sự tích cực vào cuộc. Ông Hoàng Đức Khang, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội), một trong những địa phương có đông CNLĐ thuê trọ cho biết, UBND xã đã đề nghị các chủ nhà trọ ký cam kết không tăng giá điện đối với người thuê trọ; cung cấp 100% nước sạch cho các hộ dân trên địa bàn xã; đề nghị các tiểu thương kinh doanh, buôn bán thực phẩm trên địa bàn xã ký cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường…

Hơn nữa, trên địa bàn xã Kim Chung và các các xã lân cận như Hải Bối, Kim Nỗ đang triển khai mô hình nhà trọ an toàn và thân thiện, tại đây, người thuê trọ sẽ được đảm bảo an ninh trật tự và được sống trong môi trường lành mạnh, thân thiện. Ngoài ra, người thuê trọ cũng sẽ được thường xuyên tuyên truyền về các kiến thức pháp luật, chăm sóc sức khỏe, phòng cháy chữa cháy… và được hưởng nhiều lợi ích thiết thực khác.

Ngoài ra, thời gian qua, mô hình tổ công nhân tự quản tại các khu trọ có đông CNLĐ thuê trọ cũng đã và đang được triển khai hiệu quả, góp phần giúp CNLĐ ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất.

Với đặc thù là một trong những địa phương có đông CNLĐ thuê trọ và hiện đang có 21 tổ công nhân tự quản, ông Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Công đoàn cơ quan xã Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ, từ khi thành lập tổ công nhân tự quản, hoạt động của CNLĐ tạm trú tại các nhà trọ trên địa bàn xã đã đi vào nề nếp và có tổ chức. Qua các buổi sinh hoạt chung, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong CNLĐ đã thay đổi rất nhiều, không còn tình trạng “phòng ai người nấy biết”, mọi người quan tâm đến nhau hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn.

Để có được kết quả đó, Công đoàn cơ quan xã đã thường xuyên phối hợp cùng với các thôn, khu dân cư để chỉ đạo và duy trì các hoạt động của tổ công nhân tự quản theo quy chế; phối hợp với các ngành chức năng tích cực, chủ động tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội tại nhà trọ công nhân bằng các hình thức tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế, gắn với các hoạt động, phong trào của tổ chức Công đoàn.

Các tổ công nhân tự quản cũng thường xuyên tổ chức và duy trì các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao như bóng chuyền hơi, bóng bàn…; thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật trong CNLĐ. Nhờ đó, tình hình an ninh trật tự tại các tổ tự quản ở khu nhà trọ công nhân tương đối ổn định, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống và bài trừ tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác trong CNLĐ.

Nỗ lực hiện thực hóa giấc mơ an cư của CNLĐ

Với sự quan tâm của thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp, hiện nay, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội có các khu nhà ở dành cho CNLĐ thuê gồm: Khu nhà ở công nhân tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, được UBND thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng đáp ứng khoảng 13.350 chỗ ở cho CNLĐ tại KCN Thăng Long.

Cạnh đó, tại KCN Phú Nghĩa, Công ty Cổ phần tập đoàn Phú Mỹ cũng xây dựng nhà ở cho CNLĐ đang làm việc trong KCN, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 28.000 CNLĐ; Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam cũng đã xây dựng nhà ở cho công nhân, đáp ứng được chỗ ở cho khoảng 3.000 CNLĐ; Tại KCN Thạch Thất – Quốc Oai, Công ty TNHH Young Fast đã xây dựng nhà ở cho công nhân, đáp ứng khoảng 3.200 chỗ ở cho CNLĐ.

Những khu nhà ở dành cho công nhân đã góp phần thiết thực vào việc đáp ứng nhu cầu của CNLĐ về một chỗ ở an toàn, nhiều tiện ích, giúp họ ổn định cuộc sống và gắn bó lâu dài với công ty.

Được tạo điều kiện thuê phòng với giá ưu đãi tại khu nhà ở công nhân (Kim Chung, Đông Anh) và được thụ hưởng nhiều tiện ích thiết thực, chị Trần Thị Hải, công nhân đang làm việc tại Công ty Panasonic (KCN Thăng Long) bày tỏ sự hài lòng: “Tôi cùng 3 công nhân khác đang thuê một căn hộ tại tòa D5, diện tích căn hộ hơn 40m2, giá thuê ưu đãi là 480.000 đồng/tháng. Căn hộ rất khang trang, sạch đẹp và thoáng mát, khác hẳn với những phòng trọ mà chúng tôi đã từng thuê, chật chội, ẩm thấp, mùa hè thì nóng nực.”

Trung bình một tháng, cả tiền thuê căn hộ, tiền điện, nước, phí vệ sinh môi trường, tiền điện công cộng, tiền gửi xe, hết khoảng 1.600.000 đồng, chia cho 4 người. Tính ra, chi phí rẻ hơn rất nhiều so với thuê trọ ở ngoài. Hơn nữa, thuê căn hộ tại khu nhà ở công nhân rất an toàn và yên tĩnh, lại có rất nhiều tiện ích.

Đơn cử như được lắp đặt mạng wifi hay ngay trong khu nhà ở có rất nhiều cửa hàng tiện ích với đủ loại nhu yếu phẩm cần thiết, giá cả phải chăng, chất lượng đảm bảo lại tiện đi lại mua sắm… Được thành phố và công ty tạo điều kiện có chỗ ở an toàn và được hưởng nhiều tiện ích, CNLĐ chúng tôi sẽ gắn bó lâu dài và tập trung làm việc, nâng cao năng suất lao động, góp phần vào sự phát triển chung của công ty” – chị Hải bày tỏ.

Ngoài việc xây dựng các khu nhà ở dành cho CNLĐ thuê, trong những năm qua, thực hiện kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao giai đoạn 2016 – 2020, thành phố Hà Nội có trách nhiệm xây hơn 6 triệu m2 nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp và CNLĐ.

Trong nhóm nhà ở dành cho công nhân, UBND thành phố Hà Nội đã phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam, bố trí quỹ đất 2% còn lại tại các khu đô thị, xây dựng và thiết kế nhà ở cho công nhân theo tiêu chuẩn Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra và theo kế hoạch được Thủ tướng phê duyệt.

Đến nay, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện 48 dự án với khoảng 3,4 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó 6 dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Để hoàn thành kế hoạch đặt ra, từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện các dự án xây dựng nhà ở xã hội với khoảng hơn 2,7 triệu m2.

UBND thành phố Hà Nội cũng sẽ phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam xây dựng nhà thiết chế đầu tiên tại huyện Quốc Oai vào cuối năm 2019 cho công nhân Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Tất cả nhằm đáp ứng nhu cầu sở hữu nhà ở của CNLĐ để họ an cư lạc nghiệp.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước kịp thời, đầy đủ trước Tết Nguyên đán, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

(LĐTĐ) Theo Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, triển vọng lương tích cực ở hầu hết ngành nghề. Mức lương tối thiểu ở phần lớn các công việc trong tất cả các lĩnh vực duy trì ổn định, ngoại trừ một vài vị trí có sự giảm nhẹ.
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

(LĐTĐ) Báo Thanh Niên vừa tổ chức thành công sự kiện tổng kết và trao giải mùa 4 của cuộc thi “Sống Đẹp” với chủ đề “San sẻ yêu thương”, một dịp tôn vinh những tác giả và tác phẩm xuất sắc, mang đến nhiều câu chuyện cảm động, truyền cảm hứng sống đẹp cho cộng đồng.
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025

Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025

(LĐTĐ) Năm 2024 sắp kết thúc, Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần, đây chính là thời điểm mà câu chuyện thưởng Tết được bàn tới. Theo dự báo của các chuyên gia và ghi nhận sơ bộ từ doanh nghiệp, do tình hình sản xuất kinh doanh năm nay tốt hơn và lương tối thiểu tăng, tiền thưởng Tết năm nay có thể sẽ cao hơn năm trước.
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

(LĐTĐ) Những ngày cuối năm, các bữa tiệc giáng sinh, tổng kết, tất niên diễn ra triền miên. Tham gia party liên tục khiến nhiều bạn trẻ nóng trong người do ảnh hưởng từ đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, đã có 1.676 doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết năm 2025. Trong đó mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất khoảng 375 triệu đồng.
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

(LĐTĐ) Dịp Tết Dương lịch 2025, người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương và có thể được thêm một khoản thưởng Tết.
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

(LĐTĐ) Càng về cuối năm, sức nóng deadline, KPI tăng tỷ lệ thuận với độ sốt ruột khi phố phường ngập tràn không khí Giáng sinh, Tết đến gần khiến độ nóng trong người của Gen Z tăng lên từng ngày.
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Năm 2024 sắp kết thúc, Tết dương lịch 2025 đang tới gần. Trong dịp này, ngoài chế độ ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động có thể được thêm một số khoản tiền.
Sớm công khai phương án thưởng Tết để ổn định quan hệ lao động

Sớm công khai phương án thưởng Tết để ổn định quan hệ lao động

Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội, các doanh nghiệp trên địa bàn cần sớm xây dựng phương án thưởng Tết 2025, và thông báo cho người lao động biết, góp phần ổn định quan hệ lao động...
Xem thêm
Phiên bản di động