Tệ nạn xã hội – Con đường ngắn nhất dẫn tới nhà lao

Kỳ 4: Nhức nhối nạn mại dâm

(LĐTĐ) Mại dâm, một trong những loại tệ nạn xã hội tồn tại từ lâu nay vẫn gây nhức nhối dư luận. Những năm gần đây, tệ nạn mại dâm ngày càng biến tướng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lối sống, thuần phong mỹ tục của người Việt, đồng thời là nguồn gốc phát sinh nhiều loại tội phạm hình sự.  
ky 4 nhuc nhoi nan mai dam Kỳ 3: Khi “ma men” dẫn lối
ky 4 nhuc nhoi nan mai dam Kỳ 2: Vòng xoáy “kiếp đỏ đen”
ky 4 nhuc nhoi nan mai dam Tệ nạn xã hội – Con đường ngắn nhất dẫn tới nhà lao

Mại dâm, xưa và nay

Khoảng đầu thập niên 90, mại dâm bắt đầu nở rộ ở Hà Nội. Nhắc tới mại dâm ở Hà Nội là người ta nghĩ ngay đến những con phố “vẫy” đã trở thành tên tuổi. Đó là: Tông Đản, Hàng Chuối, Lê Duẩn, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi… thậm chí cả những tuyến phố xung quanh các cơ quan công an như: Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Nguyễn Quyền.

Ngày đó, điện thoại còn hiếm, internet thì chưa ra đời nên khách làng chơi có nhu cầu cứ trực tiếp đến những tuyến phố nêu trên để mặc cả, kiểm tra “hàng” rồi sau đó “di chuyển” sang các nhà nghỉ ở khu vực Gia Lâm hay Giáp Bát để thực hiện hành vi mua, bán dâm.

Khách mua dâm ngày đó cũng đủ loại thành phần, từ những lao động tự do cho đến sinh viên, tri thức. Chỉ khác bây giờ là gái bán dâm không chia ra nhiều thành phần như hiện nay…

Tôi vẫn còn nhớ như in câu chuyện của một nhóm sinh viên học ở một trường Đại học trên địa bàn quận Thanh Xuân. Họ vẫn kể lại như một kỷ niệm, một “sai lầm” của thời trai trẻ. Đêm Noel năm 1997, khi đó nhóm 7 sinh viên năm 3 rủ nhau đi chơi.

Loanh quanh bờ hồ, dạo phố chán chê, họ rủ nhau về khu vực Thanh Xuân để uống bia hơi. Ngày đó, sinh viên đâu ra tiền mà uống bia hơi Hà Nội nên họ chọn một quán nhỏ trong ngõ để uống bia “cỏ”. Với vài ca bia cùng dăm ba cái nem chua, đĩa lạc luộc, vài gói bim bim thái… nhóm sinh viên đã phừng phừng khí thế.

Lúc này họ nghĩ đến chuyện đi mua dâm để thỏa mãn sự tò mò cũng như khẳng định sự trưởng thành của chính mình. Tiền không có, cả hội nghĩ ra cách, lấy một chiếc xe Honda đời 82-91 của một thành viên ra hiệu cầm đồ lấy hơn 1 triệu đồng để đi chơi tiếp.

ky 4 nhuc nhoi nan mai dam
Ảnh minh họa (TTXVN)

Đêm đó, mưa lất phất, 7 chàng trai phi thẳng lên phố Nguyễn Quyền (nối từ Trần Bình Trọng đến Lê Duẩn, gần bến xe phía Nam cũ) và tìm được 2 gái mại dâm. Tất cả cùng nhau đi xuống một nhà nghỉ gần bến xe Giáp Bát. Chẳng biết đêm đó, họ “hoạt động” ra sao nhưng sáng hôm sau, khi tập trung cùng bạn bè nơi giảng đường, ai cũng mệt mỏi và tỏ vẻ… ân hận. Đồng thời bắt đầu lo kiếm đâu tiền để đóng góp cho vụ ăn chơi đêm qua…

Sau này, khi nhóm bạn đó tụ tập tại một quán nước vỉa hè ở khu Trung Tự, quận Đống Đa, tôi vẫn còn nghe lỏm được bài thơ mà họ làm về đêm Noel đó. Trong đó có mấy câu đầu thế này: “Hôm nay bàn chuyện Noel/Nghĩ lại mới thấy Noel thật hèn/Chỉ vì một chút hơi men/Mà anh em đã một phen làm liều…” và kết thúc là 2 câu: “Anh em hẹn gặp tại nơi giảng đường/Từ nay xin hứa sẽ không làm liều”.

Kể lại câu chuyện vui của nhóm sinh viên ngày đó để thấy, giờ đây, mại dâm đã phát triển và biến tướng tới mức độ nào. Những con phố “vẫy” giờ thi thoảng vẫn xuất hiện trên phố Lê Duẩn (đoạn công viên Lê Nin), Phạm Ngũ Lão, Giải Phóng (đoạn giáp phố Đại Từ). Nhưng những khu vực đó là “hàng bình dân”, hết “đát”, còn gái gọi cao cấp bây giờ chỉ cần một cuộc điện thoại, có địa chỉ, sau 15 – 20 phút là có.

Thời buổi mà công thệ thông tin phát triển vượt bậc, mại dâm còn hoạt động rầm rộ trên các mạng xã hội zalo, facebook. Mại dâm phát triển cũng đồng nghĩa với việc, nhiều loại tội phạm hình sự phát sinh như: Bảo kê; môi giới mại dâm; buôn bán phụ nữ; mua bán, sử dụng ma túy…

Hà Nội quyết tâm triệt, xóa tụ điểm mại dâm

Theo thống kê đầu năm 2019, Hà Nội có 5.792 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện để phát sinh tệ nạn xã hội và 15 khu vực có biểu hiện hoạt động mại dâm. Trong 5.792 cơ sở kinh doanh dịch vụ này, có 3.539 cơ sở lưu trú; 1.121 cơ sở karaoke; 836 cơ sở xoa bóp; 2 vũ trường; 44 bar có sử dụng rượu mạnh; 11 cơ sở cắt tóc, gội đầu thư giãn; 111 cơ sở cà phê nhạy cảm; 128 cơ sở tắm nóng lạnh.

Qua nắm bắt địa bàn, có 5 điểm có biểu hiện mại dâm trên địa bàn công cộng, đó là: Khu vực Đường Hồng Hà, Phạm Ngũ Lão, dốc Bác Cổ (quận Hoàn Kiếm); Phố Yesin Vườn hoa Paster, Nguyễn Huy Tự, Trần Khánh Dư (quận Hai Bà Trưng); Đường Giải phóng, Bến xe Giáp Bát (quận Hoàng Mai); Khu vực công viên Hòa Bình (quận Bắc Từ Liêm); Đường Liễu Giai (quận Ba Đình). Đối tượng nghi có hoạt động mại dâm tại các địa bàn này thường đứng chờ khách đến hỏi hoặc lưu động bằng phương tiện xe máy.

Bên cạnh đó, số điểm nghi ngờ có hoạt động mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ hiện còn 10 điểm, tụ điểm, bao gồm: Đường Tam Trinh, quận Hoàng Mai; ngã ba Ba La gần trường Cao đẳng Thương Mại, quận Hà Đông; khu vực Chùa Tống La Dương, phường Dương Nội, quận Hà Đông; đường 70 Tân Triều, đường Kim Giang, huyện Thanh Trì; ngã ba Ngọc Hồi, xã Liên Ninh, Thanh Trì; đường Nguyễn Xiển, huyện Thanh Trì; khu vực đường 21, Đông Yên, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai; Khu vực cầu 72, xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì; Khu vực đường 32 thuộc địa phận xã Đức Thượng, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức.

ky 4 nhuc nhoi nan mai dam
Quyết tâm đẩy lùi nạn mại dâm. (Ảnh minh họa: VOV)

Để triệt, xóa tụ điểm mại dâm trên địa bàn Hà Nội, ngay từ đầu năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội (Cơ quan thường trực về công tác phòng chống mại dâm) đề nghị Ban chỉ đạo 138 (Ban Chỉ đạo Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, và phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy, mại dâm HIV/AIDS) các quận, huyện có điểm, tụ điểm phức tạp dễ phát sinh tệ nạn mại dâm chủ động xây dựng kế hoạch của địa phương.

Đề ra các giải pháp, biện pháp thực hiện; phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng của quận, huyện và các xã, phường, thị trấn thường xuyên triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung sâu về tuyên truyền vận động, kiểm tra hành chính, điều tra đấu tranh, triệt xóa và xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.

Sở chỉ đạo Công an quận, huyện và Công an các xã, phường, thị trấn tích cực rà soát, xác định tình hình cụ thể tại các tuyến đường, tụ điểm có biểu hiện phức tạp về tệ nạn mại dâm, xây dựng phương án đấu tranh, triệt xóa không để hình thành các ổ nhóm, tụ điểm, đường dây hoạt động công khai, gây mất an ninh trật tự và bức xúc trong dư luận nhân dân; tăng cường công tác cắm chốt, tuần tra, bổ sung đèn chiếu sáng tại các khu vực công cộng có biểu hiện dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, kiểm tra hành chính duy trì trong sạch các địa bàn có tụ điểm mại dâm đã triệt xóa.

Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động kiểm tra của Đội kiểm tra liên ngành 178 (Đội kiểm tra liên ngành phòng chống tệ nạn mại dâm) quận, huyện, thị xã và phối hợp Đội kiểm tra liên ngành 178 Thành phố kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, tập trung vào các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm, kích dục, như: Cơ sở kinh doanh karaoke, cà phê đèn mờ, tẩm quất thư giãn, xông hơi, massage, nhà nghỉ, khách sạn... để phòng ngừa phát sinh tệ nạn mại dâm.

Chỉ đạo 100% xã, phường, thị trấn bám sát các nội dung mô hình phòng, chống mại dâm cấp xã để chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả phòng chống mại dâm tại địa phương. Giao nhiệm vụ cho Ban chỉ đạo 138 các xã, phường, thị trấn chủ động phối hợp với lực lượng chức năng quận, huyện, thị xã và Thành phố thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải quyết triệt để tụ điểm mại dâm trên địa bàn.

Mua, bán dâm bị xử lý thế nào? Theo Luật sư Nguyễn Minh Hải - Công ty Luật TNHH Everest: Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 quy định, bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Hành vi mua dâm, bán dâm là các hành vi bị cấm thực hiện. Do đó người nào thực hiện hành vi này, tuỳ vào mức độ mà có mức xử phạt theo quy định của pháp luật. Đối với hành vi mua dâm, điều 22, Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 quy định về Xử lý đối với người mua dâm như sau: Người mua dâm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền; Người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại Điều 22 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về Hành vi mua dâm: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng tuỳ vào tính chất của hành vi. Như vậy, cả hai hành vi mua dâm và bán dâm chỉ bị truy tố trách nhiệm hình sự trong trường hợp cố tình lây nhiễm HIV cho người khác. Còn lại sẽ bị xử phạt hành chính hoặc áp dụng biện pháp giáo dưỡng tại xã phường.

H.Duy

(Còn nữa)

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

(LĐTĐ) Trả lời tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/3, về tình trạng một số công ty thẩm định giá bị xử lý sai phạm, nhiều doanh nghiệp thẩm định giá lại sợ rủi ro, từ chối thẩm định giá đất gây khó khăn cho nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sai thì phải xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Tăng trưởng xanh tạo đà cho bước nhảy vọt về phát triển kinh tế

Tăng trưởng xanh tạo đà cho bước nhảy vọt về phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Với tiềm năng, vị thế địa kinh tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn trong tăng trưởng xanh để có thể chuyển mình, bắt kịp, tiến cùng, vượt lên, đi tắt đón đầu và tạo đà cho một bước nhảy vọt về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Tuổi trẻ Thanh Trì ra quân làm sạch môi trường

Tuổi trẻ Thanh Trì ra quân làm sạch môi trường

(LĐTĐ) Hơn 400 đoàn viên thanh niên huyện Thanh Trì đã đồng loạt ra quân hưởng ứng "Ngày Chủ nhật xanh" toàn quốc và “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới”. Đây là hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, hiện đại nhân dịp 26/3.
Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.
TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM), tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi.
Bình Dương: Một tháng xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông

Bình Dương: Một tháng xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Ngày 19/3, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Bình Dương cho biết, trong đợt thực hiện kế hoạch cao điểm tuần tra kiểm soát (TTKS) nhằm đảm bảo tật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh từ 15/2 đến 14/3, lực lượng CSGT đã xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm.

Tin khác

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… tràn lan trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) các chuyên gia cho rằng, cần phải quy trách nhiệm đối với các chủ sàn, chủ website TMĐT trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

(LĐTĐ) Thời gian qua, trong quá trình xây dựng địa phương thành điểm du lịch an toàn, quận Tây Hồ, Hà Nội, đã triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Lực lượng Công an quận đã và đang quyết liệt vào cuộc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.
Cẩn trọng với những mánh khóe  lừa đảo mới!

Cẩn trọng với những mánh khóe lừa đảo mới!

(LĐTĐ) Cận Tết Nguyên đán, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, các đơn vị, doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh các chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, lợi dụng tình hình mua bán tấp nập dịp cuối năm, nhiều đối tượng đã thực hiện lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng qua hệ thống trực tuyến với những mánh khóe mới, tinh vi hơn.
Xóa "điểm đen" tiêm chích trước cổng Bệnh viện Bạch Mai

Xóa "điểm đen" tiêm chích trước cổng Bệnh viện Bạch Mai

(LĐTĐ) Qua công tác nắm tình hình địa bàn và nguồn tin báo của người dân, Công an phường Phương Mai, quận Đống Đa, phát hiện tình trạng một số bơm kim tiêm đã qua sử dụng bị vứt xung quanh các gốc cây sát khu vực đường sắt và hàng rào Bệnh viện Bạch Mai, đoạn từ cổng số 4 đến cổng số 3, đường Giải Phóng.
Dự án chậm bàn giao, chậm tiến độ: Người mua nhà khổ đến bao giờ?

Dự án chậm bàn giao, chậm tiến độ: Người mua nhà khổ đến bao giờ?

(LĐTĐ) Có nhà mà không được nhận, lại mặc kẹt trong “vòng xoáy” lãi suất… thực trạng về các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai đang là vấn đề gây nhức nhối dư luận, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người mua và cả hệ lụy về mặt xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động