Kỳ 3: Khi “ma men” dẫn lối
Kỳ 2: Vòng xoáy “kiếp đỏ đen” | |
Tệ nạn xã hội – Con đường ngắn nhất dẫn tới nhà lao |
Hệ lụy do “ma men” gây ra
Một trong những vụ án đau lòng mới đây xảy ra tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tối 15/9/2019, sau khi uống rượu cùng hai người bạn tại phòng trọ, Phan Thanh Hải (sinh năm 1984, trú tại xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đến lán công trường xây dựng ở đường Trần Bình, phường Mỹ Đình 1, tiếp tục nhậu. Nhóm người uống rượu được một lúc thì Hải đi mua thêm 10 lon bia.
Khi còn một lon bia cuối, Hải đổ rượu vào và bảo anh Bùi Văn Chung (cùng quê Yên Bái) mời mọi người uống. Phát hiện đồ uống bị trộn lẫn, anh Chung không bằng lòng, xảy ra to tiếng. Anh Chung vào nhà bếp lấy dao xông vào chém Hải song bất thành. Hải sau đó lấy được dao, đâm anh Chung tử vong.
Một vụ án mạng khác cũng xuất phát từ bia rượu được Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đưa ra xét xử vào tháng 8/2019, bị cáo là Nguyễn Công Nam (sinh năm 1982, trú xã Chu Minh, Ba Vì), nạn nhân là chị Lê Thị Kim Oanh, vợ bị cáo.
Theo cáo trạng, năm 2005, Nam kết hôn với chị Oanh rồi lần lượt sinh được hai đứa con. Sau khi kết hôn, vợ chồng Nam chuyển đến sống tại Khu đô thị Phú Thịnh (phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Quá trình chung sống, do Nam nhiều lần uống rượu say nên vợ chồng thường xuyên cãi nhau.
Khoảng 16h ngày 12/2/2019, Nam đi uống rượu say rồi về nhà ngủ. Đi làm về, chị Oanh thấy Nam nằm đắp chăn ngủ nên lật chăn ra và chửi mắng. Nam tỉnh dậy thì bị chị Oanh dùng máy sấy tóc ném.
Sau đó, hai vợ chồng xảy ra xô xát. Sẵn men say trong người, Nam lấy dao gọt hoa quả rồi theo vợ vào phòng ngủ. Sau hồi giằng co, Nam dùng dao đâm vào bụng vợ khiến nạn nhân gục ngã, tử vong...
Những con số thống kê về tác hại của rượu, bia vô cùng khủng khiếp. Theo thông tin của Viện Chiến lược và chính sách y tế thì 60% số vụ bạo hành gia đình có nguyên nhân trực tiếp từ rượu, bia. Trên thực tế, rất nhiều người, chủ yếu là nam giới chỉ có hành vi bạo hành với vợ, con sau khi đã say xỉn.
Tệ nạn rượu, bia đang diễn ra tràn lan, khó kiểm soát |
Hành vi bạo hành người thân gia đình là phạm pháp. Nó không chỉ xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe mà còn để lại những tổn thương tinh thần sâu sắc, ảnh hưởng đến tâm, sinh lý bình thường của nạn nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Lạm dụng rượu, bia không những gây ra những vụ án hình sự, những bi kịch gia đình mà còn khiến gia tăng tai nạn giao thông. Theo thống kê, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 10.000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó hơn 40% liên quan đến rượu, bia.
Những người uống rượu bia, vẫn điều khiển phương tiện giao thông không chỉ gây tai nạn cho mình mà cho cả người khác. Có quá nhiều bài học đắt giá từ việc uống rượu, bia, gây ra tai nạn thương tâm, nhưng người ta vẫn tìm đủ lý do để tổ chức uống rượu, bia.
Trong các cuộc nhậu, họ tìm ra hàng trăm nghìn nguyên nhân để uống: đúng uống, sai uống, thưởng cũng cạn, mà phạt thì cũng cạn ly... Tâm lý cả nể, ham vui khiến không ít người khi tỉnh dậy đã thấy mình đang trong bệnh viện.
Người dân cần nâng cao ý thức
Lạm dụng rượu, bia là thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển con người bền vững bởi những ảnh hưởng tiêu cực đến cả 3 khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế.
Rất nhiều biện pháp đã được đề ra để hạn chế tình trạng rượu bia như: cấm công chức rượu bia trong giờ làm việc, đặt chốt cảnh sát giao thông trước cửa quán bia để kiểm tra nồng độ cồn của người ra khỏi quán, kiên quyết xử phạt những trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng rượu, bia.
Cùng với đó là tuyên truyền bằng hình ảnh, phóng sự về tai nạn giao thông do rượu, bia trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng thực tế, số vụ tai nạn giao thông do rượu bia vẫn không hề có dấu hiệu suy giảm. Với suy nghĩ, “nam vô tửu như kỳ vô phong”, “sống chết có số”… đang khiến những tai nạn đau lòng từ uống rượu, bia quá đà vẫn xảy ra hằng ngày và khó lòng ngăn chặn.
Tranh minh họa |
Để hạn chế những hậu quả đau lòng do rượu, bia, các lực lượng chức năng cần kiểm soát chặt chẽ hành vi mua bán, sử dụng rượu, bia; có chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, gây mất an ninh, trật tự tại địa phương.
Mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật pháp khi tham gia giao thông. Các cơ quan, tổ chức và mỗi gia đình cần nhắc nhở nhân viên và người thân chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ. Người đã uống rượu, bia tuyệt đối không tham gia giao thông.
Nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho thấy lạm dụng rượu, nghiện rượu là tệ nạn đang gia tăng, nhất là ở tuổi thanh niên, ảnh hưởng đến đời sống, giống nòi dân tộc. Ở lứa tuổi trẻ, con số này cũng gia tăng báo động với 79,9% nam và 36,5% nữ thanh thiếu niên 14-15 tuổi có sử dụng rượu bia, tăng 10% với nam và 8% với nữ sau 5 nãm; có 60,5% nam và 22% nữ đã từng uống say. Tỷ lệ sử dụng rượu bia trong nhóm 14-17 tuổi tăng từ 34,9 lên 47,5% và trong độ tuổi 18-21 tăng từ 55,9% lên 67%; 20,8% nam vị thành niên đã lái xe sau khi uống rượu bia và bị các chấn thương phải nghỉ học, lao động một tuần trở lên... |
H.Duy
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng
Điều tra - bạn đọc 12/06/2024 16:05