Kinh doanh thực phẩm “xanh”: Thị trường mở, cơ hội lớn
Loại bỏ thực phảm bẩn: Doanh nghiệp phải đi tiên phong | |
Kinh doanh thực phẩm sạch: Trăm nghe không bằng một thấy |
Tuy nhiên, theo giới kinh doanh, mặc dù nhu cầu của người tiêu dùng là có, nhưng không dễ thành công nếu không có sự đầu tư bài bản cũng như sự minh bạch về nguồn gốc sản phẩm.
Là đơn vị cung ứng thực phẩm sạch, “Thóc Vàng” luôn giữ quan điểm cửa hàng lúc nào cũng phải sạch bóng, không một hạt bụi. |
Thành công từ sự trung thực
Mới mở được vài tháng, nhưng cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch số 18A21 phố Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), trung bình cửa hàng đón khoảng hơn 100 lượt khách mỗi ngày, chưa kể 20 - 30 đơn đặt hàng giao tại nhà.
Thực tế, có rất nhiều khách sau khi mua hàng lần đầu quay trở lại lần thứ 2, thậm chí có người đặt hàng với số lượng cả triệu đồng để dùng cả tháng. Đó là kết quả thành công tại chuỗi cửa hàng DASATA của anh Chu Mạnh Hưng.
Theo anh Hưng, ý tưởng này xuất phát từ chính nhu cầu của bản thân, sau một thời gian chia sẻ thông tin được nhiều người quan tâm về thực phẩm sạch, nên anh đã nảy ra ý tưởng kinh doanh thực phẩm xanh.
Đầu tiên, anh đã lựa chọn những cơ sở sản xuất, nuôi trồng vốn là những cơ sở có thương hiệu ở trên thị trường và được các cơ quan có thẩm quyền chứng nhận về quy chuẩn chất lượng cũng như quy chuẩn nuôi trồng.
“Thời gian đầu chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn vì khách hàng chưa đón nhận sản phẩm này, do đó cần thời gian để tạo thói quen cho khách hàng. Ví dụ như rau hữu cơ sẽ không được mềm và tươi như rau sạch, nhưng nó lại có mùi đậm đà hơn do được sinh trưởng tự nhiên trong một thời gian dài…
Thế nhưng, dù là sản phẩm nào thì từ khi bắt đầu nuôi trồng, chăm bón và chế biến đến vận chuyển và bảo quản tất cả phải đảm bảo yêu cầu ngon, sạch, chất lượng” - anh Chu Mạnh Hưng cho biết.
Cùng chung ý tưởng ban đầu như anh Hưng, bạn Lê Phương Hà - chủ chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch Hinmart tại khu đô thị VOV Hà Nội nêu quan điểm, sạch và uy tín là cách tốt nhất để thu hút khách hàng từ mô hình kinh doanh này.
Do đó, cửa hàng cần tìm những nguồn hàng ổn định, từ những đơn vị cung cấp thực phẩm sạch đã qua kiểm định, có xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, sản phẩm bày bán không được sử dụng chất bảo quản hay chất tạo màu ...
“Dù giá của các sản phẩm sạch thường cao hơn từ 30-40% so với các sản phẩm tương tự ngoài chợ, tuy nhiên nếu nhìn ở góc độ lâu dài, thì việc sử dụng các sản phẩm sạch, an toàn vẫn mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe, kinh tế hơn cho người tiêu dùng” - bạn Lê Phương Hà nhấn mạnh.
Và tầm nhìn dài hạn
Theo khảo sát của PV, trên thị trường, các cửa hàng rau sạch, rau an toàn mọc lên như “nấm sau mưa”. Không chỉ có các tập đoàn lớn, hệ thống các siêu thị mà nhiều cửa hàng, với quy mô nhỏ lẻ bắt đầu ra đời. Nhiều người nhìn thấy được tiềm năng trong kinh doanh thực phẩm sạch.
Tuy nhiên, có một thực trạng rằng, 10 cửa hàng thực phẩm sạch mở ra thì có tới hơn một nửa phải đóng cửa. Nguyên nhân là do thói quen của người dân vẫn thường mua thực phẩm tại chợ, giá cả thực phẩm tại cửa hàng cao, không cạnh tranh được với thực phẩm trôi nổi.
Chị Ngô Thu Hiền - chủ cửa hàng thực phẩm sạch Thóc Vàng phân tích, kinh doanh thực phẩm sạch thì nhiều người nghĩ đến bởi nhìn thực trạng thực phẩm bẩn và “cơn khát” thực phẩm sạch của người tiêu dùng là có thể đoán được nhu cầu thị trường lớn đến mức nào rồi.
Vấn đề ở chỗ kinh doanh như thế nào cho hiệu quả và có lãi. Kinh doanh thực phẩm sạch đang có nhiều ưu thế, tiềm năng và có dư địa phát triển tốt, tuy nhiên không thể một sớm một chiều là có lãi ngay.
“Vấn đề cần quan tâm hàng đầu khi kinh doanh thực phẩm sạch là chất lượng sản phẩm chứ không phải quy mô cửa hàng. Bởi khi một cửa hàng thực phẩm mở ra, đầu tiên, người tiêu dùng sẽ tò mò dùng thử sản phẩm của cửa hàng bạn xem chất lượng thế nào, giá cả ra sao.
Sau đó, họ so sánh sản phẩm của bạn với những nhà cung cấp khác. Nếu chất lượng ổn, dịch vụ tốt, giá cả hợp lý thì bạn sẽ có một lượng khách hàng trung thành nhất định. Sự lan truyền lòng tin vào sản phẩm kèm với quá trình quảng cáo, marketing sẽ giúp cửa hàng của bạn đứng vững và phát triển. Còn ban đầu mọi sự quảng cáo rầm rộ chỉ là tấm vé cho cửa hàng của bạn bước chân vào thị trường mà thôi” - chị Hiền chia sẻ.
Điều cần nói thêm là việc cung ít, cầu nhiều, nên việc trà trộn thực phẩm chưa qua kiểm duyệt, giả mạo thành thực phẩm sạch, hay tự gắn nhãn “sạch” cho thực phẩm chưa sạch để đội giá, kiếm lời, vẫn là một thực tế đang xảy ra. Vì thế, làm ảnh hưởng đến những người làm ăn chân chính và những ai muốn khởi nghiệp từ thực phẩm sạnh.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00