Kiến ba khoang "hoành hành" trở lại
Kiến ba khoang tấn công chung cư Hà Nội | |
Kiến ba khoang tái xuất hiện ở Hà Nội |
Kiến ba khoang đang hoành hành trở lại |
Tại khu chung cư Dịch Vọng, Cầu Giấy, gia đình chị Lan mấy ngày qua phải đóng cửa kín vì sợ kiến ba khoang vào nhà. Nhà chị lại đang có con nhỏ nên chị lại càng lo lắng. Có lần đi làm về, chị phát hiện 3,4 con kiến ba khoang đang bò gần chỗ con chị chơi. Do còn nhỏ nên không ý thức được, con trai chị dùng tay để đập những con kiến đó. Tá hỏa, chị liền rửa tay sạch cho con rồi đưa con đến bệnh viện. Tuy đã cẩn thận nhưng độc tố từ kiến ba khoang khiến tay con trai chị ngứa ngáy, bỏng rát, tổn thương lan rộng sang chỗ khác. Dù đã bôi thuốc và giữ vệ sinh nhưng hơn một tuần nay da của con trai chị vẫn chưa lành.
Loài kiến ba khoang có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh; cơ thể đôi khi màu cam tối màu, hay sậm màu và nhọn ở vùng bụng, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra). Một đôi cánh trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới cánh cứng. Ban ngày, kiến ba khoang sẽ được nhìn thấy bò lê, hoặc bò nhanh ở quanh và giấu cánh tương tự như kiến. Khi bất thường, nó tăng kích thước phần bụng lên, có cử chỉ đe dọa như con bọ cạp và bản thân chúng cũng có thể bay và chạy nhanh trên nước. Theo Bộ Y tế, kiến ba khoang thường xuất hiện vào mùa thu với mật độ nhiều hơn so với các tháng trong năm. Ở Việt Nam, chúng được phát hiện cách đây vài năm ở các khu chung cư cao tầng: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh… nơi gần với cánh đồng lúa. Loài này thường xuất hiện vào mùa thu, thời gian vào dịp thu hoạch vụ mùa lúa, với mật độ nhiều hơn so với các tháng trong năm. |
Cùng cảnh ngộ giống nhà chị Lan, anh Tùng ở Hà Đông bị kiến ba khoang đậu trên mặt, không biết nên anh đã giết kiến ngay trên mặt khiến độc kiến ba khoang để lại trên da với tổn thương rất nặng. Vết thương lan rộng trên mặt, ban đầu chỉ phồng lên như vết bỏng nhỏ nhưng sau bắt đầu mưng mủ, lở ra trông rất sợ. Anh Tùng cho biết, kiến ba khoang thường bay vào nhà sau 18h tối, khi có ánh đèn; hoặc bám vào quần áo ngoài dây phơi, nếu không để ý rất dễ bị chúng đốt.
Anh Hải, khu Tập thể Thành Công cũng cho hay, mỗi tối đi làm về bật điện, đếm sơ sơ cũng khoảng gần 30 con kiến ba khoang bay vào. Chúng bò la liệt trong nhà, trên ghế, trong phòng ngủ, ti vi… Đáng lo nhất là nhà có trẻ nhỏ, da mỏng nên nếu không cẩn thận dễ bị loại kiến này đốt cho đau rát. Rất nhiều người dân sinh sống ở các khu dân cư khác cũng đang hoang mang về “đại chiến” kiến ba khoang
Còn có trường hợp như chị Thu, khi bị kiến ba khoang đốt không đến viện xử lý ngay mà tự mua thuốc về chữa trị. Khi đến hiệu thuốc, dược sĩ lại nhầm tưởng thành vết zona hay giời leo nên đưa những thuốc đặc trị. Càng để lâu, vết thương không đỡ mà càng lở loét ra thêm nặng hơn.
Thời gian gần đây, tại các khu khám chữa bệnh của bệnh viện Da Liễu TW, không khó để bắt gặp bệnh nhân bị lở loét, phồng rộp khắp người vì kiến ba khoang. Theo các bác sĩ, hiện đang vào mùa kiến ba khoang sinh trưởng nên lượng bệnh nhân nhập viện vì độc tăng mạnh, đa số các bệnh nhân được bác sĩ thăm khám, kê đơn thuốc điều trị tại nhà. Nhiều người không biết, khi bị kiến ba khoang đốt có hiện tượng ngứa lại gãi hoặc nghĩ là mắc zona nên tự thuốc bôi khiến bệnh càng nặng hơn, lâu khỏi. Có người lấy tay giết kiến, sau đó bôi lên khắp người.
Bệnh thường xuất hiện đột ngột sau buổi sáng ngủ dậy, ở những vùng hở như: cổ, mặt, tay, chân... thường là một thương tổn viêm đỏ giống như vết cào xước, tạo thành vệt dài. Khi bị đốt, người bệnh cảm thấy bỏng rát, phù nhẹ, ít ngứa, kèm theo nhiều mụn nhỏ có màu vàng nhạt giống như mụn mủ. Nếu điều trị đúng thì sau khoảng 5 đến 7 ngày tổn thương sẽ khô, toàn trạng thường không mấy thay đổi, có thể bội nhiễm hoặc lan rộng và thành dịch.
Trên thực tế, loài kiến ba khoang rất khó tự diệt bằng những loại thuốc xịt côn trùng thông thường, mà phải mua thuốc diệt côn trùng ở viện vệ sinh dịch tễ, trung tâm phòng trừ côn trùng gây hại. Vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm mùa sinh sản các loài côn trùng, phòng côn trùng hay kiến ba khoang bay vào nhà biện pháp phòng chống thông thường như thường xuyên giữ vệ sinh nhà cửa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38