Kiến ba khoang tấn công chung cư Hà Nội

Gần đây, nhiều chung cư ở Hà Nội xuất hiện kiến ba khoang; nhiều người bị kiến ba khoang đốt với những vết phồng rộp da, mất nhiều ngày mới lành.
Mối nguy hiểm của kiến ba khoang
Kiến ba khoang tái xuất hiện ở Hà Nội
Hà Nội: Kiến ba khoang xuất hiện chi chít trong nhà dân
Kiến ba khoang tấn công chung cư Hà Nội
Kiến ba khoang đang tấn công nhiều chung cư Hà Nội. Ảnh: Văn Hải

Một tối, 30 con bay vào nhà

Anh Nguyễn Quang Hùng, nhà E1, khu đô thị Ecohome 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cho biết, mấy ngày gần đây, nhà anh liên tiếp xuất hiện kiến ba khoang. “Có tối mình bật điện nhưng quên không đóng cửa sổ, hàng chục con kiến ba khoang bay vào phòng ngủ của vợ chồng. Tôi đếm được 30 con”, anh Hùng nói.

Nhiều hàng xóm nhà anh Hùng ở cùng khu đô thị này cũng bị kiến ba khoang tấn công, có người bị kiến ba khoang làm phỏng rộp, cả tuần nay chưa khỏi. Chị Lê Minh, cùng khu dân cư chia sẻ: “Nhà mình tầng 11, nếu tối mà mở cửa sổ thì bắt mỏi tay, 30-50 con mỗi hôm. Ông xã bị đốt hai hôm nay vẫn sưng tấy”.

Tại khu chung cư 102 Trường Chinh, nhiều hộ gia đình cũng trong tình cảnh tương tự. Anh Lê Quang Tấn, cư dân khu chung cư nói: “Mấy ngày nay, hôm nào cũng phải đóng cửa sổ cả ngày. Vậy mà tối vẫn có vài con kiến ba khoang xuất hiện trong nhà. Mình đang tính mua lưới chống côn trùng để hạn chế kiến ba khoang vì nhà có cháu nhỏ”. Trên nhiều diễn đàn khu chung cư ở Hà Nội, nhiều hộ gia đình mách nhau mua lưới chống côn trùng hoặc phun thuốc diệt kiến ba khoang.

Theo PGS.TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, kiến ba khoang thực ra không phải là kiến, đây là loài côn trùng bắt mồi có tên khoa học Paederus fuscipes Curtis. Chúng có chiều dài từ 5-7mm, trên mình có 3 khoang màu sắc lại giống kiến nên hay được gọi là kiến ba khoang.

Theo PGS.TS Trương Xuân Lam, kiến ba khoang xuất hiện nhiều nhất vào thời điểm sau vụ thu hoạch lúa, rau, ngô. Kiến ba khoang ưa khí hậu ẩm, thường sống chủ yếu ở khu vực đồng bằng, trên các cánh đồng, ven ruộng, bãi cỏ, những nơi đang xây dựng dang dở, trên các thân cây mục. Vì vậy, các khu dân cư gần cánh đồng, bãi cỏ, nhất là các khu chung cư cao tầng có nguy cơ xuất hiện kiến ba khoang rất cao.

Đặc biệt, loài côn trùng này có tính hướng sáng, thường bám vào khu vực quanh ánh đèn. Những người làm việc văn phòng, học sinh có nguy cơ bị kiến ba khoang tấn công cao. Vì vậy, khi học tập hay làm việc bên ánh đèn, người dân nên đóng cửa sổ hoặc mua lưới chống côn trùng.

Cẩn thận xử lý kiến ba khoang

Theo PGS.TS Trương Xuân Lam, trên cánh đồng, kiến ba khoang ăn trứng sâu hại, rầy hại và một số loài sâu hại nhỏ nên là loài bắt mồi có ích. Tuy nhiên loài côn trùng này có hai tuyến độc dưới bụng. Chúng tiết ra chất độc gây rộp da, nhất là ở vùng nhạy cảm như mắt, miệng. Khi chúng bò lên người và tiếp xúc với da, theo phản xạ của loài bắt mồi, độc tính Pederin được tiết ra và trực tiếp thấm vào da, nhẹ thì sẽ làm da ngứa rát, nặng hơn thì sưng, phồng rộp, nhiễm trùng mưng mụn nước. Đặc biệt, nếu độc tố dính vào mắt thì có thể gây bỏng mắt hoặc bị mù tạm thời.

Theo TS Nguyễn Hữu Sáu, Viện Da liễu Trung ương, kiến ba khoang tiết ra một loại chất gây bỏng da. Khi bị loài côn trùng này tiết ra chất độc sẽ có dấu hiệu của bệnh viêm da bọng nước với các triệu chứng như xuất hiện các vệt đỏ, phù trên da, phía trên vết đỏ có thể có mụn nước, mụn mủ, cảm giác bỏng rát. Một số người khi bị kiến ba khoang tấn công, sau 1-2 ngày còn có biểu hiện sốt, mệt mỏi, nổi hạch vì đau. Người bị kiến ba khoang tấn công, nếu ở thể nhẹ sẽ tự khỏi, nặng hơn sẽ phải điều trị bằng thuốc. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 5-20 ngày tùy vào mức độ của bệnh.

Theo các chuyên gia, để phòng tránh kiến ba khoang, người dân nên thường xuyên vệ sinh môi trường quanh nơi ở, khi học hay làm việc dưới ánh đèn cần phải đóng cửa sổ hoặc có lưới tránh côn trùng bay vào, nhất là vào mùa mưa. Khi có cảm giác côn trùng bám vào cổ, mặt, tránh quệt tay để hạn chế dịch tiết của kiến ba khoang bám vào da sẽ gây bệnh. Khi cơ thể có vùng da bị đau rát nên rửa vùng đó bằng nước muối hoặc xà phòng để ngăn không nổi thành phỏng nước, phỏng mủ.

Theo các chuyên gia, để phòng tránh kiến ba khoang, người dân nên thường xuyên vệ sinh môi trường quanh nơi ở, khi học hay làm việc dưới ánh đèn cần phải đóng cửa sổ hoặc có lưới tránh côn trùng bay vào, nhất là vào mùa mưa.
tienphong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025 theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại tất cả các cảng hàng không.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.

Tin khác

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

(LĐTĐ) Hơn một thập kỷ tìm con của người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H'Mông Lý Thị Xía nay đã đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào nay đã ngập tràn tiếng cười nói trẻ thơ, chấm dứt những ngày mòn mỏi mong con của cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn.
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Bộ Y tế gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế vào trao đổi những vướng mắc trong lĩnh vực y tế về tình trạng thiếu thuốc, vật tư, vắc xin phòng bệnh, cũng như tiến độ hoàn thiện, đi vào hoạt động của 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

(LĐTĐ) Hướng đến kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12), nhằm trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản và kỹ năng sống cho vị thành niên, thanh niên vừa qua Chi cục Dân số Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên tổ chức Hội thi Rung chuông vàng tại Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Long Biên, Hà Nội).
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

(LĐTĐ) Chương trình “Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn - Yêu thương lan tỏa” chính là nguồn động viên, tiếp thêm nghị lực, sức mạnh cho các gia đình quân nhân hiếm muộn kiên trì, bền bỉ trong hành trình “tìm con” của mình càng có ý nghĩa hơn khi toàn quân đang hướng tới 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

(LĐTĐ) Trong 4 nạn nhân trong vụ cháy quán hát trên đường Phạm Văn Đồng đang được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện E, có 2 người đã được chuyển vào khu hồi sức đặc biệt.
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Trung tâm Y tế (TTYT) quận Long Biên phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, Trường Trung học cơ sở (THCS) Chu Văn An tổ chức Hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu kiến thức về Dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên” cho học sinh tại Trường.
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

(LĐTĐ) Giai đoạn mùa Đông Xuân với nền nhiệt thay đổi thất thường, độ ẩm cao làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh sởi. Đáng lo ngại, nhiều người lầm tưởng bệnh sởi chủ yếu là trẻ em mắc, nhưng trên thực tế, người lớn cũng dễ mắc bệnh này và có thể gặp những biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

(LĐTĐ) Tâm lý ngại chia sẻ, ngại đi khám và thậm chí là khó tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của một ca bệnh liên quan đến rối loạn tình dục.
Xem thêm
Phiên bản di động