Khuyến nghị chu trình giúp trẻ ngủ ngon
Trẻ bị rối loạn giấc ngủ nếu dùng điện thoại trước khi ngủ | |
Ánh sáng mặt trời giúp ngủ ngon | |
Chăm sóc giấc ngủ cho phụ nữ Việt! |
Cho trẻ học cách tự đi vào giấc ngủ mà không cần vỗ về, bú sữa hay can thiệp của mẹ để giúp trẻ ít thức giấc giữa đêm và trở lại giấc ngủ nhanh hơn Ảnh: internet |
Tại hội thảo công bố Khuyến nghị chu trình giúp trẻ ngủ ngon do Hội Nhi khoa Việt Nam và Cty Johnson & Johnson (Việt Nam) tổ chức ngày 26.11, Bác sĩ Huỳnh Thị Duy Hương - Trưởng phân môn Sơ sinh bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TPHCM - cho biết, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển thể chất, nhận thức và các kỹ năng xã hội của trẻ, đặc biệt ở những năm đầu đời.
Giấc ngủ ngon và sâu có tác động tích cực trong việc phát triển trí não, học tập và trí nhớ của trẻ sơ sinh, giúp trẻ lưu giữ lại các trí nhớ đã có và tạo ký ức mới, đồng thời tăng cường khả năng tiếp thu ngôn ngữ. Về mặt giao tiếp xã hội, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự liên hệ rõ rệt giữa giấc ngủ của trẻ với sự phát triển tính cách và hành vi. Những trẻ ngủ nhiều và sâu thường dễ gần và dễ thích nghi với môi trường xung quanh hơn.
“Ngược lại, việc trẻ ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến tình trạng bứt rứt, giảm khả năng học tập và ghi nhớ, rối loạn trao đổi chất và miễn dịch, có xu hướng khó chịu, tăng động. Không những thế, trẻ thiếu ngủ cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người mẹ, khiến mẹ mệt mỏi, căng thẳng và dễ bị trầm cảm” - bác sĩ Huỳnh Thị Duy Hương cho biết.
Theo khảo sát Giấc ngủ toàn cầu được tiến hành bởi Hiệp hội Giấc ngủ trẻ em Châu Á - Thái Bình Dương (APPSA) đánh giá cách thức ngủ và những vấn đề về giấc ngủ của hơn 29.000 trẻ từ 0-36 tháng tuổi ở 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, có những khác biệt đáng chú ý giữa thói quen ngủ của nhóm trẻ Châu Á (bao gồm cả Việt Nam) so với nhóm trẻ Châu Âu và thời gian ngủ đêm trung bình cũng ít hơn. Đặc biệt, khảo sát còn chỉ ra nếu cha mẹ thiết lập được cho trẻ một chu trình nhất quán và êm dịu trước khi ngủ thì có thể giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon suốt đêm.
Bác sĩ Huỳnh Thị Duy Hương khuyến nghị, cần cho trẻ học cách tự đi vào giấc ngủ mà không cần vỗ về, bú sữa hay can thiệp của mẹ để giúp trẻ ít thức giấc giữa đêm và trở lại giấc ngủ nhanh hơn:
Theo đó, thiết lập một chu trình nhất quán trước khi ngủ để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon suốt đêm. Cụ thể là chu trình giúp trẻ ngủ ngon với 3 bước: Tắm sạch với nước ấm, mát xa thư giãn và thời gian yên tĩnh trước khi ngủ (mỗi bước 10 phút, thời gian dành cho 3 bước thường là 30 phút). Chu trình lặp lại hàng ngày sẽ giúp hình thành nên môi trường giấc ngủ bớt căng thẳng và quen thuộc hơn cho trẻ.
Đồng thời cho trẻ đi ngủ trước 9h tối để giúp trẻ ngủ lâu hơn. Kết quả từ khảo sát Giấc ngủ toàn cầu cho thấy, trẻ đi ngủ trước 9h tối sẽ có giấc ngủ dài hơn 1 giờ (9.9 giờ) so với trẻ ngủ sau 9h tối.
Chu trình 3 bước trên do Công ty Johnson & Johnson phối hợp cùng APPSA phát triển, dựa trên nghiên cứu hơn 45 nghìn trẻ, quan sát hơn 300 nghìn giấc ngủ của trẻ và phỏng vấn hơn 10 nghìn bà mẹ trên toàn cầu.
“Đây sẽ là bộ tài liệu hữu ích cho các nhân viên y tế - vốn trực tiếp tư vấn, hướng dẫn cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ nói chung và giấc ngủ trẻ nói riêng nhưng lại chưa có nhiều cơ hội tiếp cận các kiến thức cập nhật về khoa học giấc ngủ, các khuyến nghị chính thức và hoàn chỉnh nào về phương pháp giúp trẻ ngủ ngon. Bên cạnh đó, khuyến nghị này cũng được viết và trình bày một cách đơn giản, rõ ràng nên bất kỳ bà mẹ nào cũng có thể đọc và áp dụng được. Theo kế hoạch, bản khuyến nghị này sẽ được phổ biến rộng rãi đến cộng đồng nhi khoa và các bậc cha mẹ trong năm 2017” - GSTS Nguyễn Công Khanh - Chủ tịch danh dự Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05