Khu rừng yên ả

Chỉ có ở nơi nào đó trong vòng tay cha mẹ, mới thấy lòng yên ả. Dù chúng ta còn nhỏ, đã lớn hay đã già.
Ngày xưa cháu nghĩ..
Cần gieo xuống nơi tâm hồn con trẻ những hạt giống của tình yêu

Mấy tháng mới về thăm nhà, buổi sáng sớm nằm trong phòng kín chẳng có chút ánh sáng nào lọt qua, tiếng chim hót véo von, réo rắt, quàng quạc, gù gù từ phía phòng khách khiến tôi tỉnh giấc.

Từ bao giờ không rõ, bố nuôi đủ các loại chim, ngoài những con Khướu, con Mi, con Sáo còn có cả cu gáy, Chim Lợn, thậm chí nuôi cả .. Cú. Bức tường nhà giờ nham nhở chỗ treo lồng chim, thỉnh thoảng một cái đinh bị rơi xuống lại tạo thành một lỗ mầu xám lở bở trông phát khiếp. Nhìn vào bức tường nhà tôi cứ như là thao trường tập bắn. Có lần hết chỗ treo chim, bố đóng ngay một cái đinh cạnh... ban thờ, mẹ tôi tức tối ra mặt: “Chim ông treo ngay ra chỗ khác không tôi .. bóp chết bây giờ đấy”. Nhưng chỉ được vài bữa “di tản”, bố lại cắm thêm vài chiếc đinh ở quanh đâu đó. Nói mãi cũng chán, cuối cùng mẹ mình cũng bảo: “Thôi để nó hót cho các cụ đỡ buồn”.

Khu rừng yên ả

Bố bị cao huyết áp, nhưng mỗi lần có ai gọi điện bảo đi “xem chim” là bố nhảy lên xe máy, bất kể trời nóng hay lạnh, mưa hay tạnh. Nơi bố đến chủ yếu là một ngôi nhà nhỏ ở trong làng, trong bản, thậm chí trong rừng. Cái khoản này thì mấy tay đua xe ở Hà Nội, Hải Phòng hoặc các chú ở giải đua mô tô địa hình quốc tế cứ phải gọi bằng "cụ". Lúc về bố bao giờ cũng có sản phẩm là một chú chim gì đó, đôi khi bố còn tha về nào trăn, rắn, khỉ. Có lần đang đi giữa trưa nắng hè, cả người lẫn xe lăn đùng xuống rãnh bên đường. Hóa ra bị choáng do huyết áp tăng cao, đưa vào bệnh viện cấp cứu. Mẹ mếu máo: “Từ nay không chim với cò gì nữa nhé”. Nhưng cuối cùng đâu vẫn vào đấy.

Bố rất khéo tay, đan những chiếc lồng chim nhiều kiểu dáng, sơn đủ mầu sắc rất đẹp. Đôi khi có một chiếc xe khách đi qua thị trấn dừng lại ngắm nghía con chim và sau đó hỏi..mua lồng. Thấy được giá bố cũng bán rồi lại hì hục vót vót đan đan cái khác.

Khu rừng yên ả

Trong “Rừng Amazon” thì bố cưng nhất chim Khướu, con má trắng còn gọi là Bồ Chao, một loại chim họ Họa Mi.Con chim này có bộ lông mềm, dày, xốp, có màu nâu phần trên đầu có cái mào, và ngực, bụng màu trắng muốt, hai bên mắt có vệt đen kéo dài, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và trên các cành cây, có tiếng hót vang không trong giọng và ồn ào. Tuy không hót hay được như Họa Mi nhưng lại rất nhiệt tình hót ( hát hay không bằng hay hát mà). Bố có tới 3 con Khướu má trắng loại này, mỗi con được nhốt riêng một chiếc lồng và được dùng bữa bằng các loại cào cào, châu chấu, thỉnh thoảng còn xơi cả loại nhộng tằm được băm nhỏ.

Khướu má đỏ là loại khá hiếm, bố phải lặn lội vào tận trong làng Mạ để mua về. Loại má đỏ này hót không hay bằng má trắng nhưng có vẻ hót sung hơn, đứng gần thì điếc cả tai. Cô nàng này có vẻ đánh đá quá.

Bố còn có vài con Loan Phượng (còn có tên gọi là Giẻ cùi hay Phượng hoàng) mầu đen trắng, có con xanh đỏ. Mấy chú này ăn thuộc hàng khủng mà cái gì cũng chén được. Con trống và con mái được nhốt cùng nhau thành một cặp. Nghe tên thì hay thế thôi nhé, nhưng mấy anh, ả này có họ gần với Quạ đấy.

Bố có một đàn Chào mào má trắng còn non khoảng gần chục con. Chúng có vẻ vui hơn những con bị nhốt riêng. Cả đàn chào mào nhảy nhót trên những cành cây gài trong lồng rồi cất lên những tiếng kêu gù gù bé xíu. Loại này thuộc bộ Sẻ, có mầu lông rất chán là mầu đen hoặc ô liu . Tuy nhiên huyệt, má, họng, lông mày lại đa dạng có mầu vàng, đỏ hay da cam. Nghe nói trứng của chúng mầu hồng tía trông rất đẹp. Mấy chú này bình thường thì hót rè rặt lắm nhưng cứ thấy chú nào khác hót lên là “tức nhau tiếng gáy”, hót loạn xạ. Thỉnh thoảng bố cầm cái còi chim hót (hình giống chiếc còi, thổi vào nghe như tiếng chim hót) làm mấy chú gân cổ lên hót râm ran.

Khu rừng yên ả

Chim Quế Lâm là một loại có họ với Khướu, chúng có một giọng hót với nhiều giọng điệu du dương. Trong đó, mỗi cá thể sẽ có nhiều giọng riêng biệt khác nhau, tạo nên những bản đồng ca hay nhất. Quế Lâm còn có tên là chim Tương tư, Uyên ương, Oanh. Mấy chú chim này bố lên tận Sapa mới mua được, vì chúng sống trên những sườn đồi thông cao vút ở vùng lạnh. Ở những con đã trưởng thành có những mảng màu đỏ hoặc cam tươi và một vòng vùng sáng quanh mắt của chúng, theo đó còn có những mảng màu xanh ôliu, màu vàng sáng, họng có màu cam tươi với cái cằm màu vàng. Những con trống thể hiện vô số “bài hát” du dương đủ các giai điệu để dụ dỗ các con mái để tạo thành một cặp Uyên ương quấn quýt bên nhau không rời.

Trong “Rừng Amazon” của bố láu lỉnh nhất là mấy ả Họa Mi. Bố bảo Họa mi ở huyện Mường Khương, Lào Cai “bạo” hơn nên cụ đã lặn lội lên tận đó rinh về hai con. Ngoài giọng hót cao vút, lảnh lót làm những loại chim khác cảm thấy “ghen tị” thì những chú chim đực còn là những chiến binh thực thụ khi tham gia những màn đá nhau (gọi là Họa Mi chiến). Bố bảo mấy con này có người trả đến vài triệu nhưng vẫn tiếc chưa bán.

Ngoài ra còn có những con Chích chòe than, chòe lửa, Cu gáy… được bố tập hợp về “Rừng Amazon”. Mùi phân chim cộng với mùi cám, thức ăn cho chim lúc nào cũng vảng vất quanh nhà. Ban đầu ngửi cũng khó chịu nhưng ở vài ngày thì thấy cũng ...bình thường.

Đó còn chưa kể bố còn nuôi 1 con trăn, một con nhím hôi rình nhưng bị mẹ “xua” lên tầng thượng, muốn ngắm nghía thì bố phải leo cầu thang mệt nghỉ.

Bố chơi chim đã được gần chục năm, vừa chơi vừa bán kiếm lời. Cứ đi đâu là bố không đi được lâu vì sốt ruột đàn chim ở nhà. Nếu có nhờ ai trông giúp thì cũng chẳng yên tâm. Tôi nhớ năm ngoái bố về quê nhờ thằng rể trông giúp, hôm sau quay về nhà hai con chim đã lăn đùng ra chết. Hôm rồi tôi về, bố đèo mẹ đi lấy thuốc đau lưng, chiều đến bố kiểm tra cũng thấy một con Mi lăn ra chết, bố thơ thẩn suốt cả buổi tối...

Đã lâu không về thăm nhà, thức dậy trong “rừng Amazon” thấy lòng xôn xao, nhẹ bẫng như một bức email không có file đính kèm. Chỉ có ở nơi nào đó trong vòng tay cha mẹ, mới thấy lòng yên ả. Dù chúng ta còn nhỏ, đã lớn hay đã già.

Mai kia lại đi, lại tiếp tục vật lộn với cuộc sống vội vã, tôi lại thèm được trở thành một bà già "lắm lời" như mẹ, cặm cụi rửa lồng chim cho ông chồng rồi lẩm bẩm mỗi khi có điện thoại của các con: “Tao mệt vì chim của bố mày lắm rồi”

Minh Phương

(Phố Ràng - Bảo Yên - Lào Cai)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao kiến thức về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao kiến thức về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Chiều 7/5, hơn 200 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân viên chức lao động, quận Nam Từ Liêm đã tham dự buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024, với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”, do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức.
Trạm cứu hộ trái tim

Trạm cứu hộ trái tim

(LĐTĐ) Trải qua tổn thương, Ngọc Hà khao khát được yêu thương bởi một người đàn ông mới, người có thể là điểm tựa và vỗ về trái tim vỡ vụn của cô. Anh trở thành trạm cứu hộ cho cô, và cùng cô xây dựng một tình yêu hòa quyện, mạnh mẽ.
Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động diễn ra vào 12/5

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động diễn ra vào 12/5

(LĐTĐ) Ngày 12/5, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

(LĐTĐ) Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Xử phạt “'Vua quạt” 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu

Xử phạt “'Vua quạt” 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu

(LĐTĐ) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông T.Đ.T (biệt danh trên mạng xã hội Tiktok “Vua quạt”) 40 triệu đồng; đồng thời, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu.
Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

(LĐTĐ) Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Để không mắc “bẫy lừa”, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, cần luôn chủ động kiểm chứng thông tin từ những tin nhắn hay các cuộc gọi.
Người phụ nữ 68 tuổi mất trắng 15 tỷ đồng sau 32 lần chuyển khoản

Người phụ nữ 68 tuổi mất trắng 15 tỷ đồng sau 32 lần chuyển khoản

(LĐTĐ) Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nạn nhân đã thực hiện 32 lần chuyển khoản, với tổng số tiền là 15 tỷ đồng. Sau khi biết mình bị lừa, người này đã đến cơ quan Công an trình báo.

Tin khác

Trạm cứu hộ trái tim

Trạm cứu hộ trái tim

(LĐTĐ) Trải qua tổn thương, Ngọc Hà khao khát được yêu thương bởi một người đàn ông mới, người có thể là điểm tựa và vỗ về trái tim vỡ vụn của cô. Anh trở thành trạm cứu hộ cho cô, và cùng cô xây dựng một tình yêu hòa quyện, mạnh mẽ.
Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

(LĐTĐ) Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Để không mắc “bẫy lừa”, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, cần luôn chủ động kiểm chứng thông tin từ những tin nhắn hay các cuộc gọi.
Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

(LĐTĐ) Sáng 7/5, mặc dù trời đổ mưa lớn trước buổi Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng hàng ngàn người dân vẫn đứng đợi từng khối binh chủng quân đội, công an nhân dân.. diễu hành qua.
Điện Biên trên đường đổi mới

Điện Biên trên đường đổi mới

(LĐTĐ) Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Điện Biên, 70 năm sau ngày giải phóng, Điện Biên hôm nay đã khoác lên mình tấm áo mới hòa với nhịp phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng ấm no - hạnh phúc. Kết cấu hạ tầng, văn hóa - xã hội không ngừng phát triển.
Tháng 5 về Điện Biên lịch sử

Tháng 5 về Điện Biên lịch sử

(LĐTĐ) 70 năm trước, cái tên Điện Biên Phủ hiện lên chói lọi trên bản đồ thế giới với chiến thắng lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngày nay, thành phố Điện Biên Phủ của tỉnh Điện Biên được biết đến như một trung tâm du lịch mới nổi của vùng Tây Bắc với thế mạnh về du lịch lịch sử - tâm linh văn hóa; du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên,...
Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thanh Trì đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

(LĐTĐ) Trên địa bàn huyện Thanh Trì có 64 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và 12 trường mầm non tư thục tổ chức ăn bán trú. Hiện nay, 100% bếp ăn tại các trường học đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

(LĐTĐ) Từ ngày 4/5 đến 10/5, tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”.
Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem được thiết kế tạo sự liên hoàn, thể hiện từ quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của đất nước.
Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

(LĐTĐ) Đàn ghi ta, từ nhạc cổ điển đến lễ hội hiện đại là hình mẫu văn hóa quyến rũ. Từ nguyên thủy Ai Cập tới Tây Ban Nha, từ cổ điển cho đến điện tử, giáo dục và công nghệ hiện đại đã không ngừng làm mới nhạc cụ này.
Xem thêm
Phiên bản di động