Lấn chiếm lòng đường trên Đại lộ Thăng Long:

Khó xử lý vì địa bàn giáp gianh?

Vừa qua, báo Lao động Thủ đô nhận được phản ánh về tình trạng người dân địa phương dọc 2 bên đại lộ Thăng Long lấn chiếm lòng đường để phơi thóc, bán hàng rong, gây mất an toàn cho người tham gia giao thông. Khi PV tìm hiểu, cơ quan chức năng huyện Quốc Oai cho hay, tình trạng này khó xử lý vì đây là địa bàn giáp gianh.
kho xu ly vi dia ban giap gianh Xe máy, ôtô đỗ tràn lòng đường
kho xu ly vi dia ban giap gianh Chợ tự phát mọc tràn lan

Thói quen biến đường công thành “của mình”

Theo ghi nhận của PV, hiện tượng bán hàng rong, cụ thể là bán ngô, ốc, bán chim cảnh lấn chiếm lòng đường là có thực. Hiện tượng phơi thóc ở lòng đường cũng đang diễn ra khá công khai. Tại phần đường 2 chiều dành cho xe máy và xe thô sơ, cảnh tượng thanh niên đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu khi tham gia giao thông là đúng với phản ánh.

kho xu ly vi dia ban giap gianh
Người dân phơi thóc lấn chiếm lòng đường

Anh Chu S.T., nhân viên giao nhận hàng của một công ty tư nhân kinh doanh phụ tùng xe đạp (thuộc phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) cho biết: “Khi tham gia giao thông theo chiều từ Láng Hòa Lạc về Hà Nội, tôi thường xuyên gặp cảnh tượng mua bán dưới lòng đường đại lộ Thăng Long, đoạn giáp ranh giữa 2 huyện Hòai Đức và Quốc Oai. Người dân hai bên đường mang ngô, ốc, trai, ổi ra bán, người đi đường dừng lại mua cũng khá nhiều, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông”.

Còn chị Nguyễn T.H. (quận Hoàng Mai) phản ánh, thỉnh thoảng có việc đi qua Quốc lộ Thăng Long, chị vẫn bắt gặp cảnh người dân bán hàng, có hôm đi qua đó vào ngày trời nắng, chị thấy dân địa phương mang thóc lên lòng đường để phơi.

kho xu ly vi dia ban giap gianh
Người dân xã Yên Sơn huyện Quốc Oai bán hàng trên đại lộ Thăng Long.

Có lần vào buổi tối, khi tham giia giao thông trên đại lộ Thăng Long, theo chiều từ Láng Hòa Lạc về Hà Nội, chị chứng kiến cảnh nhiều thanh niên không đội mũ bảo hiểm, phóng xe máy từ các làng ra, phóng vù vù ngược chiều với chị, khiến chị phát hoảng.

Chia sẻ với PV LĐTĐ, chị Tần (xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai), một người tham gia bán ngô, ổi và ốc trên đường đại lộ Thăng Long cho biết: “Nhà em có trồng mấy ruộng ngô và có vườn cây ăn quả. Cứ theo mùa, được gì, em đều đem ra đường để bán. Bán ở đây tiết kiệm được xăng xe, phí chợ, lại tiện. Mỗi ngày 2 sọt ngô, vài rổ ốc, mấy cân ổi, bán dóc tay cũng lãi hơn chỗ khác “đôi trăm””.

Khi PV hỏi chị Tần, buôn bán trên lòng đường có sợ xe cộ, sợ Thanh tra giao thông (TTGT) bắt không, chị Tần thừa nhận là “có sợ”. Thỉnh thoảng, khi TTGT đuổi thì chị chạy, mà việc buôn bán cũng chỉ tranh thủ thôi, khi có hàng mới bán. Kể về đám thanh niên “tóc xanh, tóc đỏ” phóng ẩu trên đường, chị Tần cho biết chị rất sợ bị xe tông vào nhưng vẫn phải bán.

Khó xử lý vì giáp gianh?

Thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai huyện

“TTGT, công an và chính quyền huyện Hoài Đức nói, khi họ có trách nhiệm kết hợp thì họ sẽ cùng huyện Quốc Oai phối hợp giải tỏa, còn việc của chính quyền bên đó chủ yếu là quản lý GT đường bộ trong tỉnh, huyện, còn quốc lộ họ không có nhiệm vụ phải tham gia thường xuyên”, ông Trần Bách Khoa – Đội trưởng Đội TTGT huyện Quốc Oai cho biết.

Trao đổi với ông Trần Bách Khoa, Đội trưởng Đội Thanh tra giao thông huyện Quốc Oai, về tình trạng lấn chiếm lòng đường trên đại lộ Thăng Long, ông Khoa thừa nhận, việc bán hàng rong lấn chiếm lòng đường là có, nhưng không diễn ra thường xuyên. Lý giải phản ánh của người dân về hiện tượng đi xe máy ngược chiều, ông Khoa cho biết, đại lộ Thăng Long chỉ quy định 1 chiều với ô tô, còn xe máy, xe đạp và các phương tiện khác được tham gia 2 chiều, nên người dân địa phương không vi phạm luật.

Còn về việc phơi thóc và rơm rạ ra đường, ông Khoa khẳng định, hiện tại hện tượng này không có, trước có nhưng đã được xử lý. “Nếu có cũng chỉ là ở các đường trong tỉnh, mà dân họ phơi cũng chỉ mấy ngày thôi”, ông Khoa nhận định.

Về tình trạng người dân đem ngô, ốc, hoa quả ra bán ở lòng đường, theo ông Khoa, đa phần những người bán hàng đều là dân nghèo ở địa phương, tranh thủ mùa màng kiếm được gì thì mang ra bán. Người mua hàng thường là những người đi từ tỉnh khác hoặc đi chơi qua, nghĩ đó là đồ tươi, đồ rẻ thì mua.

Lợi nhuận có những cái hơn bán tại ruộng nên nhiều người lựa chọn cách đem ra đường để bán. TTGT, công an, chính quyền địa phương vẫn liên tục đi giải tỏa, nhắc nhở. Khi có chính quyền giải tỏa thì người dân chấp hành đâu vào đấy, nhưng sau đó họ lại tái phạm.

Ông Khoa cho biết, Đội TTGT của huyện Quốc Oai đã rất quyết liệt, trong việc giải tỏa lòng đường. Ông Khoa thường xuyên chỉ đạo, cùng anh em ra đường giải quyết.

Nhưng có một điều bất cập, khi TTGT đuổi bên này (địa phận Quốc Oai) thì người bán hàng rong lại chạy về bên kia (địa phận Hòai Đức) để bán. Địa bàn huyện Quốc Oai và Hoài Đức phân cách bởi một chiếc cầu, bên địa phận Quốc Oai thì xử lý được, qua bên Hoài Đức thì không thể xử lý.

Cũng theo ông Khoa, địa bàn huyện Quốc Oai quản lý là từ km 15 đến km 18, từ km số 15 trở về Hà Nội là thuộc quản lý của huyện Hoài Đức. “Số người bán không nhiều, chỉ một vài người, ở bên làn đường từ Láng Hòa Lạc về Hà Nội, còn phần đường xuôi từ Hà Nội đi cao tốc Láng Hòa Lạc thì hầu như không có.

Muốn bắt người bán hàng thì CSGT phải đi lên chặn đầu để bắt, nhưng người bán hàng cứ chạy qua lại giữa ranh giới 2 địa bàn nên cũng khó xử lý. Những ngày hành chính, Đội TTGT tuần tra thì dân hạn chế bán, nhưng thứ Bảy, Chủ nhật thì dân lại tràn ra đường để bán hàng”, ông Khoa chia sẻ.

Thừa nhận việc để xảy ra tình trạng lấn chiếm lòng đường để bán hàng rong chính là bất cập về giao thông còn tồn tại ở huyện Quốc Oai. Nhưng theo ông, sở dĩ còn những bất cập đó là sự phối hợp giữa chính quyền 2 huyện Quốc Oai và Hoài Đức chưa được thường xuyên, nhịp nhàng. Đề nghị các cơ quan quản lý vào cuộc để chấm dứt tình trạng đường cao tốc thành chợ dân sinh.

NGUYỄN HẠNH

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tăng cường phương tiện giao thông để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 6 điểm với 7 trận địa. Trong đó có điểm trước Bưu điện Hà Nội, vườn hoa Lạc Long Quân, công viên Thống Nhất...
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục từ 27/4 đến hết 1/5 (làm bù vào ngày thứ Bảy 4/5). Thời gian nghỉ lễ kéo dài, đây cũng là khoảng thời gian nhiều gia đình tổ chức ăn uống, vui chơi… tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong dịp nghỉ lễ.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban kiểm đếm công việc từ đầu năm 2024 đến nay và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo từ nay đến hết năm 2024.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng, với giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng.

Tin khác

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm: Mức phí cao nhất 311.000 đồng mỗi lượt

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm: Mức phí cao nhất 311.000 đồng mỗi lượt

(LĐTĐ) Từ ngày 26/4, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm sẽ thu phí với mức gần 82.000 - 311.000 đồng mỗi lượt, tùy loại xe.
Đồng Nai: Mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cho các công trình giao thông

Đồng Nai: Mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cho các công trình giao thông

(LĐTĐ) Nhằm đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cho các công trình giao thông trên địa bàn, nhất là các công trình giao thông trọng điểm, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai cùng các lãnh đạo chủ chốt của tỉnh này vừa có buổi làm việc với đại diện các ban, ngành, các công trình, dự án trên địa bàn.
Sẽ xây dựng trung tâm logistics tại Khu công nghệ cao TP.HCM

Sẽ xây dựng trung tâm logistics tại Khu công nghệ cao TP.HCM

(LĐTĐ) Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Kế hoạch 2076 về Phát triển ngành logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2024-2025 vừa được Ủy ban nhân dân TP.HCM ban hành.
Hà Nội: Mưa đá kèm giông lớn, nhiều cây xanh gãy đổ ngang đường

Hà Nội: Mưa đá kèm giông lớn, nhiều cây xanh gãy đổ ngang đường

(LĐTĐ) Tối 20/4, mưa lớn kèm giông lốc, sét xuất hiện tại khu vực Hà Nội gây ngập úng cục bộ, nhiều nơi có hiện tượng mưa đá.
Ngọn lửa thiêu rụi xưởng in quảng cáo trong cơn mưa lớn

Ngọn lửa thiêu rụi xưởng in quảng cáo trong cơn mưa lớn

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại căn nhà cấp 4, ngõ 139 phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt phía trong kèm nhiều tiếng nổ lớn. Đáng chú ý, thời điểm xảy ra cháy, Hà Nội đang có mưa lớn, kèm sấm sét...
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

(LĐTĐ) Có tổng cộng 453 cây xanh bị ảnh hưởng trong phạm vi dự án Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Trong số này có 404 cây sẽ bị đốn hạ, 49 cây còn lại sẽ được di dời.
Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

(LĐTĐ) Vấn đề hạn chế xe cá nhân tại các đô thị lớn như Hà Nội đã được các ngành chức năng đặt ra từ lâu nhưng đến thời điểm này vẫn chưa đạt được bước tiến nào rõ rệt. Đáng lo ngại hơn, vấn nạn ùn tắc giao thông tại Thủ đô đang có dấu hiệu phức tạp hơn. Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, ngoài mở rộng hạ tầng thì giải pháp cốt lõi cho vấn đề này nằm ở việc phát triển giao thông công cộng.
Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

(LĐTĐ) Tình trạng xe ba bánh, xe tự chế... không đảm bảo về kết cấu, hệ thống phanh, đèn chiếu sáng thường chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Việc xử lý những loại xe này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, đồng thời góp phần tạo hình ảnh văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động