Khi một số lao động vẫn chờ... trợ cấp thôi việc

(LĐTĐ) Một số lao động đã nghỉ việc tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam (địa chỉ: Tổ 18, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội) phản ánh, sau 4 năm, Công ty vẫn chưa chi trả chế độ trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động, khiến đời sống của họ gặp nhiều khó khăn,…  Mặc dù, người lao động đã nhiều lần gửi đơn đề nghị Công ty thanh toán nhưng chưa được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
khi mot so lao dong van cho tro cap thoi viec Thời gian được tính, được hưởng ra sao?
khi mot so lao dong van cho tro cap thoi viec Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc?
khi mot so lao dong van cho tro cap thoi viec Nghỉ hưu có được hưởng trợ cấp thôi việc không?

Cụ thể, trao đổi với PV Lao động Thủ đô, bà Lê Thị Hằng (trú tại tổ 13, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh) – là công nhân đã nghỉ việc tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam, cho biết: Tháng 3/2015, bà Hằng làm đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động và được Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam đồng ý. Đến ngày 1/7/2015, bà Hằng chính thức được Phòng Hành chính – Tổng hợp của Công ty trao quyết định về việc chấm dứt hợp đồng lao động và sổ bảo hiểm.

khi mot so lao dong van cho tro cap thoi viec
Bà Lê Thị Hằng nhiều lần đề nghị nhưng chưa được Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc.

Tại Điều 2 của Quyết định số 152/QĐ-TGĐ ra ngày 8/6/2015 về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Hằng ghi rõ: “Bà Lê Thị Hằng có thời gian làm việc tại Công ty từ tháng 9/1981 đến tháng 12/2008 là 27 năm 4 tháng, được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động là: 1.150.000 đồng x 4,40 x (27 năm x 0,5) = 68.310.000 đồng (sáu mươi tám triệu, ba trăm mười ngàn đồng). Thế nhưng, suốt từ đó đến nay, Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam vẫn chưa thanh toán chế độ trợ cấp thôi việc như đã ghi trong quyết định.

“Tôi đã nhiều lần làm đơn đề nghị Tổng Giám đốc Công ty thanh toán nhưng chỉ nhận được câu trả lời là do khó khăn, lúc thì đẩy do hội đồng quản trị. Việc Công ty chậm chi trả trợ cấp thôi việc khiến cuộc sống của tôi gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó tôi được biết, Công ty đã giải quyết quyền lợi cho một số cán bộ cũng nghỉ chế độ như tôi là ông Nguyễn Quyết Thắng lúc bấy giờ là phó tiến sĩ, Bí thư Đảng ủy; ông Đinh Tiến Dũng, Phó Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên; ông Chu Văn Hảo, nhân viên bảo vệ.

Về cơ chế giải quyết tranh chấp lao động

Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2012, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thanh toán các khoản lương, thanh toán bằng tiền cho những ngày nghỉ hàng năm mà người lao động chưa nghỉ hết, trợ cấp, trả lại sổ bảo hiểm xã hội, giấy tờ khác đã giữ cho người lao động trong thời hạn pháp luật quy định.

Người lao động cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nếu có. Trong trường hợp trên, đã hơn 4 năm công ty chưa thanh toán trợ cấp thôi việc, như vậy, công ty đã không thực hiện các quy định của pháp luật bắt buộc phải làm khi chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, người lao động có thể cùng viết đơn yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải vụ việc.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc hòa giải thành nhưng bên phía công ty không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì người lao động có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

(Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

Thiết nghĩ, cùng làm việc trong Công ty tại sao Ban lãnh đạo Công ty lại có sự phân biệt đối xử giữa lao động nam và lao động nữ; giữa lao động trưc tiếp với lao động gián tiếp, giữa cán bộ với công nhân lao động. Thật là không công bằng…”, bà Hằng bức xúc.

Một lao động khác từng có nhiều năm làm việc tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam cũng rơi vào tình trạng tương tự là bà Đàm Thị Cộng. Theo Quyết định số 153/QĐ-TGĐ về việc chấm dứt hợp đồng lao động thì bà Cộng có thời gian làm việc tại Công ty từ tháng 2/1984 đến tháng 12/2008 là 24 năm 11 tháng, được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động là: 1.150.000 đồng x 4,40 x (25 năm x 0,5) = 63.250.000 đồng (sáu mươi ba triệu, hai trăm năm mươi ngàn đồng). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, bà Cộng cũng chưa được Công ty thanh toán chế độ trợ cấp thôi việc.

Để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình, đầu tháng 1/2019, bà Lê Thị Hằng và Đàm Thị Cộng đã gửi đơn đến Phòng Lao động – Thương Binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh nhờ can thiệp, hỗ trợ giải quyết.

Theo tìm hiểu của PV, ngay sau khi nhận đươc đơn phản ánh người lao động, đại diện Phòng LĐ-TB&XH và LĐLĐ huyện Đông Anh đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam (trực tiếp là Tổng Giám đốc Vũ Ngọc Tú và Chánh Văn phòng Công ty Đặng Quốc Hải).

Tại Biên bản làm việc hồi 14h30 ngày 17/1/2019, sau khi đại diện Phòng LĐ-TB&XH và LĐLĐ huyện Đông Anh có ý kiến về việc “bà Lê Thị Hằng và Đàm Thị Cộng từ lúc nghỉ việc (ngày 1/7/2015 đến ngày 17/1/2019) chưa được nhận trợ cấp thôi việc đã được ghi rõ trong quyết định nghỉ hưu” thì ông Vũ Ngọc Tú cho rằng “căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty nên công ty tạm thời chưa chi trả tiền đền bù cho người lao động… Nếu Hội đồng quản trị thay đổi Nghị quyết và cho chỉ đạo, Công ty sẽ giải quyết”.

Tại cuộc làm việc trên, đại diện Phòng LĐ-TB&XH và LĐLĐ huyện Đông Anh đã đề nghị Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam phản ánh và có ý kiến lên Hội đồng quản trị để giải quyết chế độ thôi việc cho người lao động (chậm nhất trước ngày 24/1/2019). Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam vẫn chưa giải quyết quyền lợi cho bà Lê Thị Hằng và Đàm Thị Cộng. Mặc dù sau đó, Phòng LĐ-TB&XH huyện Đông Anh liên tiếp có văn bản gửi Giám đốc Công ty đề nghị giải quyết chế độ cho người lao động. Trong đó, văn bản gần đây nhất là ngày 25/6/2019.

Trao đổi với PV Lao động Thủ đô, đại diện Phòng LĐ-TB&XH và LĐLĐ huyện Đông Anh cho biết, trước đây trên địa bàn huyện Đông Anh có một số doanh nghiệp chậm giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động nhưng sau khi các cơ quan chuyên môn làm việc, giải thích doanh nghiệp đều đã chi trả đầy đủ quyền lợi cho người lao động.

Hiện tại, chỉ còn Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam hiện vẫn chưa thực hiện chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Sắp tới, nếu phía Công ty vẫn không hợp tác để giải quyết, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động thì Phòng LĐ-TB&XH và LĐLĐ huyện Đông Anh sẽ hướng dẫn người lao động khởi kiện ra Tòa án.

Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

Nhóm PVPL

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động