Khi cử nhân đốt bằng cấp: Bất thường hay bình thường?
Thanh niên đốt bằng du học gây tranh cãi |
Những con số biết nói!
1. Mấy năm nay, TP.Hà Nội áp dụng song song 2 hình thức tuyển dụng công chức là thi tuyển và xét tuyển. Trong đó, đối tượng xét tuyển (thủ khoa các trường đại học trong nước, bằng giỏi, xuất sắc ở nước ngoài) không phải trải qua kỳ thi tuyển dụng công chức, nhưng phải trải qua kỳ sát hạch. Thế nhưng, kết quả kỳ sát hạch năm 2015, trong 63 thí sinh tham gia có 30 người bị trượt.
Trong số đó có 5 thí sinh có bằng Thạc sĩ loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài và 25 thí sinh là thủ khoa các trường đại học trong nước, cử nhân bằng giỏi nước ngoài. Tương tự, kết quả kỳ kiểm tra sát hạch trong năm 2014 của Hà Nội cũng có tới 10/41 thí sinh được đặc cách đã trượt (gồm: 6 thủ khoa các trường ĐH trong nước và 4 trường hợp tốt nghiệp ĐH, sau ĐH loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài). Hay 9/43 thí sinh thuộc diện đặc cách cũng bị trượt trong kỳ sát hạch năm 2013.
2. Mặc dù ghi rõ: “Không nhận hồ sơ trình độ ĐH, CĐ nộp vào vị trí công nhân” trong thông báo tuyển dụng lao động của một số Cty dán tại bảng tuyển lao động bên ngoài KCN Bắc Thăng Long (huyện Đông Anh – Hà Nội). Thế nhưng, theo các cán bộ nhân sự của những Cty này, vẫn có từ 30 -50% ứng viên nộp hồ sơ vào vị trí công nhân là sinh viên đã tốt nghiệp ĐH - CĐ.
Nhiều cử nhân đã phải giấu bằng cấp để tìm một công việc phổ thông làm kế sinh nhai sau một thời gian cố gắng xin việc đúng với bằng cấp đã học không thành. Thậm chí, theo chị N.T.T (xin được giấu tên) - người có gần 18 năm làm công tác quản lý tuyển dụng nhân sự cho các Cty liên doanh chia sẻ, trong phần kiểm tra sát hạch tuyển công nhân của chúng tôi bây giờ có cả ngân hàng những câu hỏi, hay mẹo để phát hiện ứng viên giấu bằng cấp.
Đơn cử, dù đã loại những hồ sơ ứng viên có bảng điểm học THPT loại khá giỏi, nhưng vào đến vòng phỏng vấn NLĐ trực tiếp, khi chúng tôi hỏi: Công ty muốn tìm gấp nhân viên văn phòng, ưu tiên những người biết sử dụng vi tính văn phòng hoặc có trình độ CĐ – ĐH hay có trình độ tiếng Anh bằng B,C, ai thấy phù hợp thì bước sang bên cạnh. Lập tức, có đến một nửa số ứng viên bước sang. Dĩ nhiên, những ứng viên này sau đó đã bị loại vì không phù hợp với đối tượng LĐ chúng tôi định tuyển.
3. Con số 72.000 sinh viên ra trường không có việc làm (theo công bố của ngành LĐTBXH năm 2015) cùng câu chuyện ngày càng có nhiều cử nhân học thạc sĩ vì ra trường vẫn thất nghiệp mà báo chí đề cập nhiều thời gian qua đã làm dậy sóng dư luận xã hội và làm nóng nghị trường kỳ họp Quốc hội năm qua. Trả lời chất vấn của các đại biểu quốc hội khóa XIII, nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận từng thừa nhận khi hình thành thị trường lao động hoạt động theo cơ chế thị trường thì độ chênh và sự không khớp giữa cung và cầu lao động là một thực tế khách quan. Đồng thời, người đứng đầu ngành giáo dục nhận trách nhiệm khi chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng hiện nay còn yếu kém.
Hệ quả này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc nội dung chương trình, thi cử chủ yếu xuất phát từ khả năng tự có của các trường; quy trình mở trường còn thiếu chặt chẽ, chưa chú trọng nhu cầu thực tế của địa phương; chương trình chưa hội nhập quốc tế, nội dung nặng về kiến thức nhẹ thực hành…
Những ví dụ dẫn chứng nói trên cùng hiện tượng cử nhân đốt bằng cấp gần đây khiến dư luận thay đổi cách nghĩ về bằng cấp. Bởi đa số bạn trẻ đang sai lầm cơ bản về việc học, đặc biệt là học đại học! Học mà không biết học để làm gì, học chỉ để thi đỗ, thi đỗ chỉ để lấy bằng.
Thay đổi nhận thức: không chỉ riêng các bạn trẻ
Nguyên Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Phạm Vũ Luận từng thừa nhận khi hình thành thị trường lao động hoạt động theo cơ chế thị trường thì độ chênh và sự không khớp giữa cung và cầu lao động là một thực tế khách quan. Đồng thời, người đứng đầu ngành giáo dục nhận trách nhiệm khi chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng hiện nay còn yếu kém. Hệ quả này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc nội dung chương trình, thi cử chủ yếu xuất phát từ khả năng tự có của các trường; quy trình mở trường còn thiếu chặt chẽ, chưa chú trọng nhu cầu thực tế của địa phương; chương trình chưa hội nhập quốc tế, nội dung nặng về kiến thức nhẹ thực hành… |
Tự tay đốt bỏ tấm bằng đại học, có thể là sự phản kháng tâm lý tiêu cực của một bộ phận bạn trẻ đối với nền giáo dục đại học còn quá nhiều bất cập, không trang bị cho sinh viên những kiến thức kỹ năng cần thiết để bước vào cuộc sống và công việc, mặt khác chính là tiếng kêu bất công, bất lực bạn trẻ được ăn học bài bản, nhưng lại không thể kiếm được công việc nuôi sống bản thân khi cơ hội việc làm đã không chia đều cho tất cả mọi người.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Thanh Nguyễn – CEO Anphabe – một chuyên gia cao cấp về quản trị nhân sự cho biết: “Theo tôi, hành vi đốt bằng của cử nhân là thái độ tiêu cực không đáng có đối với một người được ăn học đàng hoàng. “Song tiên trách kỷ, hậu trách nhân”- ngoài những nguyên nhân khách quan thì vấn đề chủ quan còn ở chỗ bạn trẻ đó trước khi quyết định chọn ngành nghề đã có suy nghĩ nghiêm túc về việc chọn ngành học nghề đúng chưa, hay nói cách khác là thái độ với bản thân đã đúng chưa? Bởi không một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp nào lại chọn bạn chỉ dựa vào bằng cấp của bạn cả. Điều đầu tiên họ cần biết là con người bạn như thế nào, có phù hợp với công ty, yêu cầu công việc hay không? Kiến thức và kinh nghiệm của bạn họ còn xem xét sau. Vì thế, khi phỏng vấn ứng viên cho vị trí quản trị viên tập sự của các tập đoàn liên doanh lớn tại Việt Nam, những ứng viên được các Cty tuyển thường không phải là những thủ khoa hay người điểm học bạ cao nhất trong số các ứng viên đã nộp hồ sơ vào vị trí này. Bởi bài test mà các nhà tuyển dụng đưa ra không tìm kiếm những thủ khoa chỉ giỏi lý thuyết mà còn tìm kiếm người có năng lực học thuật, kiến thức xã hội phong phú, có kỹ năng làm việc theo nhóm cũng như vốn sống và thái độ ứng xử của ứng viên trước những tình huống xảy ra trong thực tiễn đời sống DN”.
Đồng quan điểm, TS Lương Hoài Nam nhận định, thực tế làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở VN hiện nay khác xa với những gì đang được dạy ở đại học. "Việc giáo dục đại học giống như một nhà máy và sản phẩm đầu ra là các sinh viên. Các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của hệ thống giáo dục.
Thế nhưng, với các sản phẩm này thì doanh nghiệp, thường xuyên phàn nàn về chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp buồn ngay từ vòng phỏng vấn. Để sản phẩm có chất lượng hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đào tạo lại. Thế nhưng, DN đang không chỉ đào tạo các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ mà nhiều lúc còn phải đào tạo lại cả việc sử dụng... chính tả, ngữ pháp tiếng Việt nói chi tới những chuyện cao xa. Trong khi nếu trở thành nhân viên công ty, chỉ cần các em viết sai một thư tín thương mại quan trọng là đã có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp cả núi tiền…" - TS Lương Hoài Nam lý giải.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, nhiều cử nhân, thạc sĩ tự kiêu với bằng cấp có được, nên lười làm việc trái ngành, lười học lại và chấp nhận nằm nhà chờ thời. Từ đây, sức ép từ gia đình, xã hội đã đẩy họ đến các hành vi tiêu cực, thậm chí là hành vi vi phạm pháp luật nhằm thỏa mãn bản thân.
Song cũng nên nhìn nhận ở khía cạnh khác như lý giải của chính “người trong cuộc” cho hành vi tiêu cực của mình: “Tôi đang rất muốn làm một việc gì đó để thức tỉnh và thay đổi suy nghĩ về việc học đại học của các bậc phụ huynh và các em học sinh. Các em hãy sống với đam mê của mình và các bậc phụ huynh hãy động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho con em mình có cơ hội sống với đam mê của họ. Đừng bắt họ phải học, phải sống cho quý vị”.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58