Nếu tham tán thương mại ... cứ nhàn!
Chủ tịch nước đánh giá cao vai trò của các tham tán thương mại | |
Nâng cao hoạt động kinh tế đối ngoại, công tác thị trường ngoài nước |
Doanh nghiệp thiếu thông tin xuất khẩu...
Có thể nói, trong những năm qua, ngoài một số doanh nghiệp lớn chủ động được thị trường xuất khẩu, nguồn hàng... thì đại đa số các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, lại đang loay hoay trong vấn đề tìm kiếm thị trường, tìm kiếm kênh thông tin. Thậm chí, không ít doanh nghiệp có nguồn hàng, nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu.
Doanh nghiệp thiếu thông tin từ các tham tán thương mại trong việc định hướng sản phẩm và các quy chuẩn chất lượng. |
Chia sẻ về những khó khăn này, ông Dương Việt Bắc, Giám đốc Hợp tác xã Hoàng Tuấn (Sơn La) cho biết, trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản, đặc sản địa phương, các sản phẩm đặc sản của Sơn La tính đến thời điểm hiện tại hầu như đã được đăng ký, xây dựng thương hiệu.
Thậm chí, một số sản phẩm nông sản như: Long nhãn sông Mã, chanh leo, xoài...đã xuất khẩu được sang các thị trường nước ngoài như: Mỹ, Úc, qua đó, nâng cao giá trị thương hiệu và kinh tế cho người nông dân.
ông Phạm Duy Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Phương Nam (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng cho rằng, hiện nay rất nhiều DN mong muốn tiếp cận được thông tin về các thị trường ngoài nước, nhằm phục vụ cho xuất khẩu. Vì thế, hầu hết các DN đều trông chờ vào kênh thông tin từ hệ thống thương vụ nước ngoài, cũng như các tham tán thương mại giới thiệu cho họ các đơn vị có nhu cầu nhập khẩu, các mặt hàng mà doanh nghiệp sẵn có. Tuy nhiên, hiện kênh thông tin này vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu. |
Tuy nhiên, cũng theo ông Bắc, hiện không chỉ DN Hoàng Tuấn mà rất nhiều các doanh nghiệp khác đang quan tâm đến thị trường châu Âu, châu Úc...thế nhưng, đối với các DN nhỏ thì việc tiếp cận được các thị trường này rất khó khăn.
“Hiện nay các DN nhỏ và vừa đang rất thiếu kênh thông tin về thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các quy chuẩn về chất lượng, VSATTP... mặc dù trong quá trình sản xuất, các DN này hầu như đã áp dụng xây dựng thương hiệu theo tiêu chuẩn GobalGap (tiêu chuẩn chất lượng quốc tế). Tuy nhiên, đối với từng thị trường, các tiêu chuẩn về chất lượng lại hoàn toàn khác nhau. Vì thế, thiếu thông tin về các vấn đề này sẽ khiến các DN gặp khó khăn rất nhiều”, ông Bắc cho hay.
Cùng chung quan điểm với ông Bắc, ông Phạm Duy Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Phương Nam (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng cho rằng, hiện nay rất nhiều DN mong muốn tiếp cận được thông tin về các thị trường ngoài nước, nhằm phục vụ cho xuất khẩu. Vì thế, hầu hết các DN đều trông chờ vào kênh thông tin từ hệ thống thương vụ nước ngoài, cũng như các tham tán thương mại giới thiệu cho họ các đơn vị có nhu cầu nhập khẩu, các mặt hàng mà doanh nghiệp sẵn có.
Tuy nhiên, hiện kênh thông tin này vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là việc hỗ trợ các DN trong việc tránh rủi ro khi đối diện với các tranh chấp, hoặc DN trong nước mua phải hàng kém chất lượng từ đối tác nước ngoài…
Cũng theo ông Khánh, hiện nay DN Phương Nam đang phối hợp với một số đối tác đưa sản phẩm sang một số nước Trung Đông, Hàn Quốc…Tuy nhiên, ông Khánh mong muốn, không chỉ DN của ông mà đối với tất cả các DN khác đang có nhu cầu xuất khẩu, hoặc tìm hiểu thị trường xuất khẩu, bên cạnh việc phát triển xây dựng thương hiệu Việt Nam, thì việc được cung cấp thông tin chính xác, liên tục về thị trường xuất khẩu là vấn đề hết sức quan trọng, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu ra nhiều nước khác trên thế giới.
Và để làm được việc này, hệ thống thương vụ Việt Nam nói chung, các tham tán thương mại nói riêng, buộc phải làm việc hết công suất và trách nhiệm của mình, để có thể giúp các DN Việt tiếp cận thị trường quốc tế nhanh nhất và dễ nhất.
Đưa ra quan điểm về vấn đề trên, luật sư Đào Đăng Sơn (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, ông đã tư vấn cho nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, đặc biệt là khi phải tiến hành xác minh từ các thị trường khác, ông đều tận dụng kênh tham tán thương mại nhưng nhiều tham tán thương mại hồi âm rất lâu, chờ vài tháng mà không có bất kỳ một thông tin quay trở lại nào, trong khi doanh nghiệp và luật sư thì lúc nào cũng như “ngồi trên đống lửa”.
Cần nâng cao vai trò của tham tán thương mại
Tại hội nghị Tham tán thương mại năm 2018, đánh giá về công tác hỗ trợ các doanh nghiệp, đại diện của Bộ Công thương cho biết, hoạt động hỗ trợ DN là hoạt động thường xuyên của các Thương vụ tại nước ngoài, trong đó, tập trung vào cung cấp thông tin liên quan đến chính sách quản lý xuất nhập khẩu của nước sở tại. Đội ngũ tham tán thương mại sẽ phải hỗ trợ DN trong tìm hiểu thị trường, kết nối với đối tác và ký kết hợp đồng...
Đặc biệt, việc hỗ trợ DN trong nước xác minh, tìm hiểu thông tin về đối tác tại địa bàn; tham gia giải quyết các vụ việc tranh chấp; và tư vấn các vấn đề pháp lý giúp DN trong nước đưa hàng hóa tiếp cận thị trường sở tại chính là nhiệm vụ trọng tâm của tham tán thương mại.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, lời giới thiệu của tham tán không thể đảm bảo 100% được, vì việc giới thiệu DN có uy tín chỉ là theo sự hiểu biết của các tham tán và ở một thời điểm nhất định. Đa số tham tán thương mại không thạo điều tra để tìm hiểu tung tích, lịch sử của các công ty tại nước sở tại”.
Do đó, Thứ trưởng Bộ Công thương đề nghị, các DN khi tiến hành làm ăn, giao dịch với các đối tác nước ngoài cần phải thật cẩn thận, tránh để bị đối tác lừa, chiếm đoạt hàng hóa, tiền bạc. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, việc DN nhập khẩu bông “ăn trái đắng” từ Ấn Độ là một ví dụ điển hình cho việc DN Việt cần phải thận trọng hơn trong việc làm ăn với đối tác nước ngoài.
“Chúng ta cần phải chi thêm một khoản chi phí nữa để thuê các công ty giám định có uy tín trước khi xếp hàng xuống tàu rồi mới giải tỏa tiền gửi đi cho bạn hàng theo quy định của hợp đồng. Nếu thuê thêm một lớp bảo vệ nữa trước khi xuất hàng xuống tàu thì chắc chắn rủi ro lớn kia sẽ không bao giờ xảy ra” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định.
Nêu ví dụ về một vị tham tán thương mại tại Nhật Bản, luật sư Đào Đăng Sơn cho biết, khi ông nhận được thông tin về một công ty Nhật có dấu hiệu lừa đảo chuẩn bị làm ăn với một DN Việt, ông đã nhờ tham tán thương mại ở Nhật Bản đến tận nơi tìm hiểu và chụp lại địa chỉ theo liên lạc mà họ đã cho, nhưng không có một công ty nào ở địa chỉ đấy.
Ông cho biết, để giải quyết công việc được thuận lợi, ông đã nhận được sự trợ giúp rất tích cực từ phía các tham tán thương mại tại Nhật Bản. “Chính nhờ sự nhiệt tình, trách nhiệm của tham tán thương mại mà doanh nghiệp thân chủ của ông đã tránh được một vố lừa”, ông Sơn bày tỏ.
Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những ví dụ điển hình về vai trò của các tham tán thương mại trong việc hỗ trợ DN khi gặp khó khăn ở nước ngoài. Thực tế cho thấy, nhiều DN thông tin định hướng về phát triển sản phẩm, định hình sản phẩm, thị trường, nhu cầu thực tế tại các thị trường ngoài nước, vẫn chưa được các tham tán thương mại cung cấp thông tin đầy đủ. Vì thế, nhiều DN rơi vào cảnh nguồn cung dư thừa và phải nhờ vào sự “giải cứu” tại thị trường trong nước.
Về vấn đề này, luật sư Đào Đăng Sơn cũng cho rằng, nếu các tham tán thương mại tận tâm hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa thì DN Việt sẽ không rơi vào các tình huống phải tranh chấp với đối tác. Đây cũng là điều mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi gắm các tham tán thương mại trong một hội nghị Tổng kết hoạt động tham tán thương mại năm 2017. Thủ tướng cho rằng, đội ngũ tham tán thương mại cần phải lăn lộn hơn nữa, tránh tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa” trong công tác thương vụ.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28