Khai mạc Triển lãm công nghệ giáo dục quốc tế BESS Vietnam 2019
Giải pháp phát triển nhân lực chất lượng cao | |
Triển khai bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới | |
Triển lãm công nghệ giáo dục quốc tế lần đầu tiên tại Việt Nam |
Triển lãm công nghệ giáo dục quốc tế BESS Vietnam 2019 là sự kiện đầu tiên của Hiệp hội các nhà cung cấp công nghệ giáo dục Anh Quốc (BESA) tại Việt Nam, tiếp nối thành công của các sự kiện BETT London, BES Châu Á tại Malaysia và BETT Dubai tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 60 doanh nghiệp công nghệ giáo dục trong và ngoài nước, trong đó có 30 doanh nghiệp đến từ Anh quốc, Israel, Singapore…
Phát biểu khai mạc tại Triển lãm, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, đây là minh chứng về hoạt động đẩy mạnh hợp tác quốc tế giới thiệu các giải pháp công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin áp dụng trong lĩnh vực GD&ĐT. Thông qua triển lãm, các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận và trải nghiệm công nghệ giáo dục tiên tiến cùng với các chuyên gia giáo dục hàng đầu, được tư vấn áp dụng, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm việc ứng dụng công nghệ vào dạy, học, kiểm tra đánh giá và công tác quản lí.
Nhấn mạnh tới vai trò của công nghệ giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, công nghệ giáo dục đang xóa dần khoảng cách vùng miền, quốc gia trong tiếp cận giáo dục, giúp mọi người dễ dàng học tập mọi lúc, mọi nơi, học tập theo điều kiện, sở thích và mong muốn. Công nghệ cũng giúp việc quản lý giáo dục khoa học và minh bạch hơn; các cơ sở dữ liệu ngành, công nghệ dữ liệu lớn (big data) giúp công tác dự báo chính xác hơn, việc ban hành và thực thi chính sách giáo dục hiệu quả hơn.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tham quan khu trưng bày tại Triển lãm BESS Vietnam 2019. (Ảnh: Bộ GD&ĐT) |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ GD&ĐT đã có những chính sách rất cụ thể nhằm tăng cường đưa công nghệ vào nhà trường. Đến nay, toàn ngành đã xây dựng được cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin chi tiết của gần 52.000 trường mầm non và phổ thông (với hơn 1,5 triệu giáo viên và 24 triệu học sinh). Đây là kho dữ liệu lớn rất tin cậy phục vụ công tác quy hoạch và quản lý ngành; 80% trường học đã áp dụng phần mềm quản lý nhà trường trực tuyến.
Ngành giáo dục cũng đang tích cực tham gia xây dựng Hệ Tri thức Việt số hóa của Chính phủ, qua đó hơn 5.000 bài giảng trong chương trình giáo dục phổ thông đã được số hóa dưới dạng thức e-learning và cung cấp trực tuyến, Ngân hàng trắc nghiệm trực tuyến xây dựng, hệ thống luận văn, luận án được số hóa; xây dựng kho học liệu số phục vụ dạy học được xây dựng chính từ sự đóng góp và chia sẻ của giáo viên trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành chính sách đào tạo đặc thù về nguồn nhân lực công nghệ thông tin đảm bảo phát triển mạnh cả về số lương và chất lượng, môn Tin học đã được đưa vào giảng dạy từ lớp 3 trong chương trình giáo dục phổ thông; việc bồi dưỡng giáo viên sử dụng thành thạo công nghệ thông tin (CNTT) luôn được coi trọng, đến nay hơn 60% giáo viên có thể ứng dụng được CNTT trong dạy học, trong đó 22% giáo viên có thể tự soạn được bài giảng e-learning trực tuyến.
“Trước xu hướng phát triển ngày càng nhanh của công nghệ và trước yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0, ngành giáo dục nhận thức rằng, đẩy mạnh các hoạt động dạy và học ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) và tăng cường ứng dụng CNTT sẽ tạo nên những đột phá quan trọng trong triển khai đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ.
Để đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến trong GD&ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian tới ngành giáo dục sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp cụ thể. Trong đó, tập trung nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc áp dụng các công nghệ giáo dục, công nghệ thông tin trong ngành giáo dục, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Tập trung rà soát và ban hành các chính sách để tạo hành lang pháp lý (đặc biệt là tháo gỡ các nút thắt, rào cản) để tạo những điều kiện thuận lợi triển khai mạnh mẽ công nghệ giáo dục trong các hoạt động dạy, học, kiểm tra đánh giá và quản lý giáo dục, đặc biệt ưu tiên kiện toàn hành lang pháp lý để triển khai có hiệu quả các mô hình Trường học điện tử, lớp học thông minh, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử, học điện tử (e-learning).
Tiếp tục các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sử dụng CNTT; tạo điều kiện để giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng cập nhật công nghệ mới, được giao lưu học hỏi, tham gia các điễn đàn, hội thảo về công nghệ giáo dục, có chính sách khuyến khích động viên áp dụng mạnh mẽ công nghệ trong các hoạt động nghiệp vụ.
Bộ GD&ĐT cũng sẽ tăng cường các giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác và chuyển giao công nghệ giáo dục với các đối tác trong và ngoài nước, nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục được tiếp cận với công nghệ giáo dục mới, tiên tiến, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Triển lãm công nghệ giáo dục quốc tế BESS Vietnam 2019 sẽ được tổ chức trong 2 ngày (5 - 6/3/2019) với các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm, trình diễn các mô hình công nghệ giáo dục hiện đại ứng dụng vào giáo dục và một chuỗi các hội thảo chuyên đề, các hoạt động trải nghiệm công nghệ bên lề có tính chuyên môn cao, trong bối cảnh định hướng giáo dục 4.0 đến Cách mạng công nghiệp 4.0.
Nội dung của triển lãm và hội thảo sẽ tập trung xuyên suốt 4 chủ đề: Ứng dụng công nghệ trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên; ứng dụng công nghệ trong quản lý và triển khai chính phủ điện tử ngành giáo dục và đào tạo; ứng dụng công nghệ trong dạy và học ngoại ngữ; khởi nghiệp sáng tạo, STEAM và trải nghiệm các công nghệ.
Ngay tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình đã ký kết thỏa thuận hợp tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giáo dục. Ngoài ra, trước sự chứng kiến của người đứng đầu ngành giáo dục và các vị khách mời, đã có 17 thỏa thuận hợp tác giữa các sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp của Việt Nam với các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế được ký kết, qua đó thúc đẩy, tạo tiền đề cho việc phát triển hệ sinh thái về dịch vụ công nghệ giáo dục có chất lượng ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40