Giải pháp phát triển nhân lực chất lượng cao
Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút đầu tư | |
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao | |
Nhân tài cần một môi trường công sở tốt hơn là lương bổng cao |
Lan tỏa nguồn nhân lực vào phát triển kinh tế chưa cao
Tọa đàm nằm trong khuôn khổ Đề tài khoa học thuộc Chương trình Khoa học Giáo dục cấp quốc gia “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cơ chế thị trường” của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Ngoại thương nhằm đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao trong giai đoạn 2011 – 2018, dự kiến đến năm 2020; yêu cầu phát triển nguồn nhân lực này trong giai đoạn 2021 – 2030; phương thức phối hợp giữa Bộ GD&ĐT với một số cơ quan, tổ chức để tổ chức các diễn đàn kết nối cung cầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao.
Nhìn nhận vấn đề nhân lực trong sự chuyển động rất nhanh của thế giới số, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT cho rằng, trong vòng 15 – 20 năm nữa chúng ta sẽ chuyển sang thế giới số, nhiều kĩ năng sử dụng trong thế giới hiện nay sẽ không cần trong tương lai. Do đó, hơn hết nào hết, chúng ta phải chuyển thật nhanh, thật tốc độ. Trong cuộc chuyển đổi này, sứ mạng của GD&ĐT là số một; giáo dục đại học là nền tảng và tiên phong để thực thi chính sách phồn vinh của đất nước. “Thành công đều do con người mà ra và người Việt Nam đang có lợi thế” – ông Trương Gia Bình nhấn mạnh.
Toàn cảnh Tọa đàm. (Ảnh: Bộ GD&ĐT) |
Nói đến vấn đề nhân lực, ông Trương Gia Bình đặc biệt quan tâm đến việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp; có cơ chế nào để các bên chủ động, thực hiện hiệu quả hoạt động hợp tác có tính gắn kết hữu cơ này, trong đó các trường phải đáp ứng nhanh, ngay lập tức được với nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. “Nếu hứa hẹn 3 – 4 năm, doanh nghiệp sẽ đi ngay” – Chủ tịch FPT cho hay.
Quan tâm tới sự kết nối giữa chỉ số phát triển nguồn nhân lực với chỉ số phát triển kinh tế, GS Trần Thọ Đạt – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra hình ảnh so sánh giữa các địa phương: Bình Dương và Đồng Nai là hai địa phương có chỉ số phát triển kinh tế đứng đầu cả nước nhưng chỉ số về giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực lại rất thấp, trong khi đó Nam Định ngược lại, dẫn đầu cả nước về chỉ số giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhưng chỉ số phát triển kinh tế lại thấp. “Như vậy, sự lan tỏa nguồn nhân lực vào phát triển kinh tế chưa cao” - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân nhận định.
Điểm nghẽn cung – cầu
Trao đổi tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm đề cập đến độ lệch giữa cung và cầu nhân lực với băn khoăn: Quy mô đào tạo ngành công nghệ thông tin (CNTT) mỗi năm không nhỏ, chỉ riêng Học viện Bưu chính Viễn thông (trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thong) mỗi năm tuyển sinh trên 3.000 sinh viên, còn rất nhiều trường khác đào tạo CNTT nhưng doanh nghiệp vẫn kêu thiếu, các doanh nghiệp CNTT giành giật nhân lực, thậm chí dẫn đến “phá giá” tuyển dụng.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, vẫn có độ lệch về cơ cấu cung - cầu: cơ cấu “cầu” khác so với cơ cấu “cung”; lệch về yêu cầu trình độ, kĩ năng giữa hai bên “cung” và “cầu”; bên “cung” chậm thay đổi để vận hành theo cơ chế thị trường. Để giải quyết vấn đề này, trước hết phải tiến hành công việc dự báo “cung”, dự báo “cầu”, để có có một dự báo tốt, hai bên phải ngồi với nhau để đưa ra mẫu số chung, sau khi xác định rõ về “cầu” thì xác định điểm nghẽn bên “cung”.
“Tôi thấy có 2 điều, đó là cơ sở đào tạo đẳng cấp quá ít; lực lượng giảng viên chất lượng cao thiếu, phương thức giảng dạy còn xa mới đáp ứng được yêu cầu 4.0” – ông Phan Tâm nói về điểm nghẽn bên “cung”, từ đó cho rằng nên dồn nguồn lực để đầu tư có trọng điểm, không nên dàn trải. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề cập đến sự ràng buộc giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo để kết nối “cung”, “cầu”. Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, sự ràng buộc đó phải trở thành nhu cầu tự thân của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm. (Ảnh Bộ GD&ĐT) |
Ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì trăn trở về lao động trong ngành. Ông Lê Quốc Doanh cho biết, hiện nay số lượng doanh nghiệp nông nghiệp tăng nhanh, có nhu cầu nhân lực cao. Theo khảo sát sơ bộ, từ nay đến năm 2025 cần 10.000 cán bộ quản lý trong nông nghiệp; cần 80.000 cán bộ hợp tác xã nông nghiệp; 10 vạn nông dân có trình độ đào tạo; 6 vạn người làm dịch vụ kĩ thuật, sản xuất, kinh doanh các vật tư nông nghiệp. Cán bộ nghiên cứu cần 1.000 tiến sĩ, 8000 thạc sĩ trong toàn ngành.
“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 38 trường đại học, cao đẳng, trường đào tạo bồi dưỡng và nhiều viện. Tuy nhiên, hiện nay việc tuyển sinh gặp khó khăn, các trường khi thấy nhu cầu của người học giảm, khó thu hút tuyển sinh thì bắt đầu có chuyển đổi, nhưng đang rất thụ động” – ông Lê Quốc Doanh cho hay.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ GD&ĐT hỗ trợ để kết nối, định hướng lại chính sách đào tạo ngành nông nghiệp; chuyển đổi các ngành đào tạo nông nghiệp theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Đâu là giải pháp?
Đề cập đến trách nhiệm của doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo đại học và sau đại học (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: “Chưa có nơi đâu doanh nghiệp được hưởng lợi như doanh nghiệp Việt Nam. Phải có đầu tư của doanh nghiệp quay ngược trở lại với hệ thống của chúng ta. Không chỉ đòi hỏi một phía”. Bên cạnh đó, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cũng đồng thời nhắc đến những khó khăn của trường đại học trong thu hút nhân tài vì thiếu nguồn lực và đề cập đến giải pháp giao tự chủ cho các trường.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội – một trong những trường đại học được thí điểm tự chủ toàn phần – cho rằng, quan trọng nhất là các trường phải đổi mới tư duy để chủ động tiếp cận thị trường. Cùng với đó là sự hỗ trợ của nhà nước về dự báo nguồn nhân lực, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp; đầu tư có trọng tâm trọng điểm đối với những ngành nghề xã hội cần; có các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp khi họ bắt tay với cơ sở đào tạo…
Là chủ nhiệm đề tài thuộc Chương trình Khoa học giáo dục “Nghiên cứu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực làm cơ sở xây dựng chương trình đào tạo đến năm 2025”, PGS.TS Trần Thị Thái Hà, cho biết, bất cập lớn nhất hiện nay của các cơ sở đào tạo là thiếu những liên kết cơ bản với nơi sử dụng, nguyên nhân là do thiếu thông tin, thiếu động lực kết nối và thiếu năng lực kết nối. Tính hội nhập và sự sẵn sàng cho cuộc cách mạng 4.0 cũng chưa đáp ứng được. Từ đó, PGS.TS Trần Thị Thái Hà đưa ra 3 thay đổi: Thay đổi trong cách dạy và cách học; thay đổi trong cách kiểm định, quản lý theo cách mới để tăng cường giám sát; thay đổi cách tổ chức trong nhà trường.
Phát biểu tại Tọa đàm, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Tọa đàm này hướng tới 3 mục tiêu: Giúp cho nhóm nghiên cứu thu nhận các ý kiến để hoàn thiện đề tài; giúp cho Bộ GD&ĐT có thêm thông tin để hoàn thiện báo cáo đánh giá chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo 10 năm (2011 – 2020) và giải pháp 10 năm tới, nằm trong tổng thể chiến lược quốc gia; là cơ sở để sau đây, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, VCCI, VASS tổ chức các Diễn đàn lớn về phát triển nguồn nhân lực, qua đó kết nối đào tạo với sử dụng, khắc phục điểm nghẽn cung – cầu đang cản trở việc phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao.
Về việc tổ chức các Diễn đàn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các bên liên quan tích cực chuẩn bị để tổ chức sớm trong thời gian tới. Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, đây là những Diễn đàn lớn, có sự tham gia của lãnh đạo các Bộ, ngành, các cơ sở cung cấp nhân lực, cơ sở sử dụng nhân lực. Vì vậy, ngay tại Diễn đàn phải giải quyết được những vấn đề đặt ra về bài toán cung – cầu, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo tìm thấy tiếng nói chung để gắn kết giữa đào tạo và sử dụng, người học tìm thấy cơ hội học bổng, cơ hội đầu ra cho tương lai.
“Không có cách tiếp cận nào tốt hơn là tiếp cận từ thị trường, qua những Diễn đàn này, các trường sẽ biết mình phải làm gì, thay đổi gì để đáp ứng nhu cầu từ doanh nghiệp. Bộ GD&ĐT với vai trò của mình sẽ tạo môi trường kết nối và hỗ trợ chính sách để mối quan hệ cung – cầu, đào tạo – sử dụng đến gần nhau hơn” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40