Tọa đàm "Hạnh phúc gia đình thời@"

Internet không phải là tất cả!

Nhân Ngày gia đình Việt Nam 28-6-2015, báo Lao động Thủ đô tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Hạnh phúc gia đình thời @”. Tham gia buổi tọa đàm có đại diện lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Liên đoàn Lao động T.P Hà Nội, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, các cơ quan thông tấn báo chí.
Tọa đàm trực tuyến " Hạnh phúc gia đình thời @"
Tọa đàm: Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt
Tư vấn sử dụng dịch vụ 3G và ứng dụng BankPlus trên điện thoại di động
LĐLĐ quận Long Biên: Toạ đàm “Nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở”
Tọa đàm 85 năm tạp chí Lao động và Công đoàn ra số đầu tiên
Internet không phải là tất cả!
Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô phát biểu khai mạc buổi tọa đàm

Trực tiếp trả lời các câu hỏi của bạn đọc là Tiến sỹ, nhà văn Lê Thị Bích Hồng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ - Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, hiện là giảng viên cao cấp Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội. Ông Trần Hướng Dương, Phó Vụ trưởng vụ Gia đình - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Chuyên gia tâm lý, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Phan Hồ Điệp; Nghệ sĩ Nhân dân Lan Hương.

Internet không phải là tất cả!
Ban biên tập Báo Lao động Thủ đô tặng hoa cho các diễn giả

Ngày Gia đình Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. Đồng thời tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử trong gia đình, cộng đồng, tiếp thu có chọn lọc các giá trị mới, tiến bộ.

Chào mừng ngày Gia đình Việt Nam năm nay, Báo Lao động Thủ đô chọn nội dung hạnh phúc gia đình trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin để tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến. Làm thế nào để giữ được hạnh phúc gia đình khi nhiều truyền thống tốt đẹp bị phá vỡ? Làm sao để đời sống gia đình luôn ấm áp, hạnh phúc?

Làm sao để được chồng/vợ yêu, giữ được sự hấp dẫn trong mắt nhau khi thời gian qua đi, tình yêu nếu không được chăm chút sẽ dễ dàng phai nhạt ? Làm sao giữ được hạnh phúc khi cả nhà từ ông, bà, bố, mẹ, con cái đều dán mắt vào màn hình. Làm thế nào để hài hòa giữa công việc và gia đình khi wifi phủ sóng ở khắp mọi nơi.…

Internet không phải là tất cả!
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm

Buổi tọa đàm trực tuyến bắt đầu từ 9 - 11g30 tại Tòa soạn báo Lao động Thủ đô, 1A Yết Kiêu, Q Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi tham dự theo địa chỉ laodongthudientu@gmail.com.

Dưới đây là nội dung diễn giả trả lời các câu hỏi của bạn đọc:

* Hiện nay việc sử dụng Camera dõi theo con ở nhà trẻ, camera dõi theo bố mẹ già, khiến việc thăm hiếu lễ vì thế nhạt phai dần, những câu chuyện rủ rỉ thủ thỉ cũng không còn, thời công nghệ hiện đại mà ly tan, theo bà phải làm gì?

(Nguyễn Thu Giang – Cty VCCTECH)

TS, nhà văn Lê Thị Bích Hồng (Nguyên Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa văn nghệ - Ban Tuyên giáo TW, Giảng viên cao cấp trường ĐH Sân khấu- Điện ảnh Hà Nội)

Tôi nghĩ đó là tất yếu khi công nghệ thông tin phát triển. Thời đại ngày nay, cha mẹ cũng nên nghĩ đến cho tâm lý của con. Việc giám sát như ngày xưa cũng không cần thiết, nên phát huy sự phát triển của CNTT. Tuy nhiên cũng không nên biến các con thành rô bốt. Hơn ai hết cha mẹ vẫn phải quan tâm chăm lo đến giáo dục con trẻ để sau này không phải đổ lỗi cho CNTT. Theo tôi, vấn đề quan trọng ở đây vẫn là tình cảm của gia đình dành cho con cái.

Internet không phải là tất cả!
TS Lê Thị Bích Hồng

* Mỗi lần vợ chồng có chuyện to tiếng với nhau, tôi lại đem chuyện lên các trang mạng xã hội để xả stress với mong muốn sẽ tìm được người chia sẻ với mình, chính điều đó đang khiến khoảng cách giữa tôi và chồng mình ngày càng xa nhau. Liệu có giải pháp nào để tôi bỏ được thói quen này không ?

(mydear_ufo@yahoo.com)

Ông Trần Hướng Dương (Phó Vụ trưởng vụ Gia đình - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch)

Khi gia đình có va chạm hoặc xung đột chia sẻ trên mạng cũng có cái hay nhưng đó chỉ là một giải pháp, còn những giải pháp khác như chia sẻ tâm sự với bạn thân của mình, với người thân trong gia đình. Tuy nhiên theo tôi quan trọng nhất phải nhìn nhận lại chính mình, xem xung đột bắt nguồn từ đâu, từ vợ hay chồng để cùng tìm cách giải quyết.

Trong gia đình vai trò của người vợ là rất quan trọng, là người giữ lửa cho gia đình. Những bữa cơm thân mật là cơ hội cùng chồng chia sẻ, xóa đi những mâu thuẫn. Tiếp cận văn hóa truyền thống, người phụ nữ luôn cần hướng tới giữ ấm gia đình và cùng công nghệ thông tin chúng ta sẽ có cuộc sống tươi đẹp hơn. Song hành với nghệ thông tin chúng ta vẫn giữ được hạnh phúc gia đình.

Internet không phải là tất cả!
Ông Trần Hướng Dương

* Một ngày chị vào mạng bao nhiêu phút nếu không phải là công việc chính ? nếu một ngày không có wifi chị có thấy thiếu, khó chịu...

(hoailinhnamdinh@yahoo.com)

Nghệ sĩ Nhân dân Lan Hương

Ngày nào mà mạng ở nhà bị trục trặc, hai vợ chồng tôi đều rất khó chịu, cảm giác như trong một không gian tù túng không biết xã hội ở ngoài đang diễn ra những gì. Thời gian lên mạng của tôi vào buổi tối sau khi ăn cơm xong. Làm việc xong, tôi phải lên mạng đọc thông tin cho đến khi buồn ngủ thì thôi. Kể cả những hôm bận công việc quá tôi cũng phải lên mạng lướt qua.

Internet không phải là tất cả!
Nghệ Sĩ Lan Hương

* Trước đây con cái nghe lời cha mẹ hơn vì chúng có ít thông tin phản biện. Ngày nay giới trẻ, thậm chí cả trẻ em cũng có thể tìm hiểu mọi thứ trên internet (có thể thông tin đúng hay sai) nên chúng ít nghe lời hơn.. Chị sẽ dạy con như thế nào khi con chị “tin” internet hơn tin cha mẹ ?

(Trịnh Hùng – Kim ngưu Hà Nội)

Bà Phan Hồ Điệp - Chuyên gia tâm lý, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tôi nghĩ con cái phản biện là điều tốt vì tôi cũng thường dạy con cách tư duy phản biện. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần tìm hiểu để tự mình trang bị thông tin và chọn lọc thông tin để giải thích tìm hiểu ngọn ngành vấn đề. Qua đó có thể nói cho con hiểu vấn đề một cách rõ nhất. Cách làm đó cũng giúp bố mẹ gần gũi và định hướng con cái có một cái nhìn toàn diện mà không áp đặt tư tưởng hay suy nghĩ của mình lên con cái, và khoảng cách giữa cha mẹ và con cái sẽ được thu hẹp.

Hãy biết lắng nghe một cách thành thực những ý kiến phản biện của con trẻ. Chỉ có điều hãy hướng dẫn trẻ cách phản biện phù hợp với văn hóa giao tiếp, phù hợp với vị trí của người con đang trao đổi với bố mẹ.

Internet không phải là tất cả!
Bà Phan Hồ Điệp

* Nhiều ông bố bà mẹ trẻ hiện nay vì ngày đi làm quá mệt mỏi, tối về nhà muốn nghỉ ngơi không bị con cái quấy rầy đã sắm cho con ipad riêng để chơi. Theo ông việc này về lâu dài có ảnh hưởng đến tâm lý đứa trẻ và hạnh phúc gia đình ?

(skype: cryingagain_it)

Ông Trần Hướng Dương: Việc không quan tâm đến con cái, sắm cho con các thiết bị công nghệ hiện đại để chơi chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và hạnh phúc gia đình. Tôi khuyên bạn nên kết hợp cả công nghệ với việc chơi với con trẻ thì sẽ rất tốt và sẽ giúp con bạn gắn bó với bạn hơn.

Bạn hãy coi việc chơi với con như một thú vui thì việc đó sẽ hết sức nhẹ nhàng.

Internet không phải là tất cả!
Ông Trần Hướng Dương

* Nhiều cặp vợ chồng đêm đến mỗi người ôm 1 cái điện thoại để đọc báo mạng, chát chit. Họ rơi vào hiện tượng không xa mặt nhưng cách lòng. Chị có nghĩ ngày nay những vụ ly hôn tăng lên là do công nghệ ngày càng phát triển không?

(Hải Lan – TP Yên bái)

Nghệ Sĩ Lan Hương: Ngay cả vợ chồng tôi cũng vậy, buổi tối mỗi người cũng cầm một cái điện thoại hoặc ipad. Nhưng không đến mức quay lưng lại với nhau, chúng tôi vẫn thường xuyên trao đổi thông tin. Mạng có ảnh hưởng dến hạnh phúc gia đình hay không còn tùy thuộc vào cách sử dụng của mỗi gia đình.

Internet không phải là tất cả!
Đồng chí Vũ Mạnh Tiêm, Phó Ban tuyên giáo Tổng liên đoàn LĐVN
phát biểu ý kiến tại Tọa đàm trực tuyến

* Trong quán cà phê, quán ăn, hội họp, thậm chí cả những bữa ăn trong gia đình, các thành viên đều chăm chú dán mắt vào màn hình (điện thoại, ipad) mà không quan tâm đến đồ ăn thức uống, thoát khỏi tình trạng này bằng cách nào?

(Thanh Tâm – Hà Nội)

Bà Phan Hồ Điệp: Tôi nghĩ những người, với tư cách là chủ của gia đình, hãy là người làm gương để có thể “thoát” khỏi tình trạng này. Bố, mẹ hãy đặt Ipad, điện thoại xuống, gợi mở những câu chuyện mà cả nhà quan tâm như chuyện bạn bè của con, lên kế hoạch cho một chuyến đi chơi, cùng bàn nhau chơi một môn thể thao, hay nói cảm nhận về những đồ ăn… có như thế mới “kéo” được các thành viên trong gia đình.

Internet không phải là tất cả!

Hãy để bữa ăn thành những khoảng thời gian tuyệt vời của sự sẻ chia và hãy tin rằng con trẻ học được nhiều bài học về sự ứng xử từ những bữa ăn gia đình. Ở những nơi công cộng cũng vậy, bản thân mình hãy là người chủ động bỏ điện thoại để nhìn vào mắt nhau trong khi giao tiếp, trò chuyện, có như thế người đối diện sẽ cảm thấy bị “thu hút” và dần loại ra các thiết bị hiện đại trong những cuộc trò chuyện. Cảm ơn câu hỏi mà thực chất là vấn đề đang diễn ra rất phổ biến hiện nay.

* Ngày xưa khi công nghệ TT chưa phát triển, những người trong gia đình, bạn bè họ hàng nếu nhớ nhau thì phải đến thăm trực tiếp. Ngày nay đã có mạng xã hội, điện thoại, máy tính đều hỗ trợ tính năng đàm thoại bằng hình ảnh, điều này theo bà sẽ khiến mọi người gần nhau hơn hay xa nhau hơn?

(minhchauvcc@gmail.com)

Internet không phải là tất cả!

Bà Lê Thị Bích Hồng: Đúng với thực tế hiện nay, trao đổi trên mạng ta nghĩ rằng là gần nhau, nhưng ta ko hiểu rằng nhu cầu của con người về mặt truyền thống vẫn là sự gặp nhau, gần gũi, tuy nhiên tôi nghĩ rằng công nghệ không thể thay thế được. Sự trao đổi văn hóa gia đình là quan trọng. Chúng ta có thể linh hoạt trong khi các thành viên ở xa nhau, và nên linh hoạt trong từng hoàn cảnh.

* Ngày nay đàn ông ngồi lỳ trên máy tính, xem phim trên mạng, chơi game …không chịu ra ngoài vận động thể thao dẫn đến việc yếu sinh lý, ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng. Theo ông, công nghệ có lỗi không ?

(Nguyenbangkhang@yahoo.com.vn)

Internet không phải là tất cả!
Buổi tọa đàm trực tuyến diễn ra tại tòa soạn Báo LĐTĐ

Ông Trần Hướng Dương: Nói chung chỉ có một bộ phận đàn ông ngồi lì trên máy tính hoặc chơi game, xem phim thôi còn đa số đàn ông thích các hoạt động xã hội và tham gia các hoạt động thể thao. Ở đây công nghệ không có lỗi trong việc dẫn đến nam giới yếu sinh lý ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng, mà do mỗi con người cần có sự sắp xếp thời gian lên mạng với các hoạt động theo sở thích của mình để rèn luyện sức khỏe cho chính bản thân mình sau đó là cho gia đình mình.

Hình như câu hỏi của bạn chưa phù hợp với người đàn ông hiện đại hiện nay bởi vì những người đàn ông hiện nay thường thích giải trí bằng những môn thể thao. Ví đụ đàn ông thành đạt thích chơi gôn, rồi các môn như tennits, bóng đá, còn những đàn ông khác không có điều kiện thì tham gia các môn thể thao như chạy, bơi lội, bóng bàn, cầu lông...

Internet không phải là tất cả!
Tọa đàm thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc

Nếu chị có con theo nghiệp diễn viên, chị có dùng mạng xã hội làm phương tiện chính để lăng xê con mình không ?

(minhphuong197920@gmail.com)

Nghệ Sĩ Lan Hương: Câu hỏi này thật khó trả lời chính xác, bởi hiện nay các con của tôi không theo nghiệp diễn. Trước đây, xã hội cập nhật thông tin chỉ qua báo đài, nhưng ngày nay công nghệ phát triển giúp thông tin cập nhập nhanh hơn. Đối với những người muốn cho con theo nghiệp diễn thì việc lăng xê con mà đúng cách thì không có gì đáng phê phán. Ví dụ như ở Nhà hát tôi, khi được sử dụng mạng, vé bán được nhiều hơn, mọi người biết đến chương trình nhiều hơn. Nhưng quan trọng là không lợi dụng mạng xã hội để tạo sự nổi tiếng bằng scandal.

Internet không phải là tất cả!

* Được biết con trai của chị là Đỗ Nhật Nam đã đi du học ở Mỹ, chị và con liên lạc với nhau hằng ngày như thế nào để không ảnh hưởng đến thời gian học của con cũng như công việc của chị? Nếu một ngày không có internet chị có thấy thiếu?

(Trần Thụy Nhàn – Tân ấp – Ba đình – Hà Nội)

Bà Phan Hồ Điệp: Có lúc tôi đã nghĩ rằng, nếu không có thiết bị hiện đại, các phương tiện liên lạc tiên tiến, có lẽ tôi đã không cho con đi học xa nhà sớm thế. Tôi thực sự “yêu” cái Ipad của mình vì nhờ có nó tôi được nói chuyện với con hàng ngày. Tôi thường nói chuyện với Nam lúc con đi học về hoặc khi con chuẩn bị đi ngủ, khi đó con kể cho mẹ về công việc một ngày của mình và chia sẻ những buồn vui. Chính vì thế không ảnh hưởng đến thời gian học tập của con. Tôi sẽ rất rất buồn và thấy thiếu thốn nếu như không có Internet.

Internet không phải là tất cả!
Tôi sẽ rất rất buồn và thấy thiếu thốn nếu như không có Internet.

Hiện nay có rất nhiều trẻ em bị mắc bệnh tự kỷ mà nguyên nhân là do cha mẹ ít tiếp xúc với con cái mà phó mặc cho người giúp việc và những thiết bị thông minh như điện thoại, ipad, tivi. Làm cách nào để tuyên truyền và cảnh báo các bậc phụ huynh về tác hại của công nghệ khi trẻ tiếp xúc quá sớm ?

(Đinh Hải – Cty actech)

Bà Lê Thị Bích Hồng: Sử dụng thiết bị công nghệ trước 3 tuổi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, trẻ ngồi một chỗ dễ gây ra nhiều bệnh, mất ngủ, ít sáng tạo... Bố mẹ vì quá bận nên phó mặc cho CNTT, nhưng vô tình khiến trẻ không quan tâm đến những thứ khác. Đây là điều cần cảnh báo, nhưng cần cảnh báo sâu rộng hơn trên đầy đủ các phương tiện thông tin. Nhiều khi cha mẹ lại tự hào về con khi thấy con sử dụng thành thạo CNTT quá sớm, đó là điều sai lầm.

Internet không phải là tất cả!

* Theo số liệu từ cuộc thăm dò 9.908 nhân viên của Ipsos Public Affairs và Microsoft, 46% nhân viên trong lĩnh vực thông tin cho rằng sử dụng MXH và các công cụ liên quan giúp họ tăng giúp năng suất làm việc, trong khi có 9% nói rằng làm giảm năng suất. Một nghiên cứu khác của VitalSmarts thực hiện năm 2014 cho thấy 48% các tổ chức không khuyến khích sử dụng MXH ở nơi làm việc. Tuy nhiên, có đến 61% nhân viên cho rằng MXH cải thiện mối quan hệ trong công việc của họ. Theo ông điều này có đúng kg ?

(huyen2106771@gmail.com)

Ông Trần Hướng Dương: Tôi cho rằng việc sử dụng mạng xã hội giúp ích cải thiện mối quan hệ trong công việc và nó tác động nhiều đến mối quan hệ của xã hội chúng ta. Tuy nhiên chúng ta cần sử dụng mạng xã hội đúng mức và có văn hóa thì tác dụng của nó sẽ hữu ích.

* Bữa cơm chung, đầm ấm, thân mật trong gia đình Việt một thời còn thiếu thốn giờ đang dần biến mất vì thừa kinh tế nhưng thiếu thời gian. Trong những ngôi nhà rộng rãi, xây dựng theo kiểu hiện đại, không ít gia đình mỗi người một tô, ngồi một góc, kẻ ăn trước, người ăn sau. Theo chị điều này có thể làm mất dần các giá trị truyền thống ?

(dinhhai7641@gmail.com)

Internet không phải là tất cả!

Bà Phan Hồ Điệp: Đối với gia đình tôi, bữa ăn luôn là khoảng thời gian dành cho những sẻ chia, những câu chuện vui… Bản thân tôi khi nhớ lại về gia đình ấu thơ của mình tôi luôn nhớ những bữa ăn mà bố mẹ gắp nhường con, những lời dạy của mẹ về việc ăn trông nồi ngồi trông hướng, về những buổi tối ngồi ăn dưới trăng….

Chính vì thế, tôi nghĩ để giáo dục con hiệu quả, để ngôi nhà trở thành tổ ấm đúng nghĩa, cần duy trì các bữa ăn gia đình. Nếu cuộc sống quá bận rộn, có thể có những bữa ăn nhanh nhưng nhất thiết vẫn phải có những bữa ăn đầm ấm, gắn kết, sẻ chia. Cảm ơn câu hỏi rất thú vị của bạn.

* Tôi được biết giới nghệ sĩ rất bận rộn, vậy là một diễn viên xin chị cho biết chị sắp xếp công việc gia đình con cái sao để vẫn giữ được ngọn lửa hạnh phúc và tình cảm cha mẹ con cái luôn bền chặt?

(hoahongnhung98@ymail.com)

Internet không phải là tất cả!

Nghệ Sĩ Lan Hương: Con tôi đã đi lấy chồng từ hơn chục năm, hiện nay tôi vẫn tiếp tục làm việc, chồng nghi hưu nhưng tôi vẫn có thói quen chăm chút cho gia đình mặc dù bận rộn công việc. Đi đâu làm gì tôi cũng muốn về nhà với anh xã để anh luôn thấy có vợ bên cạnh, nấu nướng cho chồng những món chồng yêu thích như những ngày có các con ở nhà.

Tôi là người phụ nữ chỉnh chu, tôi vẫn đùa rằng, nghề giỏi nhất ko phải là nghệ sĩ, diễn viên mà là nghề “ôsin”. Tôi rất thích dọn dẹp, yêu hoa. Nhà tôi lúc nào cũng tràn ngập sắc màu của hoa đê thấy yêu đời hơn. Đó chính là cách tôi giữ ngọn lửa trong gia đình.

* Tôi có cậu con trai 5 tuổi cháu rất nghiện chơi điện thoại, ipad, cứ nhìn thấy là phải đòi chơi bằng được có khi cháu còn lén lấy chơi trộm khi bố mẹ cất giấu đi. Tôi không biết phải làm cách nào để con tôi bớt nghiện điện thoại, ipad xin bà một lời khuyên ?

(Phamdangchinh877@yahoo.com)

Internet không phải là tất cả!

Bà Lê Thị Bích Hồng: Bố mẹ cần có biện pháp cứng rắn không nên giật đồ của con khi con đang chơi, nên thay thế đồ chơi này bằng đồ chơi khác. Hoặc nên cho trẻ sử dụng và giải trí bằng CNTT với thời gian nhất định. Có thể thay thế cho con bằng cách gần gũi với con, đưa con đi chơi...nhưng không nên khoán hết cho người giúp việc. Cha mẹ nên dành thời gian nhiều chơi với con nhiều hơn hoặc sử dụng các đồ chơi khích thích trí thông minh.

Nếu con chị là nghệ sỹ, vì lý do gì đó bị “ném đá” trên mạng xã hội, chị có cảm thấy bị tổn thương và cho rằng, mạng xã hội là thủ phạm làm hại con chị ?

Nguyễn Tú Lan (Times city - Hà Nội)

Internet không phải là tất cả!

Nghệ sĩ Lan Hương: Tổn thương là không thể tránh khỏi nhưng mọi thứ sẽ qua. Tôi sẽ cùng con tìm hiểu và giải quyết chứ không nên có suy nghĩ tiêu cực về mạng xã hội

* Tôi có đặt câu hỏi với con tôi rằng “khi nào con cảm thấy hạnh phúc nhất?”. Câu trả lời của cháu là khi chơi Game, đó không khác gì một cái tát gián tiếp vào mặt tôi. Giờ tôi phải làm gì để thay đổi suy nghĩ đó của cháu ?

(phohien.csc@gmail.com)

Bà Phan Hồ Điệp: Tôi nghĩ, sau khi nhận được câu trả lời này, bạn đừng buồn mà hãy dành cho mình một khoảng thời gian tĩnh lặng để suy nghĩ về… chính mình. Hãy nghĩ xem mình đã dành nhiều thời gian cho con chưa? Khoảng thời gian bên con bạn đã nói chuyện về những điều mà con yêu thích, con quan tâm chưa? Và đó có phải là khoảng thời gian hạnh phúc của hai mẹ con hay chưa? Tôi nghĩ, bản chất của con người là luôn đi tìm kiếm niềm vui, niềm vui từ cộng đồng, từ những điều mình yêu thích. Trẻ con cũng vậy, nếu như con cảm thấy chưa tìm thấy nềm vui từ những người xung quanh mình, thiếu sự kết nối, sẻ chia, con sẽ đi tìm những nguồn vui khác, ví dụ từ game.

Internet không phải là tất cả!

Hãy đồng hành cùng con và trái tim người mẹ sẽ mách bảo nên làm gì để có cách đồng hành đúng nhất. Thậm chí, hãy thử nói chuyện với con về game, xem tại sao con thích, hỏi về cách chơi… để con cảm thấy được sẻ chia. Và rồi hãy cùng nhau lập một thời gian biểu và quản lý chặt chẽ, trong đó chỉ có một thời gian nhất định để con chơi game, thời gian còn lại dành cho công việc và gia đình. Chúc chị sẽ tìm thấy niềm vui của mình.

* Làm sao để đời sống gia đình luôn ấm áp, hạnh phúc khi vợ và chồng đều nghiện fb?

(Ngô Quế Vân – Phú Thọ)

Ông Trần Hướng Dương: Vợ chồng đều nghiện FB thì vẫn hạnh phúc bởi nếu các bạn biết điều tiết thời gian và công việc hợp lý khi đó FB của hai vợ chồng đều có ích cho đời sống gia đình bạn. Theo tôi cái gì đi quá cũng đều ảnh hưởng do đó mình tránh bị lệ thuộc bởi những thú vui sẽ gây ảnh hưởng cho chính gia mình

* Tình yêu nảy sinh qua mạng nếu đi đến hôn nhân liệu có bền vững? có thêm tình yêu qua mạng làm con người ta dường như trẻ hơn, phấn khích hơn khi cuộc sống đời thường quá mệt mỏi và buồn tẻ, điều này nên khuyến khích hay dừng lại?

(Hải Vân – Khách sạn QT Aristo- Lào cai)

Bà Phan Hồ Điệp: Tình yêu là điều kì diệu trong cuộc sống. Người ta thường ví nó như tơ nhện buông mành, dễ “vướng”. Chính vì thế, nếu là tình yêu thì không phân biệt là “qua mạng” hay trực tiếp. Tuy nhiên, qua những phút bồng bềnh của cảm xúc, để nuôi dưỡng tình yêu cần có sự hiểu biết, sẻ chia, đồng cảm. Và lúc đó nếu không dung hòa giữa “khoảng cách” và sự gần ũi sẽ khó để duy trì. Tôi nghĩ nếu là tình yêu hợp pháp, văn minh thì không có gì cần phải cấm đoán cả.

* Không thể không phủ nhận về độ tiện lợi và thông minh của những chiếc smartphone hay ipad vì nó có rất nhiều tiện ích cho mọi lứa tuổi, nhưng cũng gây nghiện cho mọi lứa tuổi. Xin hỏi làm cách nào để có thể vẫn tận dụng được tính năng của những vật dụng thông minh này mà không gây nghiện cho người sử dụng ?

(nguyenlien98789@gmail.com)

Internet không phải là tất cả!

Bà Lê Thị Bích Hồng: Không thể phủ nhận sự tiện lợi của CNTT trong cuộc sống, đó là điều rất tốt, vấn đề là người sử dụng nó như thế nào. Tuy nhiên sử dụng như thế nào và cần tiết chế ra sao chủ yếu là do bản thân chúng ta tự sắp xếp, chứ không thể đỗ lỗi mọi việc cho CNTT và chúng ta không nên lệ thuộc quá nhiều vào CNTT. Mỗi người cần có kỹ năngi bản thân, chúng ta nên biết sử dụng và tự ngăn cấm và tiết chế mình để tránh sử dụng sai mục đích. Tuy nhiên người trẻ sử dụng thì rất cần có sự quản lý của người lớn, nên sắp xêp thời gian cho phù hợp. Chúng ta nên đối phó với nó, lọc thông tin tốt xấu, phù hợp... không nên biến chúng ta thành nô lệ của CNTT.

* Ngày nay, mạng xã hội có sức lan tỏa ghê gớm đối với mọi sự việc, nhất là những scandal của giới nghệ sỹ. Chị đã làm gì để bảo vệ bản thân mình và gia đình không trở thành “nạn nhân” của công nghệ ?

(Skype:quochuyls)

Nghệ sĩ Lan Hương: Đây là câu hỏi là bức xúc của mỗi người hiện nay đang sống trong một thời đại công nghệ cao nhưng cũng có những mặt trái của nó. Tôi không phải là người đam mê công nghệ, tôi là người khép kín. Nhưng tôi dùng công nghệ như một cuốn từ điển và để đọc báo, cập nhật thông tin. Tôi sẽ phát rồ nếu không có internet trong một ngày. Tôi bảo vệ người thân bằng cách tránh những phát ngôn gây chú ý để phát ngôn đó không trở thành một đề tài bị bóp méo.

* Nhiều ông bố bà mẹ chỉ vì muốn cho con ăn một cách nhẹ nhàng đã dùng đến điện thoại, ipad với những hình ảnh quảng cáo bắt mắt, phim ảnh hoạt hình... điều này có ảnh hưởng gì đến trí não của con trẻ? Cũng có người cho rằng như thế trẻ sẽ nhanh nhẹn hơn, thông minh hơn, giỏi công nghệ từ khi còn bé, điều này có đúng không?

(Bùi Thanh Tùng – Hà Nam)

Internet không phải là tất cả!

Bà Phan Hồ Điệp: Cá nhân tôi không ủng hộ việc dùng phương tiện hiện đại như tivi, Ipad để “dụ” con ăn. Tôi nghĩ khoảng thời gian ăn uống là khoảng thời gian để con tận hưởng niềm vui ăn uống. Khi tập trung vào việc ăn uống, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị để bữa ăn ngon hơn. Trẻ con cũng rất nhạy cảm, nếu bạn dùng phương tiện để “dụ” con ăn, những bữa ăn sau, con sẽ quen với việc đó và đòi hỏi để được tiếp tục sử dụng. Vậy nên, hãy cố gắng để bữa ăn trở thành một khoảng thời gian của sự thưởng thức, của sự kết nối giữa mẹ và bé.

* Theo bà cần những hướng dẫn gì để học sinh, sinh viên trở thành người tiêu dùng thông thái trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin ?

(Nguyendodiem@ymail.com)

Bà Lê Thị Bích Hồng: Theo điều tra xã hội học số lượng sinh viên sử dụng CNTT hiện nay là rất lớn, họ là những nhà thông thái và tiếp cận với cái mới rất nhanh. Tôi cho rằng HSSV biết định lượng thông tin rất tốt, họ thông tin với nhau qua MXH và liên kết với nhiều người cùng một lúc có thể tạo nên hiệu ứng xã hội rất tốt. Các bạn là người có tri thức và các bạn biết sử dụng MXH đó như thế nào. Tuy nhiên cũng nên cảnh giác với những trò giải trí, game...nhiều sinh viên vì thế mà bỏ bê học hành, không vượt qua chính mình. Người Việt Nam chúng ta không chỉ sống cho mình, mà còn sống cho bạn bè, người thân… nhiều bạn còn thiếu kỹ năng để xử lý với những tình huống xảy ra. Điều quan trọng nhất đó là chúng ta làm gì và dám chấp nhận với những gì mình làm. SV cần có nhưng CLB trao đổi thông tin để tự làm chủ thời CNTT.

*Ngày nay các chương trình truyền hình thực tế hoặc các cuộc thi phát sóng trên truyền hình mà kết quả là 50% tính bằng lượt bình chọn qua tin nhắn hoặc lượt like trên mạng xã hội. Theo bạn, kết quả này có đánh giá đúng thực lực của thí sinh không ? Chị ủng hộ cách chấm điểm theo bình chọn này không ?

(Nguyễn Thanh Hải – Vũng Tầu)

Nghệ sĩ Lan Hương: Nghệ thuật là dành cho khán giả. Các chương trình truyền hình thực tế hiện nay giúp cho các khán giả hiểu biết hơn về các lĩnh vực nghệ thuật như ca hát, nhảy múc, biểu diễn,...

Trong các cuộc thi, bên cạnh sự đánh giá của những người có chuyên môn, khán giả cũng là những người quyết định kết quả. Khán giả có thể cảm nhận các phần thi bằng các này hay cách khác. Nhưng, tôi mong muốn khán giả có cái nhìn khách quan hơn, biết sàng lọc bằng tư duy của chính mình, tránh nghe theo đám đông để bấm nút lựa chọn thí sinh cho chính xác không làm thiệt thòi cho nhưng người nghệ sĩ có năng lực và yêu nghệ thuật thực sự

* Tôi nói con đừng vào mạng chơi Game, FB ảnh hưởng tới học tập, con tôi lý luạn nhiều bạn nghiện game vẫn học giỏi ? Theo chuyên gia thì con tôi nói có đúng vậy không ? Tôi có cần phải kiểm soát hay cứ để chúng tự do với sở thích của mình?

(hoanguyen688@yahoo.com)

Internet không phải là tất cả!

Bà Phan Hồ Điệp: Tôi nghĩ là con bạn nói đúng. Tôi cũng từng tìm hiểu một số trò chơi game và tôi thấy để chơi được cũng cần sử dụng trí thông minh. Tuy nhiên, trẻ con nếu không được định hướng dễ bị sa đà, rồi lâu dần thành những “game thủ”. Điều này vô cùng nguy hiểm. Vì thế, bố mẹ cần quản lý và lập thời gian biểu hợp lý để con có thể vẫn được chơi những trò chơi con thích đồng thời vẫn có thời gian học tập, vui chơi.

* Chồng tôi ngày xưa rất thích đọc sách Phật pháp, cũng thích xem những clip giảng Phật pháp, tính tình anh ấy rất nhu hòa. Nhưng gần đây anh ấy cùng bạn bè xem những clip giật gân trên mạng, cướp, hiếp, giết, tra tấn, chém đầu….Những clip này ngày càng nhiều trên mạng. Từ ngày xem chúng, tính tình chồng tôi có thay đổi, bi quan và cục cằn hơn trước mọi việc. Theo bà, những văn hóa phẩm kiểu này có khiến cho sự kiềm chế, nhẫn nhịn trong quan hệ vợ chồng bị “nóng” lên, đẩy mâu thuẫn đến cao trào?

(Hoaithu_ufo@yahoo.com)

Bà Lê Thị Bích Hồng: Ông cha ta có câu gần mực thì đen gần đèn thì sáng, tôi cho rằng sự tự chủ của mỗi người là quan trọng. Xem các nội dung trên mạng bị tác động cũng đúng, vì đó là do con người bị ảnh hưởng của môi trường. Khi xem những clip bạo lực luôn ám ảnh trong đầu, không tự chủ được. Đó là do việc thiếu kỹ năng dẫn đến bị lệ thuộc vào mạng và trở thành nô lệ. Tôi nghĩ trong trường hợp này người phụ nữ cần có sự nhẫn nhin, kiên nhẫn, khuyên nhủ dần với chồng. Kéo chồng ra khỏi CNTT bằng cách vợ chồng đưa nhau đi xem, đi chơi, đi ăn...với người phụ nữ trong trường hợp này không nên đẩy vấn đề lên cao trao, kiên nhẫn là vấn đề cần thiết và quan trọng mà một người vợ có phải có để đưa chồng ra khỏi vấn đề trên.

* Bây giờ chị có tham gia đóng phim nữa không ? Chị đọc kịch bản trên iPad hay trên bản đánh máy ? Chị có cảm thấy nhớ một kịch bản viết tay như cái thời ngày xưa của chị ?

(Giang Yến – TP. Vũng Tầu)

Nghệ sĩ Lan Hương: Bây giờ, chúng tôi thường đọc kịch bản trên máy tính cho nhanh, đỡ mất thời gian và tiện lợi. Đôi lúc tôi cảm thấy nhớ những kịch bản viết tay, nhưng không phải vì thế mà muốn quay trở lại thời xưa. Nhiều lúc tôi vẫn mang kịch bản viết tay của ông xã ra xem như một kỷ niệm.

* Chồng tôi suốt ngày cầm cái điện thoại, chát chit. Tôi phát hiện ra anh ta “cặp” với một người phụ nữ khác trên mạng và họ đã gặp nhau ngoài đời. Khi chúng tôi cãi vã, anh ta bảo bây giờ phương tiện thông tin nhiều, con người cũng gần gũi nhau hơn. Chuyện phải lòng nhau trên mạng và dẫn đến ngoại tình là chuyện…bình thường.

Theo chị, có phải chồng tôi đang đổ lỗi cho sự phát triển công nghệ, vì nếu không có nó, như ngày xưa cách đây vài thập kỷ, thì cơ hội ngoại tình rất ít.

(Phuonghoat79@gmail.com)

Phan Hồ Điệp: Tôi nghĩ, đúng là chồng bạn đang đổ lỗi đó.Vì công nghệ thực chất chỉ là phương tiện. Có người dùng phương tiện vào mục đích tốt có người dùng vào mục đích chưa tốt. Theo ý kiến của mình, bạn cứ yêu bản thân mình, yêu gia đình mình và yêu cuộc sống. Đừng cố gắng đi tìm hiểu nguyên nhân. “Lạt mềm buộc chặt”, sự gần gụi, mềm mại, mối giao hòa trực tiếp giữa bạn và chồng sẽ vượt lên tất cả những phương tiện dù là hiện đại bậc nhất. Thành tâm chúc bạn hạnh phúc!

* Sử dụng công nghệ thông tin ở mức độ nào để dạy dỗ con trẻ thì hợp lý ? Thưa bà ?

(Nguyễn Cường – TP Vĩnh yên, VP)

Internet không phải là tất cả!

Bà Lê Thị Bích Hồng: Tôi nghĩ phải sử dụng CNTT nó giúp cho chúng ta những hiệu quả rất tốt, tuy nhiên cần có sự giám sát con cái nêu còn ở độ tuổi nhỏ. Thông qua CNTT dạy con cái rất tốt qua những câu chuyện quan trọng, những tấm gương tốt, tạo ra những câu chuyện ấn tượng...dạy con hiểu về sự truyền thống, về cách mạng, về lòng yêu nước.

Quan sát con cái quan MXH giúp chúng ta hiểu được tâm lý con cái, có thể phân tích và hiểu tâm tư, tình cảm của con cái. Tôi cũng thường sử dụng MXH để giúp mình hiểu con cái hơn, nếu thấy có sự sai lệch tôi sẽ chỉnh sửa con cái ngay, nhưng phải hết sức tế nhị.

Tôi nghĩ biết sử dụng CNTT thông minh sẽ tạo nên những điều thông minh. Cần định hướng con cái để con tiếp xúc và sử dụng với CNTT một cách hợp lý và hiệu quả. Nên cho con hiểu rằng mình cũng biết đến CNTT và hướng dẫn, định hướng các con, dạy cho con các kỹ năng cần thiết để thích ứng với CNTT theo mặt tích cực. Biết cách sử dụng CNTT một cách thông minh để có hiệu quả thông minh trong việc dạy dỗ con cái.

* Tôi thấy một vài trường hợp những nghệ sỹ có mâu thuẫn với cha mẹ, nhưng họ đã dùng công nghệ để nói lời xin lỗi. Điều này khiến họ vừa giải tỏa được những điều khó nói khi đối diện trực tiếp và khiến cho người thân cảm động. Theo chị đây có phải là một mặt tích cực của Công nghệ không ? Chị đã bao giờ dùng mạng xã hội để “xin lỗi” ai chưa?

(phohien.csc@gmail.com)

Nghệ sĩ Lan Hương: Tôi chưa bao giờ sử dụng mạng xã hội để xin lỗi một ai đó, vì tôi là người không thích phô trương và thể hiện tình cảm giữa đám đông, lại càng không muốn sử dụng tình cảm của mình để đánh bóng tên tuổi, trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Tôi sử dụng mạng xã hội để gần gũi hơn với con cái, gia đình và bạn bè, khán giả gần xa nhưng với một mức độ nhất định nào đấy cho nên tôi không thích tâm sự và dùng mạng để chia sẻ nỗi niềm gì.

Có thể, tôi là một NSND nên nhưng lời ăn tiếng nói cũng cần có sự kỹ lưỡng hơn

* Năm ngoái trên diễn đàn webtretho có một người viết tâm sự về cuộc sống hôn nhân đầy mâu thuẫn của mình với chồng lên diễn đàn. Nhiều bạn đọc đã tham gia bình luận khiến tâm sự của bạn này trở nên HOT và được in thành sách. Đổi lại, bạn ấy đã bị gia đình chồng đuổi ra khỏi nhà. Theo chị cái giá phải trả khi tham gia mạng xã hội một cách công khai có quá đắt hay không ? hay đây chính là phương tiện để người phụ nữ được sống với chính mình, được lên tiếng và đấu tranh cho hạnh phúc của bản thân ?

(bongbong2907@gmail.com)

Bà Phan Hồ Điệp: Tôi nghĩ điều này phụ thuộc vào chính chị đó. Nếu chị ấy thấy việc mình đi ra khỏi nhà là việc chị sẽ chấp nhận thì sẽ không có vấn đề gì cả. Điều này để nói rằng, nếu khi bạn sử dụng mạng xã hội và bạn thực sự hiểu về nó, bao gồm hiểu về những mặt tích cực và hệ lụy của nó thì khi ấy bạn sẽ bình tĩnh đón nhận mọi điều. Và tôi cũng mong mọi người khi đăng tải một thông tin hoặc khi bình luận về một điều gì đó, hãy suy nghĩ kĩ. Người VN có câu “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, tôi cho rằng, ngay cả với mạng xã hội, cũng nên ngẫm nghĩ trước khi gõ những con chữ lên bàn phím.

*Tình yêu nảy sinh qua mạng nếu đi đến hôn nhân liệu có bền vững? có thêm tình yêu qua mạng làm con người ta dường như trẻ hơn, phấn khích hơn khi cuộc sống đời thường quá mệt mỏi và buồn tẻ, điều này nên khuyến khích hay dừng lại?

(Tuan79phucxa@gmail.com)

Internet không phải là tất cả!

Bà Lê Thị Bích Hồng: Theo quan điểm của tôi, trong các trường hợp kết bạn qua CNTT đến được với nhau là ít. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp nên duyên từ CNTT nhưng là hiếm thấy. CNTT chỉ là cầun noi, là phương tiện giao tiếp chứ không phải là tất cả, nó chỉ là bổ trợ cho nhau. Chúng ta nên hiểu rằng, nhiều người khi sử dụng CNTT để tiến tới hôn nhân thường chỉ đưa ra những điều tốt, điều xấu họ dấu đi khi chưa gặp nhau, khi gặp nhau và trao đổi trực tiếp khá nhiều trường hợ bị thất vọng. Vì thế đây thường là những câu chuyện không bền vững, mà điều quan trọng nhất vẫn là phải bắt nguồn từ tình yêu.

Tình yêu qua MXH hiện nay thường là rất ảo, nhất là qua mạng fb, đối với trường hợp đã quen nhau, giao tiếp với nhau, nhưng chỉ bằng hình ảnh với mục đích nhằm lấp khoảng trống. Nếu họ biết sử dụng MXH đúng mục đích sẽ tạo nên mối quan hệ rất tốt. Chúng ta hiểu rằng vì sao tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam rất cao, đó là vị mỗi chúng ta đều muốn đề cao cái tôi cá nhân, việc hôn nhân không thỏa mãn khiến nhiều người tiếp xúc với MXH và tạo những những thói quen ảo. tình cảm nảy sinh qua giao tiếp, chính CNTT đã tiếp cho họ được gắn kết gần hơn, đây là mối tình ngoài chông ngoài vợ sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân gia đình.

* Lúc về đến nhà, chồng chị, Đạo diễn Tất Bình có thường xuyên cầm điện thoại hay ipad để xem tin tức không ? Phản ứng của chị như thế nào nếu anh ấy phớt lờ những câu hỏi của chị và dán mắt vào điện thoại ?

(kimthao198780@gmail.com)

Nghệ sĩ Lan Hương: Tôi may mắn lấy được ông chồng rất thông minh. Một lúc anh có thể làm được nhiều việc. Dù mắt anh ý có dán vào điện thoại nhưng không quên trả lời những câu hỏi của vợ. Chồng tôi cũng là người thường xuyên thích trao đổi, chia sẻ thông tin với vợ nên tôi chưa bao giờ bị bức xúc về vấn đề này.

* Chị có dùng những thông tin trên báo điện tử, mạng xã hội để dạy Đỗ Nhật Nam học không ?

(Trần Thụy Nhàn – Tân ấp – Ba đình – Hà Nội)

Internet không phải là tất cả!

Bà Phan Hồ Điệp: Tôi thường là người đọc những thông tin và chọn lọc những thông tin mà tôi thấy cần thiết để trò chuyện với Nam. Tôi cũng dạy Nam cách ứng xử với mọi người qua mạng xã hội. Mạng thì ảo nhưng tình người thì thật. Nếu mình tự trang bị một “văn hóa nền” thì mình sẽ bình an. Và tôi nghĩ đó là bài học cần thiết mà bé nào cũng cần học ở thời đại công nghệ số. Cảm ơn câu hỏi rất thú vị của bạn.

*Ngày càng nhiều các vụ án liên quan đến trẻ vị thành niên, chị có nghĩ phần lớn nguyên nhân là do bị ảnh hưởng của phim sex, game bạo lực, những sản phẩm được lan truyền nhờ công nghệ ?

(Trucmai1900@yahoo.com)

Bà Lê Thị Bích Hồng: Môi trường gia đình, nhà trường có tác động rất lớn trong việc hình thành và phát triển tính cách của đứa trẻ và ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ. Những đứa trẻ chưa có nhiều kỹ năng chống đỡ với sự tác động từ ngoại cảnh, xã hội đã từng tạo ra những vụ án, vấn đề ảnh hưởng đến xã hội đã được các cơ quan truyền thông đưa tin. Những trường hợp như vậy gia đình phải hết sức quan tâm với con cái bằng khả năng của mình, giúp hình thành cho con các kỹ năng sống để vượt qua sự tác động của ngoại cảnh, của môi trường trong sự phát triển của CNTT.

* Một anh bạn của tôi vừa thông báo tin vui, từ đầu năm đến nay anh đã mua tới 4 cái ipad. Và cũng từ khi có công vụ này bố mẹ và cả ông bác bà cô nhà anh đều rất vui, liên lạc với con cháu hằng ngày. Người ta cứ bảo hiện đại thì hại điện, riêng tôi thấy thời đại @ quả là tuyệt vời. Chị thấy điều này có gì không ổn?

(thanhhung19741977@gmail.com)

Bà Phan Hồ Điệp: Tôi nghĩ các thiết bị hiện đại sẽ trở nên tuyệt vời nếu mình sử dụng nó một cách hợp lý. Nếu mọi người trong nhà, thông qua những Ipad mà anh mua trở nên gần gũi, gắn bó, biết nhiều thông tin về nhau hơn và thương nhau hơn thì niềm vui của anh là hoàn toàn chính đáng phải không ạ. Nó sẽ chỉ có vấn đề nếu mọi người dựa vào, ỷ lại vào công nghệ mà thiếu sự gắn kết, sống hờ hững thiếu trách nhiệm với nhau. Đừng có khi mẹ ốm chẳng hạn, thay vì chạy về hỏi han, nâng giấc, nấu cho mẹ bát cháo thì lại chỉ qua màn hình hỏi mẹ có khỏe không. Hãy kết hợp hài hòa, hợp lý giữa thiết bị hiện đại và sự thăm hỏi gần gũi thì cuộc sống sẽ đẹp hơn. Bạn có đồng ý với mình không. Chúc bạn luôn hạnh phúc trong cuộc sống.

* Là một diễn viên, luôn phải xa nhà vì các vai diễn. Xin hỏi chị giữ lửa gia đình bằng cách nào và gia đình của chị có bị ảnh hưởng bởi những công nghệ hiện đại này?

(thusinh156786@yahoo.com.vn)

Internet không phải là tất cả!

Nghệ sĩ Lan Hương: Riêng khi đi xa nhà thì công nghệ giúp tôi rất nhiều. Tôi nhớ cách đây 10 năm tôi đang làm việc bên Tây Ban Nha, tôi có nói không dùng mạng để chát chit, nhưng sau mấy ngày tôi nhớ nhà quá, ra hàng mạng và tìm được chồng và cháu đang online tôi òa khóc vì sung sướng. Lúc đấy tôi mới hiêu tiện ích của mạng. Giờ con tôi đang sống ở nước ngoài, tôi và con vẫn thường xuyên trò chuyện, nhìn thấy mặt nhau hàng ngày. Mạng online giúp chúng tôi xích gần nhau hơn không giới hạn khoang cách. Quan trọng là chúng ta sư dụng như thế nào.

* Có người cho rằng thông tin trên mạng thường là ảo, là diễn, nhưng tại sao lại thu hút nhiều người, từ già đến trẻ, có người thậm chí nghiện, làm thế nào để cai được cơn nghiện này ?

(Trần Xuân Khang – TP. Hải Phòng)

Bà Lê Thị Bích Hồng: Đúng là ảo, nhưng nó cũng thực khi ta sử dụng đúng mục đích của mình. Bản thân ta bị ảnh hưởng của CNTT khiến nó bị ảo. Ảo hay thật là do nhận thức của mỗi người. Có rất nhiều trường hợp nhờ MXH giúp mình tìm được những thứ cần thiết cho công việc, bạn bè, gia đình….tuy nhiên nhiều người dùng lại không biết đối tượng mình làm việc là ai và đam mê, lệ thuộc vào nó thì đó là ảo.

Buổi tọa đàm trực tuyến "Hạnh phúc gia đình thời @" đã kết thúc với 40 câu hỏi của bạn đọc gửi về tòa soạn trước và cả trong lúc đang diễn ra tọa đàm. Hầu hết các ý kiến đã được các chuyên gia giải đáp thỏa đáng. Mọi người đều khẳng định công nghệ không có lỗi, "một ngày không có internet tôi sẽ thấy thiếu, thấy mình phát rồ", internet ăn sâu vào đời sống xã hội, gia đình, công sở, trường học...

Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng internet không phải là tất cả, chỉ có điều mỗi người nên tự cân bằng mọi thứ trong cuộc sống, công việc của mình để hài hòa các mối quan hệ công việc, gia đình. Nếu biết thu xếp, cân bằng, hạnh phúc gia đình sẽ bền chặt hơn, ấm êm hơn. Nếu biết dạy con sử dụng công nghệ internet đúng lúc, đúng chỗ sẽ là động lực giúp con bạn học tập tiến bộ hơn, biết ứng xử với cuộc sống rộng mở đang diễn ra hằng ngày hằng giờ.

Nhóm phóng viên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới

Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại thành phố Hà Nội năm 2024 tại Cuba, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAP).
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

Qua thực hiện sắp xếp đối với 25 đơn vị hành chính cấp huyện, 756 đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2023 – 2025, 37 tỉnh, thành phố giảm được 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị hành chính cấp xã.
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong

Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong

(LĐTĐ) Ngày 1/11, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Lễ Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa

Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 1/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, với tổng nguồn lực huy động để thực hiện chương trình là 256.250 tỷ đồng.
Đại biểu đề nghị quy định về phòng cháy tại nhà chung cư cao tầng

Đại biểu đề nghị quy định về phòng cháy tại nhà chung cư cao tầng

(LĐTĐ) Đại biểu Vũ Hồng Luyến cho rằng, cần có các quy định về hệ thống đường giao thông dẫn vào các tòa nhà chung cư cao tầng phải đảm bảo tối thiểu cho xe phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ chuyên dụng có thể tiếp cận được khi cháy, nổ xảy ra...
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Hôm nay, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam

Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình đối ngoại nhân dân năm 2024, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố làm Trưởng đoàn đã có buổi gặp gỡ bà Marcelle Torres Alves Okuno - người được Đại sứ quán đề xuất bổ nhiệm Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Brazil.
Đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế

Đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế

(LĐTĐ) Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ sửa đổi để đảm bảo thuận lợi nhất cho người dân, đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.
Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

(LĐTĐ) Đại biểu Châu Quỳnh Dao đề nghị cân nhắc giữ mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) với học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành. Đồng thời Nhà nước tiếp tục tăng mức hỗ trợ tối thiểu là 50% cho các học sinh, sinh viên tham gia BHYT.
Xem thêm
Phiên bản di động