Huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Tăng tốc về đích nông thôn mới

(LĐTĐ) Với những nguồn nội lực đa dạng trên địa bàn huyện, kết hợp với các nguồn đầu tư của thành phố và sự hỗ trợ từ một số quận nội thành, huyện Sóc Sơn quyết tâm về đích nông thôn mới theo đúng kế hoạch đề ra trong năm 2019…
huyen soc son ha noi tang toc ve dich nong thon moi Làm tốt công tác tuyên truyền để xây dựng nông thôn mới
huyen soc son ha noi tang toc ve dich nong thon moi Người cao tuổi đóng góp xây dựng nông thôn mới
huyen soc son ha noi tang toc ve dich nong thon moi 7 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn Phạm Xuân Phương cho biết, sau 10 năm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện, với sự nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị toàn huyện, đặc biệt là sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của nhân dân; Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao toàn diện đời sống nhân dân”, thực sự trở thành chương trình của dân, do dân và vì dân.

huyen soc son ha noi tang toc ve dich nong thon moi
Mô hình rau an toàn được phát triển mạnh mẽ ở Sóc Sơn nhờ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

Kết thúc giai đoạn 1 Chương trình số 02-CTr/TU giai đoạn 2011-2015 của Thành ủy, huyện Sóc Sơn đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào: Đầu tiên, huyện xác định dồn điền, đổi thửa là khâu đột phá trong công tác xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ trực tiếp cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân. Toàn huyện đã thực hiện dồn điền đổi thửa ở 121 thôn, làng của 24/25 xã với tổng diện tích là 10.845 ha, vượt 107 % kế hoạch Thành phố giao.

Sau dồn điền đổi thửa, đã hình thành 32 vùng sản xuất chuyên canh tập trung theo hướng hàng hóa, có nhiều mô hình cho giá trị kinh tế cao, thực hiện quản lý tốt 7 nhãn hiệu tập thể, 9 chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp đã tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất từ 1,5-2 lần so với trước đây. Nhờ đó, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác tăng nhanh, từ 86 triệu đồng/ha (năm 2010), đến năm 2015 là 132 triệu đồng/ha và năm 2019 tăng lên 274,3 triệu đồng góp phần tăng thu nhập bình quân năm 2010 là 18,1 triệu đồng/người lên 43,2 triệu đồng/người/năm 2018.

Ngoài ra, thực hiện phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, huyện đã huy động tổng lực các nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới, ngoài nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ, huyện chú trọng huy động các nguồn vốn khác, như từ ngân hàng, doanh nghiệp và xã hội, đặc biệt là huy động nội lực trong nhân dân, như góp công lao động, hiến đất, vật liệu, tiền, đóng góp tinh thần và động viên con em thành đạt tham gia.

Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện: Từ một huyện không có xã nào đạt nông thôn mới (năm 2010), đến nay đã có 20/25 xã đã hoàn thành nông thôn mới (tăng 20 xã so với năm 2010, vượt 4% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội X là đến 2015 có 11/25 xã; tăng 8 xã so với năm 2015), 5 xã còn lại đạt và cơ bản đạt 17-18 tiêu chí, bộ mặt nông thôn khang trang, đổi mới, đời sống nông dân được nâng lên rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

huyen soc son ha noi tang toc ve dich nong thon moi
Công tác chuyển đổi vật nuôi, cây trồng giúp đời sống người dân nông thôn huyện Sóc Sơn được nâng lên rõ rệt

Bên cạnh đó, hiện nay huyện Sóc Sơn đã có 95,4% đường trục thôn, liên thôn; 90,6% đường ngõ xóm; 79,4% kênh mương được kiên cố hóa. 95% rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn được thu gom, vận chuyển trong ngày. 99% hộ dân dùng nước sạch hợp vệ sinh, trong đó 40% được sử dụng nước sạch…

Được biết, bước chuyển biến trên có được một phần quan trọng đến từ nguồn lực đầu tư lớn của thành phố. Cụ thể, trong 10 năm qua, thành phố đã quan tâm, hỗ trợ huyện Sóc Sơn gần 677 tỷ đồng; ngân sách huyện, xã và vốn lồng ghép thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng đạt gần 2.100 tỷ đồng. Đặc biệt, huyện đã huy động được từ nguồn xã hội hóa gần 1.200 tỷ đồng và nhận được 91,5 tỷ đồng hỗ trợ từ các quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và Ba Đình, để góp phần hiện thực hóa các mục tiêu nông thôn mới…

Theo chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, thời gian tới, quá trình xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn cần đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh quy hoạch, lập quy hoạch chi tiết và đề án xây dựng nông thôn mới của các xã, gắn với quy hoạch khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn. Đồng thời, quan tâm nhiều hơn tới bảo vệ môi trường nông thôn, thực hiện tốt trật tự, văn minh đô thị ở thị trấn. Củng cố, đổi mới hoạt động của các hợp tác xã và phát triển đa dạng các hình thức hợp tác ở nông thôn để tạo điều kiện khuyến khích các hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2012.

Cùng với đó, phải xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở (nhất là thôn, làng, cụm dân cư) trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức. Tập trung giải quyết dứt điểm, thấu đáo các vụ việc khiếu nại tố cáo, mâu thuẫn phát sinh trong nhân dân để hạn chế tối đa khiếu kiện tập trung đông người, kéo dài và vượt cấp theo tinh thần Chỉ thị 15 và Đề án 08 của Thành ủy Hà Nội.

Để hoàn thành mục tiêu nông thôn mới theo đùng kế hoạch, theo Ban Chỉ đạo nông thôn mới huyện Sóc Sơn, thời gian tới Sóc Sơn sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn trong sạch, vững mạnh. Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề án xây dựng xã nông thôn mới. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới. Tập trung huy động các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020...

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động